Ăn vạ là gì? Có nhiều nguyên nhân trẻ ăn vạ khiến cha mẹ đau đầu, khó xử khi nghĩ cách giải quyết. Để giải quyết tình trạng trẻ ăn vạ mà không cần sử dụng đến đòn roi, hãy tham khảo những gợi ý trong bài viết dưới đây.
Ăn vạ là gì?
Ăn vạ là hành vi phổ biến của trẻ khi không được bố mẹ đáp ứng mong muốn hay chiều chuộng. Hành động ăn vạ của trẻ thường là gào khóc, ho, nôn trớ, lăn ra sàn nhà…để thu hút sự chú ý của bố mẹ, đòi bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình.
Hiện tượng ăn vạ bản chất xuất phát từ sự nuông chiều của trẻ từ các bậc phụ huynh. Trẻ khi được chiều chuộng rồi bỗng nhiên không được theo mong muốn thì sinh ra hành động ăn vạ này.
Việc bé ăn vạ được cho là biểu hiện thể hiện sự phát triển và cũng là hành động giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên, khi tình trạng này trở thành một thói quen thì đó lại là hành động không tốt. Bởi nếu ăn vạ thường xuyên trẻ sẽ dẫn đến tình trạng chống đối, hay gây hấn với cha mẹ khi lớn lên.
Ăn vạ tiếng Anh là gì?
Ăn vạ tiếng Anh được dịch là make a fuss
Ví dụ: The boy make a fuss when his mother doesn’t buy him car toys.
(Tạm dịch: Cậu bé kia đã ăn vạ khi không được mẹ mua cho đồ chơi ô tô.)
Ăn vạ tiếng trung là gì?
Trong tiếng Trung ăn vạ là 撒赖, phiên âm là /sa lài/.
Xem thêm:
- Tập trung là gì? Cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu hơn
- Bệnh lười học là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục
- TOP 15+ trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mầm non đơn giản, thú vị
- TOP 10+ trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay, sáng tạo nhất
Vì sao trẻ lại hay ăn vạ?
Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Đặc điểm tâm sinh lý thay đổi: Theo các chuyên gia thì hiện tượng này thường xuất hiện trong quá trình trưởng thành ở trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn khủng hoảng, tâm sinh lý thay đổi liên tục và được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
- Được cha mẹ nuông chiều: Mỗi lần trẻ ăn vạ trẻ đều được cha mẹ dỗ dành, đáp ứng mong muốn. Do đó, trẻ dần dần ăn vạ nhiều hơn và trở thành một thói quen khi bé không hài lòng với việc nào đó.
- Thu hút sự chú ý: Hành động này cũng là cách mà trẻ muốn gây chú ý với mọi người nhằm đáp ứng mong muốn của mình. Tùy theo tình tính cách như cá tính, mạnh mẽ, nhẹ nhàng mà mỗi trẻ sẽ có biểu hiện ăn vạ không giống nhau. Do đó, cha mẹ nên hiểu rõ tính cách, tâm lý của con để nắm bắt và giải quyết phù hợp.
- Trẻ bị kích động, mệt mỏi: Với trẻ nhỏ khi chưa biết nói, lúc đói, khát sữa, mệt mỏi, buồn ngủ,…sẽ rất dễ khiến trẻ sinh ra hành động ăn vạ. Đó là một cách để trẻ giải tỏa sự kích động, buồn bực của mình khi nhu cầu của bản thân không được đáp ứng lập tức.
- Yếu tố di truyền: Nhiều nhà khoa học cho rằng trẻ ăn vạ còn do yếu tố di truyền gây nên mà không chỉ do cách giáo dục của cha mẹ.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ăn vạ?
Hiểu và đồng cảm với trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, và luôn muốn được cha mẹ, mọi người thừa nhận, cư xử như người trưởng thành. Do đó, trẻ tức giận, khóc lóc, buồn bực thì đó là lúc trẻ cần được thấu hiểu và nhận được sự đồng cảm của phụ huynh.
Về lâu về dài, nếu tính cách này vẫn tiếp dẫn thì sẽ hình thành nên thói quen, tính cách xấu, ảnh hưởng đến cách cư xử, hành vi của trẻ đối với người xung quanh. Thậm chí nhiều trẻ về sau sẽ có hành vi bạo lực với bạn bè vì bị ảnh hưởng do bị cha mẹ đánh khi ăn vạ.
Vì vậy, cha mẹ nên dành cho con nhiều thời gian để hiểu, lắng nghe, kiên nhẫn với trẻ trước những nhu cầu của bé khi tức giận, ăn vạ. Phụ huynh có thể dùng lời nói nhẹ nhàng, đoán các cảm xúc của trẻ, giúp cho trẻ cảm thấy mình được yêu thương, xây dựng niềm tin cũng như gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái tốt hơn.
Hướng trẻ sang hoạt động khác
Mặc dù trẻ dễ khóc lóc ăn vạ, giận dỗi nhưng lại rất mau quên. Cho nên, mỗi khi trẻ ăn vạ thì bố mẹ có thể gợi ý cho trẻ thực hiện các hoạt động khác mà có thể trẻ sẽ thích.
Chẳng hạn: “Mẹ biết con đang buồn vì đồ chơi hỏng nhưng mà ông bà nội sắp đến nhà mình chơi này. Con thích chơi với ông bà đúng không, vậy cùng mẹ với anh Bi chuẩn bị đón ông bà nhé…”. Với cách này, trẻ có thể sẽ nguôi giận và vui vẻ trở lại với điều mà trẻ thích.
