Tứ diệu đế là gì? 4 sự thật về kiếp người mà các bạn nên biết

Tứ diệu đế chính là lời dạy đầu tiên của Đức Phật dành cho những học trò của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa hiểu nghĩa của tứ diệu đế là gì? Gồm những gì? Vậy nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những thông tin này để hiểu rõ hơn về lời dạy của Đức Phật nhé.

Tứ diệu đế là gì?

Để các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tứ diệu đế là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nghĩa của từng từ, cụ thể như sau:

  • Tứ có nghĩa là bốn.
  • Diệu là điều diệu kỳ, phép nhiệm màu.
  • Đế là sự thật. 

Như vậy, “Tứ diệu đế” có nghĩa là bốn sự thật diệu kỳ. Ngoài ra, Tứ Diệu đế còn được gọi là Tứ chân đế, Tứ Thánh đế hay là Tứ đế. Đây chính là bốn điều chân thật mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra, chứng nghiệm và tuyên bố về cuộc sống của một kiếp nhân sinh.

Ý nghĩa của Tứ diệu đế trong đạo Phật

Ý nghĩa của Tứ diệu đế trong đạo Phật

Nhân duyên ra đời của Tứ diệu đế 

Sau khi tìm hiểu rõ về Tứ Diệu đế là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân ra đời của tứ diệu đế. Sau 49 ngày đêm ngồi thiền định ở dưới gốc cây Bồ Đề, Thái tử Tất Đạt Đa đã đạt được thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành một bậc Chính Đẳng Chính Giác, lấy hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của pháp giới và thấu tỏ về 4 sự thật của thế gian, đó chính là Tứ Diệu Đế. 

Nhân duyên ra đời của Tứ diệu đế

Nhân duyên ra đời của Tứ diệu đế

Khi đó, tâm Ngài đã lắng trong thanh tịnh, diệt trừ được hoàn toàn mọi sự đau khổ, cấu uế và phiền não ở  trong tâm trí. Với lòng từ bi vô tận, Đức Phật muốn đem sự thật này để thuyết giảng và giáo hóa lại cho khắp muôn loài giúp đưa chúng sinh thoát được vòng sinh tử luân hồi. 

Vậy nên, Tứ Thánh đế được Đức Phật thuyết ngay trong bài kinh đầu tiên, được gọi là chuyển bánh xe Pháp và trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Đức Phật đến vườn Na, thành Ba La Nại để thuyết Pháp độ cho năm anh em nhà ông Kiều Trần Như.

Ngài đã độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như chứng quả và giác ngộ được sự giải thoát. Từ đây, tăng đoàn cũng được thành lập và mở ra con đường hoằng dương chính Pháp vô cùng rộng lớn cho sau này.

Xem thêm: Vô minh là gì? Có ý nghĩa thế nào trong Phật giáo

4 sự thật về kiếp người trong tứ diệu đế của Phật giáo

Sau khi tìm hiểu rõ về “Tứ diệu đế là gì? Tứ thánh đế là gì?” ở bên trên, trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Tứ Diệu đế của Phật giáo gồm những gì nhé. Tứ diệu đế gồm 4 sự thật là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng sự thật của kiếp người ở bên dưới đây.

Khổ đế 

Đức Phật đã nói rằng đời khổ chính là sự thật. Sinh, lão, bệnh, tử cũng là khổ; yêu nhau mà phải xa, ghét nhau mà phải gặp mặt, cầu mong mà không được toại ý cũng là khổ và thân ngũ ấm xí thịnh cũng là khổ. Đó chính là 8 nỗi khổ lớn nhất mà chúng sinh nào cũng sẽ gặp phải. Dẫu cho chúng ta có làm vua, làm tướng, hay làm gì đi chăng nữa thì cũng phải chịu khổ, chịu quy luật vô thường mà khổ. 

Mưa phùn ảnh hưởng đến cuộc sống

Đức Phật giảng dạy cho các đệ tử về tứ diệu đế

Tập đế 

Sự thật thứ hai mà Đức Phật muốn truyền đạt cho chúng sinh chính là Tập đế. Tập ở đây được hiểu là nguyên nhân tích tụ, huân tập lâu ngày mà thành. Còn đế chính là sự thật. Như vậy, Tập đế nghĩa là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của các chúng sinh.

Nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của chúng sinh là vô minh và ái dục. Ái dục chính là sự tham đắm và bám víu vào ngũ dục lục trần. Vô minh là sự chấp thủ về cái ta hay cái của ta; chấp thủ về tôi hay cái của tôi; bám chấp và cho rằng cái của tôi chính là thật. Vô minh và ái dục chính là gốc rễ sâu xa dẫn đến việc sinh ra quả khổ cho chúng ta ở đời này.

Diệt đế 

Chân lý thứ ba đã được nhắc đến là Diệt đế. Chữ “diệt” ở đây có nghĩa là chết, diệt hết hay không còn. Như vậy diệt đế tức là sự thật về việc diệt hết các nỗi khổ ở trong cuộc đời này.

Diệt đế (còn được gọi là Niết Bàn) là sự vắng bóng của tất cả mọi sự khổ đau, phiền não đã được diệt hết sạch sẽ và ở đó không còn một chút nào cho sự khổ đau cả.

Đạo đế

Đạo đế là con đường để cho chúng ta đi được đến Niết bàn. Trong đó, đạo là con đường giúp chúng ta đi được đến chỗ diệt hết được mọi khổ hoặc là phương pháp, cách thức để đi đến chỗ diệt được hết khổ đau.

Đạo đế là con đường diệt khổ cho mọi chúng sinh

Đạo đế là con đường diệt khổ cho mọi chúng sinh

Đức Phật đã từng dạy rằng: “Sự thật thứ tư chính là con đường diệt khổ được cho tất cả mọi chúng sinh.” Nó còn được gọi là con đường thực hành tám điều hay Bát Chính Đạo. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất là chính chi kiến, là hiểu biết chân chính và nhận thức một cách đúng đắn.
  • Thứ hai là tư duy, là suy nghĩ đúng đắn phải được dựa trên cơ sở của chính kiến, từ nhận thức ban đầu mà chúng ta mới có tư duy đúng đắn.
  • Thứ ba là chính ngữ, lời nói chân chính. Từ tư duy cho đến ngôn ngữ, tư duy chân chính thì mới có thể nói ra lời chân chính được, không nói những lời ác độc hay lời tổn hại người khác.
  • Thứ tư là chính nghiệp, là tạo ra nghiệp chân chính. Chúng ta có ba nghiệp ở thân tâm này, đó là: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
  • Thứ năm là chính mạng, là việc nuôi sống mạng của mình bằng cách chân chính, không bằng những nghề nghiệp ác hay tà.
  • Thứ sáu là chính tinh tấn, là sự nỗ lực và chăm chỉ theo một cách đúng đắn.
  • Thứ bảy là chính niệm, là những suy nghĩ và nhớ nhung đến những điều đúng đắn.
  • Thứ tám là chính định, là những ý định đúng đắn, chân chính.
Xem thêm: Nhân sinh quan là gì? Quan điểm nhân sinh quan trong Phật giáo, Triết học

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ tứ diệu đế là gì? Tứ diệu đế gồm những gì?. Nếu có vấn đề gì chưa rõ hay muốn đóng góp về nội dung bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để nhận được lời giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan