Lịch sử Việt Nam trong hàng ngàn năm qua đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển mới có thể hình thành và phát triển như hiện nay. Trong đó, phải kể đến 10 triều đại phong Việt Nam từ thế kỷ X – XIX. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các triều đại phong kiến Việt Nam qua những thông tin trong bài viết này nhé.
Triều đại nhà Ngô (939 – 967) – 29 năm
Trong triều đại nhà Ngô, quốc hiệu của nước ta lúc này là Vạn Xuân, kinh đô đặt tại Cổ Loa. Sau khi Ngô Quyền đánh đuổi được quân xâm lược Nam Hán đã xưng Vương và thành lập nên triều Ngô.
Năm 944, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô khiến cho các nơi không chịu thuần phục. Các thủ lĩnh nổi lên làm cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Từ đó dẫn đến hậu quả là loạn 12 sứ quân kéo dài trong hơn 20 năm (944 – 968).
Sau 28 năm trị vì, nhà Ngô đã bị tan rã dưới thời Ngô Xương Xí. Triều đại nhà Ngô đã trải qua 5 vị Vua cai trị, đó là:
- Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền ( Trị vì năm 939 – 944).
- Dương Bình Vương – Dương Tam Kha (Là em vợ của Ngô Quyền và đã cướp ngôi) (trị vì năm 944 – 950).
- Nam Tấn Vương – Ngô Xương Căn (con thứ hai của Ngô Quyền) (Trị vì năm 950 – 965).
- Thiên Sách Vương – Ngô Xương Ngập (Cháu của Ngô Quyền) (Trị vì năm 951 – 959).
- Ngô Sứ Quân – Ngô Xương Xí (Trị vì năm 965)
Triều đại nhà Đinh (968 – 980) – 13 năm
Đây cũng là một trong các triều đại phong kiến Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử. Dưới triều đại nhà Đinh, nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã thống nhất đất nước và tạo nên nhà Đinh, lấy tên là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, Ninh Bình.
Sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh và con trai trưởng bị ám hại vào năm 979 thì Đinh Toàn mới lên 6 tuổi đã được các triều thần đưa lên ngôi Vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống đã cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc đặt lên hàng đầu, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn) đã thể theo nguyện vọng của các tướng sĩ, đã trao áo “Long Cổn” (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức hiệu là Lê Đại Hành.
Từ đây Triều đại nhà Đinh đã chấm dứt hoàn toàn. Trong 12 năm trị vì, Triều đại nhà Đinh đã trải qua 2 đời vua là:
- Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh (Trị vì năm 968 – 979).
- Đinh Phế Đế – Đinh Toàn (Trị vì năm 979 – 980).
Triều đại Tiền Lê (980 – 1010) – 29 năm
Thời kỳ này, quốc hiệu của nước ta là Đại Cồ Việt, có kinh đô tại Hoa Lư, Ninh Bình. Trước tình hình nhà Tống lăm le xâm lược, Thái hậu Dương Vân Nga đã hỗ trợ cho Lê Hoàn lên ngôi vua, mở ra triều Tiền Lê để lãnh đạo quân đội chống giặc ngoại xâm.
Sau 30 năm tồn tại, triều Tiền Lê đã được trao cho vua Lê Ngoạ Triều – người mang nhiều tiếng xấu trong sử sách. Lê Long Đĩnh đã làm việc càn rỡ, giết Vua để cướp ngôi, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư,… Do chơi bời trác táng nên Lê Ngoại Triều chỉ trị vì được 4 năm (1005 – 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Khi Ông mất, con tên là Sạ thì còn bé, dưới sự đạo diễn của viên quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, các triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.
Nhà Tiền Lê đã cai trị đất nước trong 29 năm với 3 đời, cụ thể là:
- Lê Đại Hành – Lê Hoàn (Trị vì từ năm 980 – 1005)
- Lê Trung Tông – Lê Long Việt (Trị vì năm 1005)
- Lê Ngoạ Triều – Lê Long Đĩnh (Trị vì từ năm 1005 – 1009)
Triều đại nhà Lý (1010 – 1225) – 215 năm
Nhà Lý cũng nằm trong các triều đại phong kiến Việt Nam nổi bật trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thời kỳ này, nước ta lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đại Việt thời nhà Lý tồn tại được dài lâu đến hơn 200 năm lịch sử, có rất nhiều thành tựu đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực như Nho giáo, quân đội, nghệ thuật công trình kiến trúc,… Trong triều đại này, Phật giáo rất phát triển và được các vua Lý rất sùng bái. Đây cũng là triều đại duy nhất trong lịch sử có cả nữ hoàng lên ngôi trị vì đất nước.
Dưới sự dẫn dắt của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông đã bị ép đi tu và nhường ngôi Vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó chỉ mới 7 tuổi) lấy niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con của ông Trần Thừa đã được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh làm chồng.
Ngày 21/10/1225, Lý Chiêu Hoàng đã mở hội lớn ở điện Thiên An. Trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng đã cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu thành Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần.
Thời Lý trị vì đất nước với 9 đời Vua trong 216 năm, đó là:
- Lý Thái Tổ – Lý Công Uẩn (Trị vì từ năm 1010 – 1028).
- Lý Thái Tông – Lý Phật Mã (Trị vì từ năm 1028 – 1054).
- Lý Thánh Tông – Lý Nhật Tôn (Trị vì từ năm 1054 – 1072).
- Lý Nhân Tông – Lý Càn Đức (Trị vì từ năm 1072 – 1128).
- Lý Thần Tông – Lý Dương Hoán (Trị vì từ năm 1128 – 1138).
- Lý Anh Tông – Lý Thiên Tộ (Trị vì từ năm 1138 – 1175).
- Lý Cao Tông – Lý Long Trát (Trị vì từ năm 1176 – 1210).
- Lý Huệ Tông – Lý Sản (Trị vì từ năm 1211 – 1224).
- Lý Chiêu Hoàng – Lý Phật Kim (Trị vì từ năm 1224 – 1225).
Triều đại nhà Trần (1225 – 1400) – 175 năm
Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Trần là Đại Việt. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam thì triều đại nhà Trần là giai đoạn hùng mạnh nhất về lực lượng quân đội. Nước ta đã chiến thắng rất nhiều lần cuộc xâm phạm của giặc Nguyên, Mông nhờ đội binh tinh nhuệ và nhiều vị tướng tài. Nổi tiếng nhất chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Thiếu Đế chính là vị vua cai trị cuối cùng của nhà Trần, tên huý là Trần Án, kế nghiệp từ khi mới lên 3 tuổi. Hồ Quý Ly khi đó đã tự xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại Vương. Ngày 28/2/1400, Hồ Quý Ly đã bức Thiếu Đế nhường ngôi và phế làm Bảo Ninh Đại Vương.
Nhà Trần cai trị đất nước trong 175 năm với 12 đời Vua gồm:
- Trần Thái Tông – Trần Cảnh (Trị vì từ năm 1225 – 1258)
- Trần Thánh Tông – Trần Hoảng (Trị vì từ năm 1258 – 1278)
- Trần Nhân Tông – Trần Khâm (Trị vì từ năm 1279 – 1293)
- Trần Anh Tông (Trị vì từ năm 1293 – 1314)
- Trần Minh Tông (Trị vì từ năm 1314 – 1329)
- Trần Hiến Tông (Trị vì từ năm 1329 – 1341)
- Trần Dụ Tông (Trị vì từ năm 1341 – 1369)
- Trần Nghệ Tông (Trị vì từ năm 1370 – 1372)
- Trần Duệ Tông (Trị vì từ năm 1372 – 1377)
- Trần Phế Đế (Trị vì từ năm 1377 – 1388)
- Trần Thuận Tông (Trị vì từ năm 1388 – 1398)
- Trần Thiếu Đế (Trị vì từ năm 1398 – 1400)
Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407) – 7 năm
Thời nhà Hồ, quốc hiệu của nước ta là Đại Ngu, kinh đô đặt tại Tây Đô (Thanh Hóa). Đây là triều đại phong kiến Việt Nam ngắn nhất trong lịch sử nước ta, chỉ tồn tại được trong vòng 7 năm.
Cuối thời nhà Trần, dưới thời vua Trần Nghệ Tông thì Hồ Quý Ly đã rất được Vua trọng dụng. Dần dần về sau binh quyền càng lớn mạnh, lúc vua Trần Nghệ Tông mất thì ông đã bức vua Trần Thiếu Đế dời đô vào Thanh Hóa, giết hàng loạt quân thần và truất ngôi Vua, tự phong đế. Nhà Hồ từ đó mới được lập nên.
Năm 1406, Nhà Minh đã lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần và đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Quân dân nhà Hồ đã quyết liệt chống trả, nhưng đã thất bại. Ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly, kết thúc 7 năm ngắn ngủi của thời Nhà Hồ.