Trò chuyện với trẻ
Hầu hết khi trẻ ăn vạ hay tức giận thì dù ai nói gì cũng vô ích, càng giáo huấn thì trẻ càng ăn vạ nhiều hơn. Do đó, khi trẻ đã qua cơn giận thì cha mẹ nên ngồi xuống và trò chuyện với con để biết được khi đó trẻ đã muốn gì và nghĩ gì.
Ví dụ: “Vừa nãy con khóc vì không bấm được điều khiển tivi đúng không, lần sau mà bị vậy thì nói với mẹ, mẹ sẽ giúp con…”. Việc tâm sự, làm bạn với con như vậy sẽ giúp trẻ thấy mình được an ủi hơn, cảm thấy được quan tâm hơn từ bố mẹ. Từ đó việc trẻ ăn vạ có thể sẽ ít lặp lại hơn vào những trường hợp tương tự.
Điều tránh làm khi con ăn vạ
Tức giận khi con ăn vạ
Mỗi khi bé ăn vạ, đặc biệt là ở nơi đông người, bố mẹ thường khó có thể kiềm chế được sự nóng giận mà quát mắng con. Điều này không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến cho trẻ khóc lóc, ăn vạ nhiều hơn.
Hơn nữa, bố mẹ cũng không nên giữ tay chân của trẻ bởi trẻ sẽ càng cáu và giãy giụa mạnh hơn, trừ khi hành động của trẻ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Vì thế, thay vì tức giận, bố mẹ càng cần phải bình tĩnh ở bên cạnh con để con thấy yên tâm. Sau đó nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để trẻ nguôi đi cơn giận dỗi khi đã mệt.
Tranh cãi với trẻ
Tranh cãi hay giải thích dài dòng khi trẻ đang ăn vạ không có tác dụng. Bởi trẻ hầu như không muốn nghe lời nào hết lúc này mà chỉ muốn được đáp ứng nhu cầu của bản thân ngay lập tức. Cũng không nên nói “không” với trẻ mà không đi kèm lời giải thích hợp lý.
Điều ba mẹ nên làm lúc này chính là ôm ấp, vỗ về con để con nguôi cơn giận và chịu nói ra nguyên nhân, mong muốn của mình.
Không nên nuông chiều trẻ quá mức
Cách cư xử của ba mẹ đối với trẻ ngay từ nhỏ sẽ quyết định đến hành vi, tính cách của trẻ sau này. Việc đáp ứng nhu cầu của trẻ mỗi khi trẻ ăn vạ, nổi giận, cáu gắt sẽ khiến trẻ ăn vạ nhiều hơn khi không được đáp ứng mong muốn của mình.
Ba mẹ nên khéo léo, kiên nhẫn trong cách giáo dục trong mỗi lần trẻ ăn vạ, để trẻ cảm thấy được sự đồng cảm, được yêu thường. Bên cạnh đó cũng phải để trẻ hiểu rằng không phải cứ ăn vạ, giận dỗi là sẽ được đáp ứng, được dỗ dành.
Nói dối con để giải quyết vấn đề
Để trẻ ngừng ăn vạ, nhiều phụ huynh đã sử dụng cách nói dối để khiến con ngừng ăn vạ, ngừng khóc lóc. Ví dụ: “Nín khóc đi, làm xong việc rồi mẹ cho con đi mua đồ chơi nhé”, …
Tuy nhiên, khi nhận ra ba mẹ đang nói dối mình thì trẻ dần sẽ mất đi lòng tin vào ba mẹ và có thể cũng học cách nói dối này vào cuộc sống hàng ngày. Do đó, cách này chỉ có thể giải quyết được cho trẻ không ăn vạ ngay lúc đó nhưng về lâu dài lại hình thành nên tật xấu của trẻ là nói dối.
Giải quyết vấn đề mọi cách ở chốn đông người
Khi trẻ ăn vạ bạn không nên cố tìm cách nói chuyện với con ở nơi đông người làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Thay vào đó, nên về nhà hay vào những chỗ riêng tư để giải quyết vấn đề đó.
Khi di chuyển sang chỗ khác là lúc cơn giận của trẻ và bố mẹ cũng đã nguôi đi phần nào. Lúc này cả 2 đã bình tĩnh hơn và con có thể nói lý do vì sao tức giận, còn ba mẹ cũng bình tĩnh hơn để đáp ứng nhu cầu của con. Để cuộc nói chuyện đạt hiệu quả thì khi thỏa thuận với con tốt nhất không có sự can thiệp từ người khác.
So sánh con với những đứa trẻ khác
Việc so sánh khiến cho trẻ cảm thấy tự ti, xấu hổ, thậm chí còn sinh ra ác cảm với bạn bè. Điều này khiến trẻ sẽ cảm thấy mình không bằng người khác, tự ti không dám thể hiện bản thân.
Vì thế, khi trẻ ăn vạ, bố mẹ tuyệt đối không được so sánh con mình với trẻ khác. Mà nên đồng cảm với con và giáo dục cảm xúc cho con ngay khi còn nhỏ, để trẻ có thể học được cách cư xử đúng đắn, tránh ăn vạ.
Trên đây là những chia sẻ về ăn vạ là gì, những điều nên và không nên làm khi trẻ ăn vạ mà chuthapdoquangninh.org.vn đã tổng hợp. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp cha mẹ có thể thấu áp dụng và giúp con vượt được qua giai đoạn trẻ ăn vạ dễ dàng nhất.