Hoàng Liên Sơn là dãy núi khá nổi tiếng của nước ta vì có nhiều địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích như Sapa, Phanxipang,… Vậy các bạn có biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào không? Thuộc tỉnh nào?. Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu các thông tin chi tiết về dãy núi này nhé.
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào? Thuộc tỉnh nào?
Hoàng Liên Sơn là dãy núi ở vùng Tây Bắc của Việt Nam. Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn là vì ở đây có rất nhiều cây hoàng liên. Người dân tộc Thái thường gọi dãy núi này là Khau Phạ, có nghĩa là “sừng trời”.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào? Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2 con sông là sông Hồng và sông Đà. Dãy núi này chạy dài 180km, rộng gần 30km với nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc và thung lũng thường hẹp, sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất ở nước ta và được xem là “nóc nhà” của Tổ quốc.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở tỉnh nào? Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài đến tận phía tây của tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối cùng của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng ở phía Đông Nam của dãy núi Himalaya.
Phần ở phía Tây Bắc của dãy núi có rất nhiều ngọn núi cao trên 2.800m, trong đó có ngọn Phanxipang có độ cao 3143m (có tài liệu còn nói Phan Xi Păng cao đến tận 3542m), cao nhất vùng Đông Dương. Ngoài ra, tại đây còn có ngọn Tả Giàng Phình với độ cao 3.090m, Pú Luông với độ cao 2.938m.
Đặc điểm dân cư và khí hậu ở dãy Hoàng Liên Sơn
Dân cư
Bởi đặc điểm địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn khá phức tạo với đồi núi cao, dốc, thung lũng sâu nên dân cư ở đây rất thưa thớt. Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn như người Dao, người Thái, người Mông,…
Mỗi dân tộc sẽ có cách ăn mặc riêng biệt, thường là các trang phục truyền thống với các họa tiết thêu trang trí rất công phu, màu sắc rực rỡ và bắt mắt.
Giao thông ở khu vực này cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi có những dốc núi cao, hiểm trở. Vậy nên người dân ở đây đã quen đi bộ hoặc ngựa thông qua các con đường mòn.
Các dân tộc thiểu số ở đây thường sống tập trung thành các bản làng và nằm cách xa nhau. Ở khu vực sườn núi hay các thung lũng thường sẽ đông dân hơn những khu vực khác.
Dân cư ở dãy Hoàng Liên Sơn phân bố từ thấp tới cao, cụ thể là:
- Độ cao dưới 700m: Chủ yếu là người dân tộc Thái sống.
- Độ cao 700 – 1000m: Chủ yếu là người dân tộc Dao sống
Người dân ở đây sống chủ yếu ở các nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Ngày nay, rất nhiều nơi còn có thêm các ngôi nhà sàn lợp ngói với tính kiên cố cao hơn, hạn chế được những tác động của nắng, mưa và gió.
Khí hậu
Với vị trí địa lý cao, dãy Hoàng Liên Sơn thường có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều, những tháng mùa đông còn có thể xuất hiện tuyết rơi.
- Độ cao từ 2000 – 2500m: Mưa nhiều và khí hậu rất lạnh
- Độ cao trên 2500m: Mây mù quanh năm bao phủ, khí hậu lạnh hơn và gió thổi mạnh.
Tiềm năng du lịch ở dãy Hoàng Liên Sơn
Sau khi đã tìm hiểu rõ “Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào? Nằm ở tỉnh nào?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về tiềm năng du lịch của dãy núi này nhé. Hoàng Liên Sơn có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và là địa điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách.
Trải nghiệm cảnh quan
Đỉnh Fansipan
Đây là một trong những địa điểm dừng chân yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là các phượt thủ của Việt Nam trên đường chinh phục “nóc nhà Đông Dương”.
