Trong quá trình học tập khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn như tai nạn, ốm đau…sinh viên sẽ được nhà trường tạo điều kiện bảo lưu kết quả học tập. Vậy bảo lưu là gì? Bảo lưu đại học là gì? Thời hạn bảo lưu được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn để hiểu rõ vấn đề này nhé.
Bảo lưu là gì? Bảo lưu Đại học là gì?
Bảo lưu là việc công nhận kết quả học tập, khối lượng kiến thức mà sinh viên đã tích lũy trước đó, để sinh viên có thể tạm dừng học tập một khoảng thời gian nhất định; rồi quay lại học khi sắp xếp được thời gian phù hợp.
Bảo lưu kết quả học tập là quyền lợi bình thường của sinh viên Đại học. Cho nên, nếu sinh viên đã tham gia học ít nhất 1 kỳ, không thuộc đối tượng xem xét kỷ luật cho thôi học. Việc bảo lưu này sẽ giúp sinh viên có thể tránh được điểm liệt khi không tham gia thi hay không đi học đầy đủ.
Điều kiện bảo lưu kết quả học tập Đại học là gì?
Theo Bộ GD&ĐT ban hành về Quy chế đào tạo trình độ Đại học thì sinh viên được bảo lưu kết quả học tập trong những trường hợp như:
- Được điều động tham gia vào lực lượng vũ trang;
- Được các cơ quan có thẩm quyền điều động, hay đại diện quốc gia tham dự vào các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, tai nạn, thai sản có điều trị thời gian dài, có giấy chứng nhận tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh, có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
- Một số các lý do cá nhân khác nhưng phải học được tối thiểu 1 kỳ ở các cơ sở đào tạo, không thuộc vào trường hợp xem xét kỷ luật hoặc buộc thôi học.
Bảo lưu Đại học được bao lâu?
Mỗi trường Đại học sẽ có những quy định riêng về việc bảo lưu kết quả học tập của sinh viên. Thường thời gian bảo lưu kết quả học tập sẽ kéo dài tối đa là 1 năm.
Tuy nhiên, đối với những sinh viên nghỉ học, bảo lưu vì lý do cá nhân sẽ được quy định như sau: Thời gian bảo lưu kết quả học tập không quá 2 lần so với thời gian theo kế hoạch chuẩn của toàn khóa. Ví dụ: Sinh viên theo học khóa học thời hạn 5 năm thì thời gian được phép bảo lưu là 2 năm.
Theo quy định về bảo lưu kết quả học tập thì thời gian bảo lưu Đại học được tuân thủ theo Khoản 1, Điều 6, như sau:
- Được bảo lưu 2 học kỳ đối với sinh viên theo khóa học dưới 3 năm
- 4 học kỳ với khóa học từ 3 – 5 năm học.
- 6 học kỳ với các khóa học từ 5 – 6 năm học.
Để biết chính xác hơn về bảo lưu kết quả học tập bao lâu, thì sinh viên có thể nhờ tư vấn của phòng Đào tạo hoặc phòng Công tác sinh viên của nhà trường.
Thủ tục, hồ sơ bảo lưu kết quả học tập như thế nào?
Thủ tục nghỉ học tạm thời, bảo lưu kết quả học tập sẽ do quy định của mỗi trường. Để thuận tiện nhất thì sinh viên nên đến các phòng quản lý đào tạo để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể. Sau đó mới chuẩn bị hồ sơ bảo lưu kết quả theo các hướng dẫn và nộp lại cho cán bộ quản lý.
Thông thường, hồ sơ xin bảo lưu kết quả học tập gồm có:
- Đơn xin nghỉ học tạm thời;
- Biên lai nộp học phí với những sinh viên đã học được 1 học kỳ;
- Các giấy tờ chứng minh lý do xin nghỉ như: Giấy xác nhận của bệnh viện, giấy điều động tham gia lực lượng vũ trang…;
Sau khi chuẩn bị xong hết các giấy tờ, hồ sơ để bảo lưu kết quả học tập, sinh viên nộp lại cho phòng đào tạo và đợi nhà trường xem xét, đưa ra quyết định bảo lưu.
Trên đây là những thông tin về bảo lưu Đại học là gì, thời gian, điều kiện cũng như hồ sơ cần để bảo lưu kết quả học tập. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được thủ tục, cách thức, quy định về bảo lưu kết quả học tập để thực hiện nhanh và chính xác nhất.
Xem thêm:
- Khối A gồm những môn nào? Khối A gồm những ngành nào?
- Khối H gồm những môn nào? Các trường đại học khối H
- Khối V gồm những môn nào? Các trường đại học xét tuyển khối V