[Ngữ Văn 6] Phó từ là gì? Phân loại, ý nghĩa và ví dụ cụ thể

Phó từ là loại từ được sử dụng rất phổ biến trong ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, nó ít được nhắc đến nhiều người không biết rõ. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu rõ hơn về loại từ này nhé.

Phó từ là gì?

Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, phó từ là những từ được sử dụng kèm với các động từ, tính từ, trạng từ nhằm hỗ trợ, trợ giúp cho trạng từ, động từ và tính từ được rõ nghĩa hơn trong giao tiếp và trong văn viết.

Phó từ giúp động từ, tính từ được rõ nghĩa hơn trong câu

Phó từ giúp động từ, tính từ được rõ nghĩa hơn trong câu

Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động và tính chất giống như danh từ, động từ, tính từ. Chính vì vậy, phó từ là hư từ, còn danh từ, động từ và tính từ là những thực từ. Phó từ không đi kèm trực tiếp với danh từ mà chỉ đi kèm với tính từ và động từ. 

  • Các phó từ hay đi kèm cùng động từ phải kể đến là: đã, từng, chưa, đang,…
  • Các phó từ đi kèm với tính từ có thể kể đến là: Quá, hơi, khá, lắm,…

Ví dụ về phó từ:

  • Mẹ em đi làm đã về. (Phó từ đã chỉ quan hệ thời gian).
  • Công viên hòa bình to quá. (Phó từ quá chỉ mức độ).
  • Ông nội em vẫn đang đọc báo (Phó từ đang chỉ sự tiếp diễn).

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phó từ

  • Trong câu, phó từ chỉ có vai trò là hư từ nên không thể dùng để gọi tên cho một tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật nào đó.
  • Phó từ không đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho danh từ được. Nó chỉ có thể được sử dụng kèm với tính từ và động từ. Ví dụ như: Chúng ta có thể nói rằng “sẽ trở lại”, “rất đẹp” chứ không thể nói là “sẽ giáo viên” hay “rất công nhân” cả.

Phân loại phó từ 

Sau khi tìm hiểu rõ phó từ là gì lớp 6 ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại phó từ trong phần này. Để sử dụng phó từ dễ dàng và hiệu quả, tránh gây nhầm lẫn khi sử dụng trong giao tiếp hay văn viết thì phó từ được chia ra làm hai loại dựa theo vị trí đặt trong câu với các động từ, tính từ. Cụ thể như sau:

Các loại phó từ 

Các loại phó từ

Phó từ đứng trước động từ và tính từ: Những phó từ này sẽ giúp làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,… được nêu ở động từ, tính từ như thời gian, mức độ, sự tiếp diễn, phủ định hay sự cầu khiến. Cụ thể là:

  • Phó từ về quan hệ thời gian như: Đã, sắp, từng,… 

Ví dụ: Thanh đã từng yêu cô ấy. (Trong câu này thì phó từ “đã từng” được sử dụng để giúp biểu thị cho khoảng thời gian trong quá khứ, hỗ trợ thể hiện trạng thái của Thanh đã có mối quan hệ tình cảm với một cô gái nào đó.)

  • Phó từ chỉ mức độ, như là: Rất, khá,…

Ví dụ: Cô ấy rất thích chiếc điện thoại kia. (Trong câu này, phó từ được sử dụng là “rất” được đặt ở trước động từ thích nhằm nhấn mạnh mức độ thích của cô gái đối với chiếc điện thoại).

  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn phải kể đến như: Vẫn, cũng, đang,…

Ví dụ: Trời đang mưa rất to. (Trong câu này, phó từ “vẫn” được sử dụng để thể hiện trạng thái liên tục mưa và chưa có dấu hiệu dừng lại.

  • Phó từ chỉ sự phủ định như: Không, chẳng, chưa,…

Ví dụ: Hằng không đi mua đồ ăn vào trời mưa. (Trong câu này phó từ được sử dụng là “không” thể hiện hành động phủ định của Hằng sẽ không đi mua đồ ăn khi trời mưa.

