Phát triển thực vật là nội dung trong môn Sinh học 11, thường xuất hiện trong các bài kiểm tra và bài thi học kỳ. Vậy các bạn biết rõ phát triển thực vật là gì chưa? Các giai đoạn phát triển, tăng trưởng của thực vật là gì?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết về nội dung sinh học này trong bài viết nhé.
Phát triển ở thực vật là gì?
Phát triển ở thực vật là quá trình liên quan đến sự sinh trưởng, phân hóa các tế bào và phát sinh hình thái nhằm tạo ra các cơ quan, bộ phận của thực vật. Những quá trình này xảy ra đồng thời với nhau và liên tục trong quá trình phát triển của thực vật.
Quá trình sinh trưởng ở thực vật gồm tăng trưởng về chiều cao, chiều rộng, số lượng tế bào và khối lượng của thực vật. Quá trình phân hóa các tế bào có liên quan đến sự phân chia tế bào, sự phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau để tạo ra những bộ phận khác nhau của thực vật. Quá trình phát sinh hình thái chính là quá trình mà các tế bào phát triển và thay đổi hình dạng nhằm tạo ra các cơ quan, bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa và trái.
Các quá trình này đều phụ thuộc vào sự điều chỉnh gen và yếu tố môi trường (gồm ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và khí hậu). Những yếu tố này có ảnh hưởng rất đến quá trình phát triển và sự thích nghi với môi trường sống của các loài thực vật.
Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa
Sau khi tìm hiểu chi tiết về khái niệm phát triển ở thực vật là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn phát triển của thực vật có hoa nhé.
Số lượng các giai đoạn thường được sử dụng để mô tả sự phát triển của thực vật thường sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 6. Tuy nhiên, cũng có thể phân loại tới 8 hoặc nhiều giai đoạn phát triển của thực vật hơn nữa để có rõ hơn về quá trình phát triển. Dưới đây là 7 giai đoạn phát triển của thực vật có hoa:
- Giai đoạn 1: Nảy mầm
- Giai đoạn 2: Tăng trưởng lá
- Giai đoạn 3: Vừa chớm nở
- Giai đoạn 4: Ra hoa và thụ phấn
- Giai đoạn 5: Hình thành quả và hạt
- Giai đoạn 6: Thu hoạch quả chín (Phát tán quả và hạt)
- Giai đoạn 7: Ngủ đông
Các giai đoạn phát triển ở cây hàng năm
Những thông tin trên chắc chắn đã giúp các bạn hiểu rõ phát triển ở thực vật có hoa là gì rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn phát triển ở cây hằng năm.
Nảy mầm
Đầu tiên, hạt sẽ nảy mầm và tạo thành một cây mới. Khi điều kiện thích hợp, cây hàng năm sẽ nảy mầm rất nhanh và thường chỉ trong vòng một hoặc hai tuần sau khi trồng, thậm chí là trong vài ngày đầu tiên.
Sự nảy mầm thường diễn ra ở dưới lòng đất, vì vậy chúng ta thường không được chứng kiến giai đoạn tăng trưởng này của thực vật. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ quá trình này trong thực tế của các hạt nảy mầm để làm thực phẩm.
Tăng trưởng lá
Khi cây tiếp tục phát triển và vượt qua được giai đoạn cây con, nó sẽ trải qua giai đoạn phát triển lá bằng khả năng quang hợp và thu năng lượng từ ánh sáng của mặt trời.
Khi những chiếc lá mọc lên trên mặt đất, hệ thống rễ cây sẽ phát triển để cho cây hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng nằm sâu hơn trong đất. Nhiều loại cây hàng năm như rau diếp, rau bina thường được trồng chỉ để lấy lá. Trong trường hợp này, cây có thể sẽ không bao giờ có cơ hội phát triển được sang các giai đoạn sau như ra hoa và tạo hạt.
Ra hoa
Cây hàng năm có sự phát triển rất mạnh mẽ để ra được nhiều hoa trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điều này là do chúng có tuổi thọ ngắn.
Trong trường hợp thời tiết mát mẻ, quá trình này sẽ được kích hoạt bất cứ khi nào mà thời tiết trở nên nóng và khô. Cây sẽ mọc lên một thân cây với nhiều nụ và hoa.
Tạo quả và hạt giống
Các loại cây hàng năm được trồng với mục đích lấy quả thì chúng sẽ được thu hoạch ngay sau giai đoạn ra hoa và trước khi hạt chín. Khi các thực vật sản sinh ra các chất kích thích tố để hạt chín thì chúng sẽ ngừng ra hoa và dồn năng lượng để nuôi dưỡng hạt và để hạt chín.
