Tìm hiểu về điện tích hạt nhân và điện tích định luật cu lông 

Hôm nay chuthapdoquangninh.org.vn sẽ cùng các bạn nghiên cứu về nội dung của điện tích hạt nhân. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về các khái niệm quan trọng trong môn vật lý

Tìm hiểu về các khái niệm quan trọng trong môn vật lý

Các vấn đề xoay quanh điện tích và điện tích hạt nhân

Điện tích

– Điện tích hay còn được hiểu là “vật tích điện”. Mọi vật trung hòa về điện khi cho hay nhận điện tích âm sẽ trở thành điện tích.

Khi vật nhận electron vật sẽ trở thành điện tích âmː

Vật + e → Điện tích âm (-)

Khi vật cho electron vật sẽ trở thành điện tích dươngː

Vật − e → Điện tích dương (+)

Điện tích hạt nhân

Hạt nhân gồm có các hạt nơtron và proton. Nếu hạt nhân có Z proton, thì điện tích của hạt nhân sẽ bằng Z+ và số đơn vị điện tích của hạt nhân bằng Z.

Điện tích của electron và của proton lần lượt là  -1,6.10-19 và +1,6.10-19

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng với số electron của nguyên tử.

Vậy trong nguyên tử:

Số đơn vị của điện tích của hạt nhân Z = số proton = số electron.

Ví dụ: Số đơn vị điện tích hạt nhân có trong nguyên tử Oxi là 8. Vậy nguyên tử Oxi sẽ có 8 proton và 8 electron.

Số khối

– Số khối có kí hiệu là A là tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt nơtron có kí hiệu là N của hạt nhân đó: A = Z + N

Ví dụ: Hạt nhân của nguyên tử Natri có 11 proton và 12 nơtron. Vậy số khối của hạt nhân nguyên tử Natri là A = 11+12=23.

Điện tích electron là bao nhiêu?

Điện tích electron là bao nhiêu?

Xem thêm: ‎Dòng điện trong kim loại là gì và bản chất dòng điện trong kim loại

Sự nhiễm điện của các vật

Dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem một vật có bị nhiễm điện hay không.

Các hiện tượng nhiễm điện của vật như sau:

– Nhiễm điện do khi cọ xát.

– Nhiễm điện do lúc tiếp xúc

– Nhiễm điện do hưởng ứng.

Ví dụ: Khi cọ xát những vật như thanh nhựa, thanh thuỷ tinh, mảnh poli etilen,… vào lụa hoặc dạ thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẩu giấy hay các sợi bông vì chúng đã bị nhiễm điện.

Điện tích định luật cu lông

Nội dung của định luật cu lông

Nội dung của định luật cu lông

Xem thêm: Hiện tượng cảm ứng điện từ và ứng dụng của cảm ứng điện từ

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn về định luật cu lông, chi tiết như sau:

Nội dung của định luật cu lông

Vào năm 1785, Cu-lông, nhà bác học người Pháp, lần đầu tiên lập được định luật về sự phụ thuộc của lực tương tác giữa những điện tích điểm (gọi tắt là lực điện hay lực Cu-lông) vào khoảng cách giữa chúng.

Nội dung: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Biểu thức: F=k. |Q1Q2|/∈r2

Trong đó:

+ F: Lực tương tác (N)

+ r: Là khoảng cách của hai điện tích (m)

+Q1Q2: Là điện tích của hai điện tích

+ ε: Là một hệ số phụ thuộc vào môi trường đặt các điện tích được gọi là hằng số điện môi của môi trường đó. Ta chỉ xét ở trong môi trường đồng tính.

Hằng số điện môi

Công thức của hằng số điện môi

Công thức của hằng số điện môi

– Điện môi là một môi trường để cách điện.

– Khi đặt các điện tích điểm trong điện môi (ví dụ như trong một chất dầu cách điện) đồng tính chiếm đầy không gian xung quanh những điện tích. Khi đó, lực tương tác sẽ yếu đi ε lần so với khi đặt chúng trong chân không. ε được gọi là hằng số điện môi trong môi trường (ε  ≥ 1). Ở trong chân không thì ε = 1 còn đối với các môi trường khác thì ε >1.

– Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất dùng để cách điện. Nó cho biết khi đặt điện tích ở trong chất đó thì lực tương tác giữa các điện tích sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng ở trong chân không.

Hy vọng với bài viết trên các em đã hiểu rõ về điện tích hạt nhân là gì? Công thức của biểu thức Định luật Cu lông viết như thế nào? để có thể vận dụng giải những dạng bài tập vận dụng nội dung này! Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan