Quá trình bóc mòn là gì? Là một trong những hiện tượng thiên nhiên lý thú mà các bạn học sinh sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Địa lý 10. Kết quả của quá trình bóc mòn là tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ như hang động vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng,…Tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn
Quá trình bóc mòn là gì?
Bóc mòn là quá trình tự nhiên, xảy ra khi nước mưa, dòng nước, gió,…làm mất đi lớp vỏ mặt đất hoặc các tầng đá. Khi bị bóc mòn sẽ gây ra sự thay đổi về hình dạng, kích thước của mặt đất. Bóc mòn có thể gây hại tới các công trình, hệ sinh thái, cây trồng,…
Nói cách khác, quá trình bóc mòn là quá trình địa chất trong đó vật liệu đất bị bào mòn và vận chuyển tới nơi khác bởi các lực tự nhiên như gió, nước hay một quá trình tương tự như phong hóa, phá vỡ hoặc hòa tan đá nhưng không liên quan tới chuyển động. Bào mòn được hình thành do tác động của tác nhân ngoại lực. Quá trình bóc mòn còn được mọi người biết đến với tên gọi là xói mòn.
Ví dụ: Nước ngầm chảy trong núi làm xói mòn đá tạo thành các trầm tích, hang động hay dễ thấy hơn là lũ lụt cuốn trôi đi đất đá.
Bóc mòn vật lý là gì?
Mô tả quá trình của đá thay đổi tính chất vật lý mà không làm thay đổi thành phần hóa học cơ bản. Bóc mòn vật lý làm cho đá trở nên nhỏ hơn hoặc mịn hơn. Đá bị xói mòn thông qua quá trình bóc mòn vật lý tạo nên các trầm tích vụn.
Sự phát triển của thực vật ít nhiều tác động tới quá trình bóc mòn vật lý. Thực vật phá vỡ vật liệu đất khi chúng bén rễ, tạo ra các vết nứt và khe hở trên đất đá. Nước đá và nước lỏng cũng góp phần gây ra hiện tượng bóc mòn vật lý khi chuyển động, chúng va vào nhau rồi nứt ra. Một số tảng đá bị vỡ vụn trong khi một số khác thì bị mài mòn.
Bóc mòn do nước lỏng chính là tác nhân gây xói mòn trên Trái đất. Mưa, lũ lụt,…sẽ mang đi đất, cát và từ từ sẽ cuốn trôi trầm tích.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bóc mòn
Hiện tượng bóc mòn là một quá trình xảy ra trong tự nhiên, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến bóc mòn như thời tiết, độ ẩm, sức mạnh mặt trời, gió, động đất,….Những yếu tố này có thể tập hợp lại với nhau và tạo ra một sức mạnh lớn để đẩy nhanh quá trình bóc mòn.
Quá trình bóc mòn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
– Tác động của môi trường: Thời tiết, mưa, gió và sự tác động của nước là yếu tố chính gây ra hiện tượng bóc mòn.
– Sự tác động của các chất: Như axit, hóa chất, dầu mỏ,….có thể gây bóc mòn vật liệu.
– Tuổi thọ của vật liệu: Vật liệu càng cũ thì càng dễ bị bóc mòn do sự mài mòn theo thời gian.
– Cách sử dụng vật liệu: Cách sử dụng và lưu trữ vật liệu có thể làm tăng tốc độ bóc mòn.
– Các hoạt động của con người, động vật, thảm thực vật
– Ngoại lực
– …
Tất cả các yếu tố này có thể tác động đến mức độ bóc mòn và thời gian của quá trình bóc mòn.
Các hình thức bóc mòn
Quá trình bóc mòn có các hình thức sau:
Xâm thực
Xâm thực là hình thức bóc mòn chủ yếu do hoạt động dòng chảy của nước. Kết quả của quá trình xâm thực sẽ tạo ra các khe rãnh, mương suối, suối, thung lũng,…Xâm thực thường xảy ra ở khu vực có lượng mưa và lưu lượng mưa lớn, thường xuyên.
Nước mưa khi rơi xuống đất sẽ khiến đất bị tác động tạo thành các vùng bùn đất. Khi lượng mưa lớn sẽ không kịp thấm vào đất, nước sẽ hình thành dòng chảy mang theo cát, bùn đất đá. Theo thời gian, dòng nước chảy thường xuyên sẽ tạo thành dòng chảy lớn như sông. Xâm thực cũng xảy ra ở nơi không có dòng chảy thường xuyên do không có biện pháp ngăn chặn thì đất cũng bị bóc mòn.
Địa hình Việt Nam được đánh giá là xâm thực mạnh do:
– Địa hình có độ cao, độ dốc lớn
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao, hai mùa mưa khô rõ rệt, đan xen nhau đã thúc đẩy quá trình xâm thực diễn ra nhanh và mạnh.
– Nhiều khu vực đồi núi bị mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ nên dễ bị xói mòn và rửa trôi.
Thổi mòn
Thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió thổi. Kết quả của quá trình thổi mòn đó là tạo ra nấm đá, cổng đá, đá rỗ tổ ong,…Thổi mòn thường xảy ra ở khu vực không có thực vật, khí hậu khắc nghiệt, ít có mưa khiến cho hệ thực vật không phát triển. Chẳng hạn như cồn cát, bãi biển, sa mạc.
Nguyên nhân: Gió xói mòn là kết quả của quá trình phong trào vật chất do gió. Có hai nguyên nhân chính đó là gió khiến cho hạt vật chất được nâng lên và gió di chuyển theo hướng nào thì vật chất di chuyển theo hướng đó.
Mài mòn
Hiện tượng mài mòn diễn ra trên bề mặt đất đá. Quá trình này chịu tác động của dòng hải lưu, sóng biển, băng hà. Bên cạnh đó, thủy triều và hệ động vật cũng đóng vai trò quan trọng của quá trình mài mòn. Kết quả của mài mòn là tạo ra các địa hình ven biển như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ hay phi – o (tạo thành do sự tác động của băng hà).
Sóng và dòng biển khi va chạm vào đường bờ biển trong khoảng thời gian dài sẽ kéo tất cả các những trầm tích xuống biển. Quá trình này sẽ tạo ra hiệu ứng nén và giải nén liên tục, tạo ra khuyết tật hút có thể gây sụp đổ vách đá. Mài mòn biển xảy ra trong hàng ngàn năm. Khi xảy ra mài mòn, đường bờ biển ít đá sẽ diễn ra nhanh và rõ rệt hơn.
Tại Việt Nam, dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có nhiều dạng địa hình mài mòn nhất và chủ yếu là do sóng biển, thủy triều, hệ thống sông ngòi dày đặc.
Các dạng địa hình được tạo nên bởi bóc mòn:
Quá trình bóc mòn sẽ tạo ra một số dạng địa hình đặc trưng như:
– Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), dòng chảy con sông, suối, thác (do nước chảy thường xuyên).
– Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, ngọn đá sót hình nấm,…do tác động của gió tạo thành.
– Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ do sự xâm thực và mài mòn của sóng biển.
– Vịnh hẹp băng hà (phi -o), đá trán cừu, cao nguyên băng hà,….do băng hà tạo thành.
Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu được quá trình bóc mòn là gì. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.