Các giai đoạn phát triển ở cây lâu năm
Như vậy với các thông tin bên trên, các bạn có thể hiểu rõ phát triển thực vật là gì và các giai đoạn phát triển của thực vật hằng năm rồi. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình phát triển ở thực vật lâu năm.
Cây lâu năm có khả năng sống được trong thời gian rất dài. Điều này có nghĩa là chúng không vội vàng để ra hoa, kết trái trong năm đầu tiên hoặc năm thứ hai.
Dưới đây là một số đặc điểm khác biệt chính mà các bạn cần biết về sự phát triển của cây lâu năm:
- Cây lâu năm thường sẽ có thời gian nảy mầm dài hơn rất nhiều so với cây hàng năm.
- Chúng cũng rất nhạy cảm với thời tiết khắc nghiệt khi còn nhỏ, nhưng đều có thể chịu đựng được thời tiết cực kỳ nóng và khô khi đã trưởng thành.
- Cây lâu năm thường dành nhiều năm chỉ để phát triển bộ lá và rễ trước khi ra hoa và tạo hạt.
- Khi cây lâu năm đã được thiết lập tốt, thời gian ra hoa của chúng cũng có thể kéo dài hơn rất nhiều so với cây hàng năm.
- Sau khi quá trình thụ phấn xảy ra, quả và hạt đôi khi cũng cần nhiều thời gian hơn để chín.
- Vào cuối mùa sinh trưởng, cây lâu năm thường sẽ không chết mà thay vào đó chúng sẽ tích trữ năng lượng cho các chu kỳ sinh trưởng tiếp theo trong tương lai. Năng lượng này sẽ được lưu trữ khác nhau, tùy thuộc vào loại cây thân thảo hay thân gỗ.
Xem thêm:
- Hoocmôn thực vật là gì? Cho ví dụ? Đặc điểm, phân loại, vai trò
- San hô là gì? Thuộc ngành nào? Là động vật hay thực vật? Thông tin thú vị san hô
- Cảm ứng ở thực vật là gì? Đặc điểm, vai trò và các hình thức cảm ứng ở thực vật
Ý nghĩa của phát triển ở thực vật
Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ phát triển ở thực vật là gì và các giai đoạn phát triển ở thực vật như nào rồi. Vậy ý nghĩa của quá trình phát triển ở thực vật là gì?
Trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển của các loài thực vật, các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn về cơ chế điều chỉnh của quá trình phát triển ở thực vật. Đồng thời, tìm cách ứng dụng những các kiến thức này vào thực tế để cải thiện giống của các loại cây trồng và đối phó với các vấn đề môi trường.
Phát triển ở thực vật là một quá trình vô cùng quan trọng, mang lại rất nhiều ý nghĩa đối với sự sống, sự phát triển của thực vật, con người và môi trường sống xung quanh:
- Đối với thực vật, quá trình phát triển giúp chúng tạo ra các bộ phận và cơ quan để hoàn thành được các chức năng như hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng, sản xuất và lưu trữ năng lượng, thực hiện chức năng sinh sản và tương tác với môi trường. Quá trình phát triển cũng giúp cho thực vật thích nghi được với môi trường sống, đối phó được với những điều kiện khắc nghiệt như khí hậu khô hạn, đất nghèo dinh dưỡng,…
- Đối với con người, phát triển của thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm và các nguyên liệu quan trọng như gỗ, vải, dược phẩm và nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, các loại cây trồng cũng giúp cho môi trường sạch hơn, cải thiện được chất lượng không khí.
- Đối với môi trường sống, sự phát triển ở thực vật cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ chặt đất chống xói mòn, cải thiện chất lượng của nước và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Nó giúp ngăn chặn quá trình xói mòn, sạt lở đất, giảm thiểu nguy cơ lũ lụt. Đồng thời, cải thiện chất lượng nguồn nước bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất ô nhiễm.
Như vậy, phát triển ở thực vật mang lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống và sinh trưởng của cả thực vật lẫn môi trường sống chung.
Ngoài ra, phát triển của thực vật còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu sự tác động của con người đến môi trường. Ví dụ, cây trồng có khả năng hấp thụ được các chất độc hại từ sản xuất công nghiệp thải ra, giúp làm giảm thiểu sự ô nhiễm trong không khí và nguồn nước. Cây cối cũng giúp giảm thiểu lượng khí thải và cacbon đen trong quá trình hô hấp; giúp giảm thiểu được hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi khí hậu.
Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ phát triển ở thực vật là gì? Các giai đoạn phát triển ở thực vật hằng năm và lâu năm? Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.