Motor máy hút bụi có mấy loại? Cách chọn máy hút bụi theo công suất

Motor máy hút bụi có những loại nào? Cấu tạo, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao? Động cơ là thành phần “đầu não” quan trọng nhất của bất kỳ thiết bị điện máy nào. Đối với máy hút bụi, motor là bộ phận tạo ra lực hút lớn để thực hiện công việc thu hết bụi bẩn, giấy rác,… Khi chọn mua máy hút bụi công nghiệp hay máy hút bụi gia đình, công suất, khả năng hoạt động của motor cũng là tiêu chí không thể bỏ qua.

Nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về các loại motor máy hút bụi và nắm được cách chọn mua thiết bị hút khử bụi theo đúng công suất, mời bạn cùng Siêu Sạch khám phá những nội dung quan trọng sau đây!

Motor máy hút bụi là gì?

Motor máy hút bụi hay còn được gọi là bộ phận động cơ của máy. Đây thực chất là một bộ phận có khả năng tạo ra lực hút lớn. Nhờ đó mà thiết bị mới hút sạch được bụi bẩn, rác thải từ bên ngoài vào bên trong khoang chứa của máy. Cụ thể hơn, nó sử dụng nguồn năng lượng bằng điện chuyển hóa thành năng lượng cơ, để từ đó thiết bị có thể làm việc, vận hành.

Tất nhiên nếu chỉ có động cơ thôi thì máy hút bụi vẫn chưa thể hoạt động được. Một thiết bị hút bụi – vệ sinh sàn nhà là sự kết hợp đồng bộ, thống nhất của động cơ và các chi tiết đi kèm. Bao gồm các phần quan trọng khác như thùng chứa, bộ lọc, đầu hút, ống hút,…

Sản phẩm có khả năng làm việc nhanh chóng, làm sạch bụi rác triệt để. Ngày nay, sản phẩm hút – khử bụi được sử dụng rộng rãi trong mọi môi trường: Công nghiệp, văn phòng, các cơ sở công cộng và gia đình…

Người ta phân loại mặt hàng này chủ yếu thông qua mức công suất motor máy hút bụi. Với  các dòng phổ biến chia ra làm động cơ 1000W – 1200W – 1500W… đến 3000W. Công suất càng lớn thì lực hút cuốn càng mạnh, hiệu quả làm sạch càng cao.

Đặc điểm của motor máy hút bụi nói chung

Đặc điểm của motor máy hút bụi nói chung

Nguyên lý, cấu tạo của motor máy hút bụi

Cấu tạo cơ bản của Motor máy hút bụi

Để phân tích dễ hiểu hơn, cấu tạo động cơ máy hút bụi được chia làm hai phần chính: Khoang hút và động cơ điện

Phần thứ nhất gọi là khoang hút: Một khoang có kết cấu đặc biệt để tạo ra lực hút lớn. Bên trong khoang hút là các cánh hút dạng ly tâm, chúng được thiết kế phù hợp cho từng loại máy hút bụi.

Phân thứ hai là động cơ điện: Nó có cấu tạo cũng tương tự như hầu hết các loại động cơ điện xoay chiều khác. Nó đều bao gồm các bộ phận như stator, rotor, cổ góp, chổi chan, ổ quay, rơ le nhiệt, cầu chì nhiệt, các cuộn dây điện từ và một số chi tiết khác.