Hiện tại, con đường lên đỉnh Fansipan đã được lắp đặt hệ thống cáp treo hoạt động từ 7h30 – 16h30 hàng ngày. Điều này giúp phục vụ cho các du khách di chuyển lên đỉnh núi dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một vé khứ hồi cho người lớn đi cáp treo có giá là 700.000đ, vé dành cho trẻ em là 500.000đ. Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn cách di chuyển leo bộ để có thể từ từ tận hưởng những cảnh đẹp thiên nhiên tại nơi đây.
Vườn quốc gia Hoàng Liên
Một địa điểm nữa mà các bạn cũng có thể ghé thăm khi đến Hoàng Liên Sơn, đó chính là vườn quốc gia Hoàng Liên – rừng đặc dụng rất quan trọng nằm ở độ cao từ 1000 – 3000m. Tới đây, các bạn sẽ được hòa mình vào môi trường sinh thái phong phú, trải nghiệm cuộc sống giữa thiên nhiên, khí hậu đặc biệt với 4 mùa trong 1 giờ.
Đây chắc chắn là một địa điểm rất lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, đam mê khám phá thế giới tự nhiên.
Sapa
Đây là một địa điểm đã được đầu tư khai thác du lịch lớn nhất tại dãy Hoàng Liên Sơn. Với gần 160 cơ sở homestay đã đem lại doanh thu hàng chục tỷ mỗi năm ở các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn,…
Sapa là một vùng đất ẩn chứa biết bao cảnh sắc thiên nhiên với bức tranh xanh ngát của đồi núi kết hợp cùng các kiến trúc xây dựng hài hòa, tạo nên một không gian tổng thể rất thơ mộng, hấp dẫn. Thành phố Sapa đắm chìm trong làn mây bồng bềnh, huyền ảo như chốn thần tiên và khí hậu mát mẻ. Đặc biệt, vào thời điểm mùa đông lại càng khiến cho du khách thích thú khi xuất hiện những hạt tuyết rơi.
Trải nghiệm văn hóa
Tới Hoàng Liên Sơn, các bạn còn có thể trải nghiệm các lễ hội vô cùng đặc sắc của người dân tộc thiểu số nơi đây. Chẳng hạn như: Múa quạt, múa xòe, ném còn, múa sạp, hội xuống đồng,…
Người dân thường sẽ diện những trang phục vô cùng tỉ mỉ và màu sắc sặc sỡ. Các bạn có thể tìm mua để làm kỉ niệm hoặc làm quà để tặng cho bạn bè, người thân trong chuyến du ngoạn này. Chợ phiên, chợ tình cũng là những đặc điểm văn hóa rất đặc trưng khi khám phá ở Hoàng Liên Sơn.
Trải nghiệm ẩm thực
Ẩm thực ở Hoàng Liên Sơn cũng rất đa dạng và phong phú. Các bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ngon miền núi ở thị trấn Sa Pa như thắng cố (món ăn của người Mông được nấu từ thịt ngựa, thịt bò và nội tạng của chúng), cơm lam, thịt lợn mán nướng, gà, cá thác lác, xôi ngũ sắc,…
Để chống chọi được với thời tiết lạnh giá ở vùng cao, các bạn có thể lựa chọn ăn lẩu cá hồi hoặc cá tầm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn vô cùng lạ miệng khác ở đây như lạp xưởng SaPa, thịt trâu gác bếp, phở Bắc Hà,… do chính tay những người dân tộc ở nơi đây chế biến.
Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ về dãy núi Hoàng Liên Sơn. Từ đó trả lời được những vấn đề như dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào? Thuộc tỉnh nào? Đặc điểm dân cư và khí hậu ở đây như nào?… Nếu các bạn còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài viết, hãy đặt câu hỏi bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.
Xem thêm:
- Đèo nào dài nhất Việt Nam? TOP 10 đèo dài nhất Việt Nam 2023
- Sông Mê Kông bắt nguồn từ đâu? Chảy qua bao nhiêu quốc gia?
- Sông Bạch Đằng ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Có sự kiện lịch sử gì?