Mặt trời không chỉ nắng chói chang vào những ngày hè oi bức hay “biến mất” sau những rặng mưa rào. Nó còn mang đến rất nhiều hiện tượng kỳ thú, hấp dẫn những con người yêu thiên văn. Bạn đã bao giờ bắt gặp hiện tượng mặt trời có vầng hào quang sáng bao quay hay chưa? Nó thực sự là một hiện tượng mặt trời rất thú vị đấy. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bức ảnh đẹp nhất về hiện tượng này ngay dưới đây nhé.
Hiện tượng mặt trời có vòng tròn bao quanh được gọi là gì?
Thật may mắn khi bạn đã bắt gặp hiện tượng cầu vồng tròn quanh mặt trời. Nó thực sự khó gặp và không hề phổ biến như việc nắng mưa của trời đâu nhé. Hiện tượng thiên nhiên này được gọi là Halo. Nó là tên gọi của một nhóm các hiện tượng quang học được tạo ra bởi ánh sáng (thường từ mặt trời hoặc mặt trăng) tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong khí quyển.
Halo có thể có nhiều dạng, từ các vòng nhiều màu sắc như cầu vồng hay chỉ có màu trắng hoặc là các vòng cung và đốm trên bầu trời. Phần nhiều những quầng sáng này xuất hiện gần mặt trời hoặc mặt trăng. Nhưng một số khác lại xuất hiện ở những vị trí xa mặt trời, mặt trăng hoặc thậm chí ở phần đối diện của bầu trời. Trong số các loại vầng hào quang được biết đến nhiều nhất là vầng hào quang tròn hay được gọi đúng cách là vầng hào quang 22 °.
Mọi người thường dễ nhận thấy vòng hào quang sau mặt trời hơn là đối với mặt trăng. Bởi vì ánh trăng không quá sáng nên quầng sáng mặt trăng hầu như không có màu. Nhưng bạn có thể nhận thấy quầng sáng của mặt trăng nhiều màu đỏ hơn ở bên trong và nhiều màu xanh hơn ở phần rìa ngoài quầng sáng. Những màu này dễ nhận thấy hơn trong các quầng sáng xung quanh mặt trời.
Nếu bạn nhìn thấy vầng hào quang xung quanh mặt trăng hoặc mặt trời, hãy chú ý rằng cạnh bên trong sắc nét, trong khi cạnh bên ngoài bị mờ nhòe nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy rằng bầu trời xung quanh quầng sáng tối hơn phần còn lại của bầu trời.
Điều gì tạo nên hiện tượng quầng mặt trời?
Quầng sáng xung mặt trời là do sự khúc xạ, phản xạ và phân tán ánh sáng qua các hạt băng lơ lửng trong các đám mây ti tầng có độ cao lớn. Khi ánh sáng đi qua các tinh thể băng hình lục giác này, nó bị bẻ cong một góc 22 °, tạo ra một vầng tròn xung quanh mặt trời.
Hiệu ứng lăng kính của ánh sáng truyền qua các tinh thể băng sáu cạnh này cũng phân tách ánh sáng thành các tần số màu khác nhau của nó, làm cho vầng hào quang trông giống như một cầu vồng rất nhạt, với màu đỏ ở bên trong và màu xanh ở bên ngoài.
Có nhiều người lầm tưởng hiện tượng “cầu vồng” tròn quanh mặt trời này thực chất chính là một loại cầu vồng. Tuy nhiên điều điều đó là sai mặc dù các quầng sáng này cũng có màu sắc gần tương tự như cầu vồng. Cả halo và cầu vồng đều là các hiện tượng quang học nhưng chúng khác nhau. Trong khi cầu vồng được tạo ra bởi các giọt nước, thì các tinh thể băng mới là nguyên nhân chính tạo ra quầng sáng mặt trời.
Các quầng sáng có phổ biến hơn ở vĩ độ cao và ít phổ biến hơn ở gần xích đạo không?
Như chúng ta đã nói ở trên, những quầng sáng này xuất hiện là do sự khúc xạ, phản xạ và phân tán ánh sáng qua các hạt băng lơ lửng trong các đám mây ti tầng có độ cao lớn. Chính vì vậy nên nhiều người đặt câu hỏi, liệu những khu vực có vĩ độ cao (gần cực) có không khí lạnh, nhiều băng tuyết sẽ dễ xuất hiện halo hơn vùng xích đạo?
Thực tế không có số liệu thống kê nào về tần số quầng sáng được thu thập ở những khu vực này. Chúng ta cần phân biệt giữa quầng sáng hình thành bởi bụi kim cương ở tầng thấp trong thời tiết rất lạnh và quầng hình thành bởi các tinh thể băng trong đám mây ti tầng.
Rõ ràng quầng sáng hình thành bởi bụi kim cương ở tầng thấp trong thời tiết rất lạnh chỉ xảy ra ở các vùng Cực. Hoặc các nước có mùa đông rất lạnh (ví dụ như Canada không có vĩ độ cao). Trong khi đó quầng hình thành bởi các tinh thể băng trong đám mây ti tầng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên hành tinh vào mùa đông kể cả mùa hè. Tần số của chúng phụ thuộc vào tần suất bao phủ của các đám mây ti. Cũng như liệu nó đã từng có lịch sử chứa các tinh thể hình thành vầng hào quang hay chưa.
Hiện tượng “cầu vồng” quanh mặt trời báo hiệu điều gì?
Mỗi một hiện tượng sẽ mang trong mình những ý nghĩa khác nhau. Và tình trạng mặt trăng, mặt trời có quầng sáng bao quanh cũng không phải ngoại lệ. Từ rất lâu trước đây, trong văn học dân gian của các nước phương Tây có nhận định về thời tiết. “A ring around the sun or moon means rain or snow is coming soon.” (Một vòng quanh Mặt trời hoặc Mặt trăng có nghĩa là sắp có mưa hoặc tuyết).
Trên thực tế, một quầng sáng quanh mặt trời và quầng quanh mặt trăng thường có nghĩa là mưa sẽ xảy ra trong vòng 24 giờ tới. Bởi vì những đám mây ti gây ra những quầng sáng đẹp này thường có nghĩa là một front lạnh đang ở gần.
Cụ thể, để có thể có được quầng sáng hào quang halo thì bắt buộc phải có mây ti với những tinh thể băng. Để tạo ra hiệu ứng lăng kính cần thiết. Mà trong thời tiết, một lượng lớn mây ti có thể là dấu hiệu cho sự tới gần của hệ thống front. Hoặc là sự nhiễu loạn không khí ở phía trên. Điều này thường là dấu hiệu cho thấy thời tiết sẽ thay đổi. Nói chung dễ xuất hiện giông tố trong phạm vi 24 giờ.
Hiện tượng quầng mặt trời có những dạng nào?
Mặc dù hiện tượng quầng mặt trời tròn là phổ biến hơn cả nhưng nó không phải là duy nhất. Đối với halo mặt trời, mặt trăng thì quầng hào quang có một số dạng phổ biến như sau:
Quầng tròn (Circular halo)
Trong số các quầng sáng quanh mặt trời được biết đến thì quầng sáng tròn là phổ biến hơn cả. Nó thường được gọi là vầng hào quang, hay quầng sáng 22°. Xuất hiện như một vòng lớn xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng. Sở dĩ gọi là quầng 22° vì 22° chính là kết quả của sự phản xạ từ các tinh thể băng có nhiều mặt. Nếu các tinh thể trông giống như lăng kính lục giác đơn giản. Thì tỷ lệ các góc phản xạ có khả năng xảy ra cao nhất là 22°.
Các tinh thể băng gây ra quầng sáng 22° được định hướng ngẫu nhiên trong khí quyển. Do đặc tính quang học của các tinh thể băng, không có ánh sáng nào bị phản xạ vào bên trong vòng sáng. Khiến bầu trời xung quanh quầng sáng tối hơn đáng kể so với cả bầu trời. Nó tạo cho cảm giác như một “lỗ hổng trên bầu trời”.
Dạng cột sáng (Light pillar)
Cột sáng xuất hiện dưới dạng một cột thẳng đứng. Cột sáng được tạo ra bởi các tinh thể băng hình lục giác và hình cột chỉ có thể tạo ra một cột trụ sáng. Khi mà các tinh thể này nằm trong một hướng nhất định của mặt trời so với đường chân trời. Các tinh thể này thường chỉ tạo ra các cột sáng khi mặt trời nằm trong khoảng 6 độ so với đường chân trời. Hoặc là khi mặt trời lên cao tới 20 độ so với đường chân trời. Các tinh thể băng có xu hướng tự định hướng gần theo chiều ngang khi chúng rơi hay lơ lửng trong không khí. Chiều rộng và tầm nhìn của cột sáng mặt trời phụ thuộc vào sự liên kết của tinh thể.
Các cột sáng cũng có thể hình thành xung quanh mặt trăng, xung quanh đèn đường hoặc các đèn chiếu sáng khác. Các cột sáng hình thành từ các nguồn sáng trên mặt đất có thể cao hơn nhiều so với các cột sáng của mặt trời hoặc mặt trăng. Vì người quan sát ở gần nguồn sáng hơn. Và vấn đề định hướng tinh thể ít hơn trong việc hình thành các cột sáng này.
Hào quang Bottlinger
Bottlinger là loại quầng sáng hình elip hiếm hoi thay vì hình tròn. Loại quầng sáng này có đường kính nhỏ, khiến cho nó rất khó nhận biết trong ánh sáng chói lòa của mặt trời. Loại quầng sáng này được nhìn thấy từ đỉnh núi hoặc máy bay. Đến hiện nay sự hình thành quầng Bottlinger vẫn chưa được làm rõ. Có nhiều giả thuyết cho rằng chúng được hình thành nhờ các tinh thể băng hình chóp rất phẳng bị treo theo chiều ngang trong khí quyển.
Mặt trời giả (Sun dog)
Mặt trời giả hay còn gọi là mặt trời ma. Nó là một hiện tượng quang học khí quyển, gồm một đốm sáng ở một hoặc cả hai bên của mặt trời. Những mặt trời giả này thường nằm ở hai bên mặt trời trong vòng hào quang 22°.
Hào quang mặt trời giả được tạo ra do sự khúc xạ ánh sáng mặt trời bởi tinh thể băng trong khí quyển. Mặt trời giả thường xuất hiện như một đốm ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên của Mặt Trời. Quầng sáng này dễ thấy nhất khi ở gần đường chân trời.
Đến đây hẳn bạn đã hiểu hơn về hiện tượng mặt trời có quầng sáng bao quanh rồi đúng không. Nó thực sự là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Thật may mắn nếu bạn có cơ hội chiêm ngưỡng những vòng cầu vồng mặt trời này. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi nhìn chúng vì việc nhìn trực tiếp mặt trời rất nguy hiểm.
Xem thêm:
- Cầu vồng lửa là gì? Phân biệt cầu vồng lửa và mây ngũ sắc
- Nguyệt thực là gì? Giải mã những điều kỳ bí của hiện tượng nguyệt thực
- Nhật thực là gì?Thời điểm xảy ra nhật thực và những dự báo về nhật thực
- Cực quang là gì? Giải mã nguồn “ánh sáng kỳ bí” xuất hiện trong tự nhiên
- Tia UV là gì? Những tác hại của tia UV