Cấu tạo của bộ phận động cơ điện

  • Stator: Hay còn gọi là phần tĩnh hoặc phần cảm. Gồm bọc lõi thép điện từ và các cuộn dây điện từ (chúng thường làm bằng đồng). Bộ phận này đảm nhiệm chức năng sinh ra từ trường để tác động vào rotor, từ đây tạo chuyển động quay của trục động cơ.
  • Rotor: Hay còn được gọi là phần động hoặc phần ứng. Nó sẽ quay tròn theo quỹ đạo khi động cơ được cấp điện. Từ đó phát sinh một chuyển động quay cho cánh hút ly tâm.
  • Chổi than: Đây là bộ phận dùng để tiếp điện cho Rotor trong suốt quá trình vận hành máy. Trong quá trình làm việc, chúng sẽ thường xuyên cọ sát với cổ góp của Rotor. Điều này tạo ra độ bảo mòn nhanh trên chổi than.
  • Cổ góp: có chức năng tiếp xúc với chổi than. Từ đó cấp điện cho rotor trong khi rotor đang quay tròn.
  • Các cuộn dây điện từ: Chúng được lắp đặt để giảm nhiệt sinh ra và tăng độ bền cho motor máy hút bụi. Chất liệu chủ yếu được dùng để tạo ra các cuộn dây là đồng.
  • Ổ quay: Là bộ phận làm giảm ma sát giữa trục quay của rotor với gối đỡ trên thân động cơ. Trong đó, có hai loại ổ quay là sử dụng vòng bi hoặc dùng bạc.
  • Rơ le nhiệt, cầu chì nhiệt: Các bộ phận này bảo vệ cho động cơ chống quá tải, quá nhiệt, đoản mạch. Ngay lập tức mạch điện sẽ được ngắt hoàn toàn bởi một trong các thiết bị bảo vệ.
Cấu tạo động cơ máy hút bụi

Cấu tạo motor bao gồm Sator và Rotor

Nguyên lý làm việc của Motor máy hút bụi

Nguyên lý vận hành của Motor máy hút bụi thực chất rất đơn giản:

Dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất từ trong buồng kín nhờ việc sử dụng động cơ điện. Khi máy được kết nối nguồn điện, Stator được kích hoạt tạo ra từ trường. Qua đó tác động và làm quay Rotor. 

– Trên trục động cơ máy được lắp một bộ quạt. Quá trình chuyển động quay của Rotor được truyền ra bên ngoài làm cho quạt này hoạt động.

– Bộ quạt quay này có chức năng hút và đẩy không khí. Từ đó tạo ra một khoảng chân không trong máy hút bụi. Dựa vào chênh lệch áp suất không khí trong khoang chân không với môi trường bên ngoài. Bụi bẩn, rác vụn cũng như nước thải sẽ theo áp lực hút từ phần đầu hút đi vào trong máy.

– Sau khi bụi thải hòa cùng không khí đi vào trong máy. Trải qua lọc và đào thải bụi bẩn của các bộ phận hỗ trợ như màng lọc, thùng đựng. Rác bụi sẽ được đưa đến khoang chứa thải, còn không khí sạch lại được đẩy ra trả về môi trường.

Vai trò của motor đối với hoạt động của máy hút bụi

Thông qua việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy hút bụi. Chúng ta phần nào có thể hiểu được vị trí cũng như tầm quan trọng của motor đối với hoạt động của thiết bị này. Đây được coi như bộ phận đầu não, quan trọng nhất đối với mọi loại máy hút bụi – vệ sinh sàn.

Các loại động cơ máy hút bụi phổ biến

Các loại động cơ dùng cho máy hút bụi

Motor máy hút bụi có chức năng chuyển hóa điện năng thành cơ năng đảm bảo cho hoạt động của thiết bị.

Nếu động cơ không làm việc, máy sẽ không thể tạo được sự chênh lệch áp suất trong buồng kín. Mất đi sự chênh lệch áp suất này, đồng nghĩa với việc lực hút được tạo ra từ nó cũng sẽ biến mất.

Vì vậy, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy hút bụi chính là motor máy. Nó cũng là cách thức phân loại, tiêu chí trong sản xuất và sử dụng thiết bị hút – khử bụi.

Cụ thể, khi motor máy hút bụi có khả năng sinh ra khoảng chênh lệch áp suất càng lớn thì lực hút tương ứng càng mạnh mẽ, tức là công suất hút càng cao. Ngược lại, khoảng chênh lệch áp suất nhỏ thì công suất hút nhỏ theo.

Từ đó, người ta thiết kế máy hút bụi với các mức động cơ khác nhau. Máy hút bụi gia đình công suất nhỏ, máy hút bụi văn phòng, xưởng kho công suất vừa, tại các công xưởng quy mô hơn thì dùng công suất lớn.

Tiêu chí chọn mua máy hút bụi theo công suất động cơ

Tiêu chí chọn mua máy hút bụi theo công suất động cơ

Tiêu chí chọn mua máy hút bụi motor khỏe, bền

Có thể nói việc lựa chọn motor như thế nào ảnh hưởng đến 90% hiệu quả làm việc của thiết bị.  Những chiếc máy với động cơ khỏe giúp bạn đảm bảo cho những công việc vệ sinh luôn đạt hiệu suất tối ưu, ít gặp trục trặc.

Lựa chọn máy hút bụi có motor khỏe

Nếu bạn chọn mua được chiếc máy hút bụi có động cơ mạnh mẽ. Cũng như trong quá trình hoạt động, thiết bị giữ được độ ổn định và độ bền bỉ cao. Điều đó sẽ giúp máy có lực hút mạnh mẽ và tạo lưu lượng khí cao. Đồng nghĩa với lượng bụi bẩn được thu gom triệt để hơn, nhanh chóng hơn.

Để sản xuất được hệ motor máy hút bụi chất lượng cao không phải điều dễ dàng. Để chắc chắn thiết bị của bạn sở hữu động cơ bền bỉ, mạnh mẽ với thời gian. Nên ưu tiên chọn mua các thương hiệu máy hút bụi công nghiệp giàu kinh nghiệm, sản xuất uy tín.

Máy hút bụi công nghiệp

Máy hút bụi công nghiệp thường được trang bị động cơ mạnh mẽ

Mua máy hút bụi công suất thích hợp

Lựa chọn loại motor phù hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến công việc vệ sinh dọn dẹp. Nếu bạn sử dụng motor quá nhỏ cho một không gian rộng lớn, đồng nghĩa việc thiết bị phải vận hành liên tục. Áp lực làm việc thời gian dài khiến động cơ quá tải, phát nhiệt,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền. Ở mặt khác, nếu chọn công suất quá lớn sẽ gây dư thừa hiệu suất, tốn kém điện năng, chi phí máy móc.

Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, ta có thể chia máy hút bụi ra làm 3 dòng chính:

  • Máy hút bụi 1 motor: Loại công suất nhỏ, phục vụ công tác vệ sinh gia đình hoặc khu vực diện tích nhỏ. Công suất tương ứng nằm trong khoảng 1000W-1600W.
  • Máy hút bụi 2 motor: Loại công suất vừa, phục vụ dọn dẹp tại các văn phòng, trường học, khu công cộng,… Công suất tương ứng thường trong khoảng 1800W-2200W.
  • Máy hút bụi 3 motor: Loại siêu động cơ, công suất cực lớn. Sản phẩm chuyên dùng tại các công xưởng chuyên nghiệp quy mô lớn. Công suất hút bụi khi vận hành có thể đạt đến ngưỡng 3000W.
Phân loại máy hút bụi theo số lượng motor

Phân loại máy hút bụi theo số lượng motor

Những lưu ý khi sử dụng để máy hút bụi bền bỉ

Bên cạnh việc lựa chọn motor máy hút bụi phù hợp, bền khỏe. Việc sử dụng, vận hành máy như thế nào cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc và tuổi thọ sản phẩm. Sau đây là một số lưu ý trong quá trình sử dụng máy hút bụi, khách hàng nên nhớ:

Đảm bảo túi bụi, màng lọc luôn sạch sẽ

Túi lọc/màng lọc là bộ phận rất quan trọng đảm nhiệm công việc giữ lại bụi bẩn trong máy. Đảm bảo cho không khí nhả ra môi trường được sạch sẽ, trong lành. Cũng như ngăn chặn rác thải tràn vào trong các phần động cơ khác. Vì thế, bạn cần thường xuyên làm sạch túi lọc bụi, màng lọc. Như vậy sẽ đảm bảo đường hút được thông thoáng giúp cho hiệu quả hút tốt hơn. Nó còn giúp hạn chế vấn đề nóng động cơ và tình trạng chổi than nhanh mòn.

Không để motor máy hút bụi sinh nhiệt quá tải

Hầu hết các thiết bị hút khử bụi có một lỗ hút tránh quá tải. Trong lúc làm việc bình thường, cơ cấu lò xo sẽ đóng lỗ hút. Còn khi đường hút bị tắc, thì lỗ hút này sẽ được mở để tránh cho việc motor máy hút bụi bị quá tải.

Không làm tắc cửa xả

Cửa xả khí được thiết kế nằm sau thân máy hút bụi là phổ biến. Nó là phần lưu thông đẩy không khí đã lọc sạch bụi ra ngoài. Trả lại môi trường chân không trong máy để đảm bảo lực hút. Nếu vô tình cản hay hạn chế cửa xả này, động cơ sẽ bị nóng và lực hút giảm.

Những lưu ý bảo vệ motor máy hút bụi bền, khỏe theo thời gian

Những lưu ý bảo vệ motor máy hút bụi bền, khỏe theo thời gian

Tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất

Mặc dù đều là các sản phẩm hút – khử bụi, vệ sinh sàn. Thế nhưng do đặc trưng thiết kế khác nhau, cách sử dụng, vận hành và bảo quản máy hút bụi cũng khác nhau. Khi mua hàng, bạn phải chắc chắn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Đồng thời tuân thủ các yêu cầu này thì mới đảm bảo độ bền motor máy hút bụi.

Một số lưu ý khác để bảo vệ motor máy hút bụi

– Đổ bụi thường xuyên, vì túi chứa quá đầy sẽ khiến motor nhanh nóng và hao điện.

– Hạn chế cho máy làm việc liên tục, hạn chế tình trạng đến động cơ quá nóng, gây chập cháy. Theo khuyến nghị chung thì tối đa chỉ nên cho thiết bị làm việc mỗi 30 đến 45 phút thì cần nghỉ ngơi.

– Thực hiện kiểm tra định kỳ, thay thế các chi tiết, bộ phận đã cũ mòn hư hỏng.

– Không nên mạo hiểm tự can thiệp, thay thế phụ tùng. Đặc biệt là tháo dỡ motor máy hút bụi nếu bạn không có kinh nghiệm. Hãy mua máy hút bụi tại các địa chỉ có bảo hành, dịch vụ sửa chữa. Như vậy, khi gặp trục trặc về động cơ hay các vấn đề liên quan, bạn sẽ nhận được hỗ trợ sửa chữa, đảm bảo uy tín theo đúng quy định bảo hành sản phẩm.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Motor máy hút bụi nói chung: Đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý, phân loại, cách sử dụng thiết bị hiệu quả nhất. Nếu bạn có nhu cầu về sản phẩm máy hút bụi công nghiệp tại Hà Nội. Hoặc tìm các loại motor, phụ tùng máy hút bụi chính hãng. Hãy liên hệ 0967 998 9822 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí. Cam đoan các sản phẩm, thiết bị là hàng chính hãng, không độn giá, không nài ép mua hàng!

Xem thêm:

  • Máy sấy khí kiểu làm lạnh là gì?
  • Máy hút bụi Camry – Tổng hợp thông tin quan trọng cần biết!
  • Máy hút bụi Hons – giải pháp diệt khuẩn giường nệm hàng đầu hiện nay
  • Bí quyết sử dụng máy hút bụi cho sàn gỗ | Yêu cầu khi vệ sinh sàn gỗ
  • Máy hút bụi 3 motor – Sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà xưởng
Bài viết liên quan