Hủ tục là thuật ngữ mà chúng ta thường hay nghe thấy nhiều trên các chương trình nói về các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa. Vậy hủ tục là gì? Một số hủ tục cần được loại bỏ ở Việt Nam là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua các thông tin trong bài viết nhé.
Hủ tục là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển Việt Nam, hủ tục là từ được sử dụng để nói đến các phong tục, tập quán đã lạc hậu và lỗi thời. Những phong tục này không mang lại lợi ích cho cộng đồng và gây cản trở cho sự phát triển của con người trong xã hội.
Những hủ tục này được xem là thói hư, tật xấu khiến cho con người, xã hội ngày càng trì trệ và chậm phát triển hơn. Nó là vật cản, gánh nặng cho sự phát triển của toàn xã hội. Đặc biệt, nó gây ảnh hưởng nặng nề với các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, hủ tục có nguồn gốc từ chính đời sống tinh thần của con người trong xã hội. Những hủ tục này có thể đã được tồn tại hàng trăm ngàn năm trước đây rồi.
Trước đây, những hủ tục này được coi là phong tục, tập quán ở từng vùng miền khác nhau, nhưng trải qua nhiều năm biến đổi của con người và xã hội thì những phong tục này đã trở thành các hủ tục lạc hậu cản trở sự phát triển của con người và xã hội.
Có rất nhiều người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số luôn coi hủ tục là những điều thiên kinh địa nghĩa. Con người sống trong xã hội đó bắt buộc phải tuân theo những hủ tục này mà không thể cãi lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng hủ tục là những điều luật có thể thay đổi được. Nó được hình thành và áp dụng ra sao còn tùy thuộc vào con người và phương thức giáo dục của con người ở khu vực đó.
Ví dụ về hủ tục ở Việt Nam
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn hủ tục là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ví dụ cụ thể ở bên dưới đây:
Tục “kéo vợ” của dân tộc Mông được hình thành từ rất lâu đời và cho đến nay vẫn còn diễn ra. Trước kia tục kéo vợ được coi là một nét đẹp văn hóa, nhưng bây giờ nó đã bị biến tướng và được coi là hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ.
Do tục lệ thách cưới của người Mông gồm có bạc trắng, trâu, gà, lợn, rượu, gạo,… khiến cho nhiều gia đình không đủ điều kiện để lo sính lễ ăn hỏi dẫn đến nhiều chàng trai rất khó lấy vợ. Hơn nữa, nhiều gia đình đã ép gả con gái cho nhà giàu để con mình được hưởng giàu sang phú quý, khiến cho nhiều đôi yêu nhau mà không đến được với nhau.
Các đôi trai gái người Mông yêu nhau đã hẹn thề ngày về sống chung cùng một nhà. Nhưng do sự tự trọng, các cô gái không thể tự vào nhà chồng khi chưa dạm hỏi. Vì thế, người Mông mới nghĩ đến việc kéo vợ, đây là khởi đầu cho tục kéo vợ.
Sau khi chọn được người con gái mình mong muốn, chàng trai sẽ tổ chức kéo vợ vào một ngày nhất định. Khi cô gái và bạn bè xuống chợ hay đi ở ven đường, chàng trai sẽ chạy đến kéo tay cô gái
Tuy nhiên, hiện nay tục kéo vợ này đã bị biến tướng gây bức xúc dư luận, không còn phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội nữa. Vậy nên cần phải loại bỏ tập tục lạc hậu này. Các cấp chính quyền địa phương nơi đây cần phải tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình để người dân hiểu rõ.
Một số hủ tục cần loại bỏ ở Việt Nam
Sau khi đã tìm hiểu rõ hủ tục là gì ở bên trên, chắc chắn các bạn đã thấy rõ nó không mang lại lợi ích gì cho xã hội. Để con người và xã hội có thể phát triển văn minh, cần phải loại bỏ những hủ tục lạc hậu này. Dưới đây là một số hủ tục lạc hậu cần phải loại bỏ ở Việt Nam mà các bạn có thể tham khảo:
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Mặc dù tảo hôn và hôn nhân cận huyết là không được khuyến khích nhưng ở các dân tộc thiểu số vẫn có rất nhiều trường hợp xảy ra. Việc này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nòi giống của người mẹ và các thế hệ sau này. Vậy nên, chúng ta cần phải tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này.
Sinh đẻ tại nhà
Tình trạng này còn diễn ra rất nhiều ở các làng của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và cách xa cơ sở y tế. Khi sinh đẻ, họ thường gọi người biết đỡ đẻ đến để đỡ đẻ cho sản phụ.
Việc đỡ đẻ tại nhà không được đảm bảo về mặt y tế, dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến cả sản phụ và trẻ sơ sinh, nhất là những ca đẻ khó. Chúng ta cần phải tuyên truyền và vận động người dân đến các cơ sở y tế gần nhất để sinh đẻ, đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và trẻ sơ sinh.
Cúng khi ốm đau
Đồng bào các dân tộc thiểu số thường quan niệm con người khi bị bệnh là do thần linh phạt, do các con ma hoặc ác quỷ gây ra. Để khỏi được bệnh cần phải làm lễ cúng để tạ lỗi với thần linh và cầu xin thần linh phù hộ.
Hiện nay, có một số làng đồng bào dân tộc cũng đã loại bỏ dần hủ tục này. Khi có người ốm đau, họ đều đưa người ốm đến các trạm y tế và bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, nếu điều trị tại bệnh viện không khỏi mà đưa về, khi về nhà họ có thể sẽ làm lễ cúng ốm đau theo như truyền thống.
Trường hợp này xảy ra nếu trước đây người nhà đã hứa với thần linh mà lại để cho đến khi bị ốm nặng vẫn chưa làm lễ cúng theo lời hứa. Hoặc theo quan điểm là “còn nước còn tát” với mục đích tỏ lòng hiếu thảo và thỏa lòng của người bị ốm,… để lỡ sau khi chết thì sẽ không trách móc hay gây hại cho người còn sống.
Tập tục mời thầy cúng khi bệnh và dùng vật hiến tế còn sống để trị bệnh là mê tín dị đoan, dễ gây ra hoang mang về tinh thần cho người nhà và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của hộ gia đình đó. Vậy nên, chúng ta cần tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tập tục này và đưa người ốm đến bệnh viện để điều trị.
Trọng nam khinh nữ
Đây cũng là một trong những hủ tục phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người coi việc phải có con trai để nối dõi tông đường là điều quan trọng. Một gia đình bắt buộc phải có con trai thì mới không có lỗi với tổ tiên và không bị tuyệt hậu. Nhưng cũng chính bởi quan niệm này mà đã gây ra rất nhiều khó khăn trong các gia đình, đặc biệt là những gia đình không khá giả và còn thiếu thốn vật chất.
Việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu đã tồn tại lâu đời ở các đồng bào vùng cao là điều rất khó. Các cấp chính quyền địa phương cần phải bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp cho phù hợp với thực tế và nhận thức của bà con. Trên hành trình xóa bỏ những hủ tục lạc hậu này, xây dựng nếp sống minh đã xuất hiện những tấm gương dám vượt qua sự phản đối của dân làng để từ bỏ những tập tục lỗi thời.
Hy vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hủ tục là gì? Và một số hủ tục cần phải loại bỏ của Việt Nam. Nếu các bạn còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp nhé.