Đất kiềm là gì? Nguyên nhân, đặc điểm & biện pháp cải tạo đất kiềm

Đất kiềm là gì? Là một trong những hiện tượng thay đổi tính chất hóa học của đất, tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nếu như không có biện pháp khắc phục kịp thời. Để hiểu rõ nguyên nhân, đặc điểm cũng như biển pháp cải tạo đất kiềm thì bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn

Đất kiềm là gì? Đất kiềm có độ pH bao nhiêu?

Đất kiềm là loại đất có độ pH từ 7,5 – 9. Sự thay đổi diễn ra do quá trình canh tác nông nghiệp đã tác động tới đất trồng, làm giảm độ pH nên sinh ra đất kiềm. Đất kiềm có cấu trúc kém và khả năng thẩm thấu thấp khiến cho cây trồng sinh trưởng, phát triển chậm.

Đất kiềm là loại đất có nồng độ pH cao trên 7,5

Đất kiềm là loại đất có nồng độ pH cao trên 7,5

Đất kiềm có tính chất ngược lại với đất chua. Nếu đất chua là dư lượng của các hợp chất axit trong đất tăng cao thì đất kiềm là do chứa nhiều chất có tính kiềm chẳng hạn như canxi, magie. So với đất chua, đất kiềm ít gặp hơn, thường ở các vùng khô hạn và bán khô hạn, lượng mưa thấp, nhiệt độ cao khiến cho nước bốc hơi nhiều.

Đất nhiễm kiềm khi nào? Nguyên nhân gây ra đất kiềm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đất bị nhiễm kiềm như thời tiết, cấu tạo địa chất của đất, hoạt động của con người,….Dưới đây là 4 nguyên nhân gây ra đất kiềm mà bạn nên biết.

–  Do kết cấu đất: Các chất có tính kiềm như canxi, magie, kali khó hòa tan trong đất nên bị đất giữ chặt lại.

–  Do sử dụng phân bón không hợp lý: Khi sử dụng phân bón cho cây trồng, hầu hết mọi người chỉ tập trung sử dụng loại phân có tính kiềm, bổ sung quá mức cho cây xanh dẫn tới tình trạng dư thừa kiềm và tích tụ lại trong đất. Do đó, cây trồng cần thêm thời gian để sử dụng hết. Khi đó, cây xanh sẽ chịu tác động từ môi trường, tự nhiên làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn dinh dưỡng.

Sử dụng phân bón không hợp lý

Sử dụng phân bón không hợp lý

Sử dụng vôi cải tạo không hợp lý: Vôi được biết tới là biện pháp hiệu quả trong việc cải tạo đất chua. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều và thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ axit gây mất cân bằng độ pH của đất trồng. Do đó, việc sử dụng vôi cần phải tính toán kỹ lưỡng, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại đất cụ thể.

Xem thêm: Đất chua là gì? Đặc điểm, nguyên nhân và cách cải tạo

Đất kiềm trồng cây gì?

Từ các đặc điểm của đất kiềm đã cập nhật ở trên, ít nhiều đã giúp bạn trả lời câu hỏi đất kiềm trồng cây gì. Đất kiềm rất thích hợp để trồng các loại cây họ đậu hoặc những loại cây như cam, quýt, bưởi, măng tây, cà rốt, cần tây, cải bó xôi, củ cải, riềng, hành cỏ, hoa chuông,…

Ảnh hưởng của đất kiềm

Đối với cây trồng

Sự thay đổi của môi trường đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Nếu đất bị nhiễm kiềm sẽ gây ra hiện tượng vàng, úa ở một số bộ phận non của cây. Đặc biệt là gây ra tình trạng bệnh thối rễ, làm chết cây, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây cũng vì thế mà giảm sút trầm trọng. Bên cạnh đó, tỷ lệ cây ra hoa thấp làm ảnh hưởng tới năng suất.

Đất kiềm làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng

Đất kiềm làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng

Đối với vi sinh vật

Đất kiềm là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật gây hại phát triển, ức chế khả năng sinh sôi của vi sinh vật có lợi. Điều này không tốt đối với cây trồng và trong cả quá trình sản xuất nông nghiệp. Bởi sinh vật giữ vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Nếu cây không có vi sinh vật có lợi hoạt động sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên.

Các chất dinh dưỡng được tưới cho cho cây trồng sẽ bị tích tụ lại ở trong đất. Hoặc các chất này không được hấp thụ sẽ bị rửa trôi khi mưa xuống gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Biện pháp cải tạo đất kiềm

Để cải tạo đất kiềm bạn nên áp dụng một trong những cách sau:

–  Sử dụng các loại phân như amoni nitrat, kali sulfat, đạm clorua, supe lân đơn có tính chua sinh lý nên rất thích hợp để bón cho đất kiềm. Việc bổ sung hàm lượng các chất axit vào trong đất sẽ giúp hòa tan các chất kiềm.

–  Sử dụng phân bón phù hợp và cân đối để không làm ảnh hưởng nhiều đến độ pH của đất. Các loại đất có độ pH cao cần phải hạn chế sử dụng loại phân bón có tính kiềm mạnh.

–  Nên sử dụng phân bón hữu cơ để ổn định môi trường đất, tăng sự phát triển đất và cây trồng. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu, bền vững và lâu dài, thân thiện với môi trường, được khuyến khích sử dụng.

Sử dụng phân bón hữu cơ

Sử dụng phân bón hữu cơ

–  Trồng các loại cây ưa kiềm như mía, của cải đường,…để giúp đất giảm độ kiềm

–  Bổ sung các chất hữu cơ như rêu than bùn, gỗ vụn ủ, mùn cưa để giảm độ pH trong đất.

–  Thường xuyên kiểm tra độ pH của đất để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Đất mùn là gì? Thành phần, tác dụng và quá trình hình thành đất mùn

Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu đất kiềm là gì. Nếu đất trồng nhà bạn đang bị nhiễm kiềm thì hãy khắc phục “ngay và luôn” để cây trồng được phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh.

Bài viết liên quan