Nhà Hồ (1400 – 1407) trong 7 năm có 2 đời Vua, đó là:
- Hồ Quý Ly (Trị vì từ năm 1400 – 1401)
- Hồ Hán Thương (Trị vì từ năm 1401 – 1407)
Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1788) – 360 năm
Thời Hậu Lê là một trong các triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại lâu dài nhất với 360 năm trị vì. Vào triều đại Hậu Lê, quốc hiệu nước ta là Đại Việt, kinh đô đặt tại Đông Kinh (Hoàng thành Thăng Long ngày nay). Nhà Hậu Lê tồn tại đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian sau này.
Ngày 7/2/1418, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hoá. Quân sư Nguyễn Trãi đã dâng sách Bình Ngô Đại Cáo để thu phục lòng người. Cháu nội của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là Trần Nguyên Hãn và rất nhiều nhân tài, hào kiệt ở các nơi đến tham gia.
Ngày 3/1/1428, nghĩa quân đã hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế và lập nên triều đại nhà Lê. Sử gọi là Hậu Lê để có thể dễ dàng phân biệt được với thời Tiền Lê (980-1009) do Lê Hoàn sáng lập.
Dưới thời Hậu Lê, nước ta có rất nhiều phát triển từ quân sự, kinh tế cho đến lãnh thổ. Triều đại phong kiến Hậu Lê đã trải qua 26 đời vua. Trong đó, thời Lê sơ( 1428 – 1527) có 10 vị vua và thời nhà Lê Trung Hưng (1533 –1789) có 16 vị vua.
Lê sơ – Hậu Lê đã trải qua 10 đời vua trong 100 năm, đó là:
- Lê Thái Tổ – Lê Lợi (Trị vì từ năm 1428 – 1433)
- Lê Thái Tông – Lê Nguyên Long (Trị vì từ năm 1433 – 1442)
- Lê Nhân Tông – Lê Bang Cơ (Trị vì từ năm 1442 – 1459)
- Lê Thánh Tông – Lê Tư Thành (Trị vì từ năm 1460 – 1497)
- Lê Hiến Tông – Lê Sanh (Trị vì từ năm 1498 – 1504)
- Lê Túc Tông – Lê Thuần (Trị vì từ 6/6/1504 – 7/12/1504)
- Lê Uy Mục – Lê Tuấn (Trị vì từ năm 1505 – 1509)
- Lê Tương Dực – Lê Oanh (Trị vì từ năm 1509 – 1516)
- Lê Chiêu Tông – Lê Y (Trị vì từ năm 1516 – 1522)
- Lê Cung Hoàng – Lê Xuân (Trị vì từ năm 1522 – 1527)
Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung đã đem quân đội từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long để ép Vua phải nhường ngôi, ép Vua và Thái hậu tự tử. Như vậy, Lê Cung Hoàng trị vì được 5 năm, thọ 21 tuổi và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Hậu Lê.
Thời nhà Lê Trung Hưng (1533 –1789) được thành lập khi Lê Trang Tông lên ngôi với sự phò tá của cựu thần nhà Lê sơ. Thời nhà Lê Trung Hưng có 16 vị vua, trải qua 256 năm gồm:
- Trang Tông – Lê Ninh (Trị vì từ năm 1533–1548)
- Trung Tông – Lê Huyên (Trị vì từ năm 1548–1556)
- Anh Tông – Lê Duy Bang (Trị vì từ năm 1556–1573)
- Thế Tông – Lê Duy Đàm (Trị vì từ năm 1573–1599)
- Kính Tông – Lê Duy Tân (Trị vì từ năm 1599-1619)
- Thần Tông (lần 1) – Lê Duy Kỳ Trị vì từ năm 1619–1643)
- Chân Tông – Lê Duy Hựu (Trị vì từ năm 1643–1649)
- Thần Tông (lần 2) – Lê Duy Kỳ (Trị vì từ năm 1649–1662)
- Huyền Tông – Lê Duy Vũ (Trị vì từ năm 1663–1671)
- Gia Tông – Lê Duy Cối(Lê Duy Khoái) (Trị vì từ năm 1672–1675)
- Hy Tông – Lê Duy Cáp (Lê Duy Hiệp)(Trị vì từ năm 1675–1705)
- Dụ Tông – Lê Duy Đường (Trị vì từ năm 1706–1729)
- Lê Duy Phường (Trị vì từ năm 1729–1732)
- Thuần Tông – Lê Duy Tường (Trị vì từ năm 1732–1735)
- Ý Tông – Lê Duy Thận(Lê Duy Chấn)(Trị vì từ năm 1735–1740)
- Hiển Tông – Lê Duy Diêu (Trị vì từ năm 1740–1786)
- Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) (Trị vì từ năm 1786–1788)
Triều đại nhà Mạc (1527 – 1593) – 67 năm
Quốc hiệu của nước ta thời nhà Mạc là Đại Việt, đặt kinh đô tại Cao Bình tại thành phố Cao Bằng ngày nay. Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi của Vua Cung Hoàng, tự xưng đế và lập ra nhà Mạc. Triều đại này đánh đấu sự chia cắt đất nước ta thành 2 triều đại Nam triều và Bắc triều. Trong đó, triều Mạc trị vì ở Bắc triều.