  • Phó từ cầu khiến như là: Hãy, thôi, đừng, chớ…

Ví dụ: Xin anh hãy giúp em vượt qua được kì thi này. (Trong câu này, phó từ “hãy” được sử dụng để thể hiện hành động yêu cầu nhờ sự giúp đỡ của người nói với một người anh nhằm mục đích có thể vượt qua được kỳ thi sắp tới.

Phó từ có vai trò rất quan trọng trong câu nói và văn viết

Phó từ có vai trò rất quan trọng trong câu nói và văn viết

Phó từ đứng sau động từ và tính từ: Thông thường nhiệm vụ của phó từ là bổ sung thêm nghĩa về mức độ, khả năng,… cho động từ và tính từ. Để làm rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phân tích một số ví dụ dưới đây:

  • Đối với Phó từ bổ nghĩa về mức độ như: Rất, lắm, quá.

Ví dụ: Chiếc xe ô tô đó chạy rất nhanh khi ở trên đường cao tốc. (Trong câu này, phó từ “rất” được sử dụng để hỗ trợ cho động từ “chạy” của chiếc ô tô với mức độ vận tốc rất nhanh khi di chuyển trên cao tốc.)

  • Phó từ nói về khả năng như: Có thể, có lẽ, được,…

Ví dụ: Nếu tôi đến đúng giờ có lẽ không bị phạt. (Trong câu này, phó từ “có lẽ” được sử dụng để giúp hỗ trợ thể hiện cho khả năng phán đoán của người nói rằng sẽ không bị phạt khi đi làm đúng giờ.

  • Đối với các phó từ nói về kết quả như: Ra, đi, mất.

Ví dụ: Nếu tôi cố níu kéo thì cô ấy cũng sẽ không bỏ đi. (Trong câu này, phó từ được sử dụng là từ “đi” để hỗ trợ cho động từ chỉ kết quả bỏ đi của cô gái

Xem thêm: Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ chính xác, chuẩn nhất hiện nay

Ý nghĩa của phó từ trong câu

Phó từ thường đi kèm với động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa về các mặt sau đây:

Phó từ giúp câu nói có ý nghĩa rõ ràng hơn

Phó từ giúp câu nói có ý nghĩa rõ ràng hơn

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian (như các phó từ: Đang, sẽ, sắp, đương,…)

Ví dụ cụ thể: Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú. 

=> “Đang” chính là phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian rằng câu chuyện đang xảy ra ở hiện tại.

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự (như các phó từ: vẫn, cũng,…)

Ví dụ: Ngoài vẽ tranh ra thì tôi cũng viết truyện.

=> “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn của hai nghề mà nhân vật “tôi” làm.

  • Bổ sung ý nghĩa về mức độ cho câu nói hay văn viết (Như các phó từ: rất, lắm, quá,…).

Ví dụ: Chiếc váy này rất đẹp. => “rất” là phó từ chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của chiếc váy.

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định (như các phó từ: chẳng, chưa, không,…)

Ví dụ: Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi cảm thấy căng thẳng không nói nên lời. => “Không” thể hiện về sự phủ định.

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến (như các phó từ: đừng, thôi, chớ,…)

Ví dụ: Đừng làm gì có lỗi với cậu ấy. => “Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến rằng không nên làm điều có lỗi.

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng (như các phó từ: có thể, có lẽ, không thể,…)

Ví dụ: Những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu.

  • Bổ sung ý nghĩa về kết quả (như các phó từ: mất, được,…)

Ví dụ: Con chuột nhân lúc mèo ta không để ý đã chạy mất khỏi hang.

  • Bổ sung ý nghĩa về tần số (như các phó từ: thường, luôn,…)

Ví dụ: Chúng tôi thường hay thuyết trình về chủ đề tài sản thừa kế trong các buổi học luật dân sự.

  • Bổ sung ý nghĩa về tình thái (như các phó từ: đột nhiên, bỗng nhiên,…)

Ví dụ: Ngôi sao băng đột nhiên lướt qua trên bầu trời.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ phó từ là gì? Phân loại, ý nghĩa của nó như nào? Nếu có gì còn thắc mắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan