“Sông Mã bắt nguồn từ đâu? Sông Mã đổ ra biển Đông ở đâu?” là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Nếu các bạn vẫn chưa biết rõ câu trả lời thì hãy theo dõi bài viết này nhé. chuthapdoquangninh.org.vn sẽ chia sẻ các thông tin để các bạn có thể giải đáp được hết thắc mắc về con sông này.
Tìm hiểu về sông Mã
Sông Mã là một con sông lớn của Việt Nam và Lào, có chiều dài 512km. Trong đó, phần sông trên lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của con sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam thì rộng 17.600 km², cao trung bình 762m, độ dốc trung bình 17,6% và mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km².
Lưu lượng nước trung bình năm tại sông Mã lên đến 121 m³/s tại Xã Là và 341 m³/s tại Cẩm Thủy. Sông Mã chảy chủ yếu ở giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa của sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên vùng đồng bằng ở Thanh Hóa, lớn thứ 3 ở Việt Nam.
Sông Mã chảy dọc theo vùng trũng ở giữa hai dãy núi Su Xung Chảo Chai và Pu Sam Sao. Các phụ lưu của sông này phần lớn đều bắt nguồn từ hai dãy núi này.
Tên gọi của con sông được xuất phát từ tiếng dân tộc Thái và tiếng Lào, đó là nậm Ma với từ nậm nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông ở bên Lào.
Theo quan niệm của người Kinh, sông này có tên gọi “Mã” vì dòng nước chảy xiết nhanh như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã lại là âm của một chữ Hán để ghi tên thật, đó là sông Mạ. Trong đó, từ “mạ” là một từ tiếng Việt cổ vẫn còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung với nghĩa là “mẹ”. Như vậy, tên gốc của con sông này có nghĩa là sông lớn.
Sông Mã bắt nguồn từ đâu?
Sông Mã bắt nguồn từ vùng biên giới Việt – Lào tại xã Mường Lói ở phía nam của huyện Điện Biên (phía nam tỉnh Điện Biên). Sau đó, sông Mã chảy qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La rồi đến Thanh Hóa của Việt Nam và các huyện Xiengkhor, Shop Bao của tỉnh Huaphanh ở Lào.
Sông Mã đổ ra biển Đông ở đâu?
Sông Mã đổ ra biển Đông ở ba cửa, đó là cửa chính ở Lạch Hới (cửa Hới) nằm giữa thị xã Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa; cửa thứ hai được tách ra từ thị trấn Tào Xuyên, Hoằng Hóa rồi đổ ra Lạch Sung (cửa Sung, Lạch Trường) nằm ở giữa huyện Hậu Lộc và Nga Sơn; cửa thứ ba được tách ra từ chỗ giáp ranh giữa Yên Định và Hoằng Hóa tạo thành sông Lèn chảy theo ranh giới giữa Hà Trung, Nga Sơn với Hậu Lộc ra biển.
Lịch sử sông Mã
Sau khi đã tìm hiểu rõ sông Mã đổ ra biển Đông ở đâu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử của con sông này nhé.
Trong cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của tác giả Đào Duy Anh được xuất bản vào năm 1964, ông đã dẫn chứng lịch sử và cho rằng dòng chính của con sông Mã đã bị thay đổi vào thời nhà Nguyễn. Theo nhận định này thì ngoài cửa Sung, sông Mã vẫn còn đổ ra biển bằng cửa chính Lạch Trường với dòng chính là sông Tào Xuyên ngày nay (sử cũ thường gọi là sông Ngu Giang).
Vào đầu thời nhà Nguyễn, một trận lũ lớn đã đánh đắm một bè gỗ lim ở cửa vào của sông Ngu. Bè gỗ ấy đã bị phù sa lấp và chẹn nghẽn dòng sông nên con sông ấy mới dần dần bị hẹp lại. Sau khi dòng sông Ngu bị hẹp lại thì sông Mã mới trổ rộng ra ngách sông nhỏ trước kia ở giữa núi Hàm Rồng và núi Châu Phong để đổ ra cửa biển Lạch Hới như ngày nay.
Thế kỷ X, một đoạn sông Mã từ ngã ba Bông đến cửa sông Nhà Lê ở thành phố Thanh Hóa đã được Vua Lê Đại Hành tổ chức khơi thông nhằm tạo tuyến kênh Nhà Lê. Đây là tuyến giao thông đường thủy nối từ kinh đô Hoa Lư cho tới biên giới Đèo Ngang vào thời Tiền Lê.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể giải đáp được thắc mắc sông Mã đổ ra biển Đông ở đâu? Sông Mã bắt nguồn từ đâu?… Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về con sông này hoặc nội dung trong bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.