Sau 66 năm tồn tại, đến thời Vua Mạc Toàn vì chiến đấu với quân Nam triều của nhà Lê – Trịnh đã bị thất bại nên chấm dứt triều đại của nhà Mạc. Triều đại nhà Mạc trải qua 6 đời Vua trị vì là:
- Mạc Thái Tổ (Trị vì từ năm 1527 – 1529)
- Mạc Mục Tông (Trị vì từ năm 1562 – 1592)
- Mạc Cảnh Tông (Trị vì từ năm 1592 – 1593)
- Mạc Đại Tông (Trị vì từ năm 1593 – 1625)
- Mạc Minh Tông (Trị vì từ năm 1638 – 1677)
- Mạc Đức Tông (Trị vì từ năm 1681-1683)
Tàn dư triều đại nhà Mạc còn tồn tại đến tận năm 1593.
Triều đại thời Tây Sơn (1788 – 1802) – 14 năm
Tây Sơn là một trong các triều đại phong kiến Việt Nam tiêu biểu được lịch sử ghi chép. Quốc hiệu của nước ta lúc bấy giờ là Đại Việt, kinh đô đặt tại Quy Nhơn và Phú Xuân (tỉnh thừa thiên Huế).
Anh em nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã đứng lên khởi nghĩa để thống nhất Đàng Trong. Đến khi Nguyễn Phúc Ánh muốn lấy lại cơ nghiệp nên đã 2 lần cấu kết với giặc Xiêm và giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta. Lúc này buộc Nguyễn Huệ phải lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung hoàng đế để đem quân đi lật đổ Đàng Ngoài, diệt giặc xâm lược.
Khi vua Quang Trung đang định chuẩn bị mang quân vào Nam để đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi đã lên nối ngôi, không có người lãnh đạo đủ năng lực nên nhà Tây Sơn đã nhanh chóng bị suy yếu, nội bộ lục đục và xảy ra tranh chấp. Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh (tàn dư của đàng trong) đã tiến ra chiếm được Thăng Long.
Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn bằng cách vô cùng tàn bạo: Mộ của Vua Thái Đức và Vua Quang Trung cũng bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi; nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái thì bị voi giày; Trần Quang Diệu bị chém đầu.
Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) – 144 năm
Thời nhà Nguyễn, nước ta có Quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô đặt tại Huế. Đây là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử của nước ta. Vào thời nhà Nguyễn, nước ta có phần lãnh thổ rất rộng lớn.
Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 và lập ra triều Nguyễn với 13 đời Vua trị vì trong 143 năm:
- Nguyễn Phúc Ánh (Trị vì từ năm 1802 – 1820)
- Nguyễn Phúc Đảm – Minh Mạng (Trị vì từ năm 1820 – 1841)
- Nguyễn Phúc Miên Tông – Thiệu Trị (Trị vì từ năm 1841 – 1847)
- Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – Tự Đức (Trị vì từ năm 1847 – 1883)
- Nguyễn Phúc Ưng Chân – Dục Đức (Trị vì năm 1883)
- Nguyễn Phúc Hồng Dật – Hiệp Hòa (Trị vì năm 1883)
- Nguyễn Phúc Ưng Đăng – Kiến Phúc (Trị vì từ năm 1883 – 1884)
- Nguyễn Phúc Ưng Lịch – Hàm Nghi (Trị vì từ năm 1884 – 1885)
- Nguyễn Phúc Ưng Kỷ – Đồng Khánh (Trị vì từ năm 1885 – 1889)
- Nguyễn Phúc Bửu Lân – Thành Thái (Trị vì từ năm 1889 – 1907)
- Nguyễn Phúc Vĩnh San – Duy Tân (Trị vì từ năm 1907 – 1916)
- Nguyễn Phúc Bửu Đảo – Khải Định (Trị vì từ năm 1916 – 1925)
- Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại (Trị vì từ năm 1925 – 1945)
Vào 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố chấm dứt chế độ phong kiến và thành lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến các thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ 10 đến 19. Nếu vẫn còn vấn đề gì thắc mắc hay muốn đóng góp gì về nội dung của bài viết, các bạn hãy đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi giải đáp chi tiết và cải thiện chất lượng bài viết nhé.