Doanh thu và doanh thu thuần là 2 khái niệm thường rất hay bị nhầm lẫn vì vậy để giúp các bạn hiểu được chính xác doanh thu thuần là gì chúng tôi xin chia sẻ các thông tin trong bài viết dưới đây.
Khái niệm doanh thu thuần
Doanh thu thuần là doanh thu không kèm theo thuế, hay còn được hiểu là doanh thu trước thuế. Vai trò của doanh thu thuần được sử dụng để có thể xác định kết quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp, công ty, nhà hàng… ở trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Doanh thu thuần có tên gọi tiếng anh là Net revenue. Ngoài ra, lợi nhuận tổng tiếng Anh là Gross profit. Doanh thu tổng có tên tiếng anh là Gross revenue.
Doanh thu thuần (Net Revenue) là nguồn doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cùng các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại. Đây là doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu
Doanh thu được hiểu là doanh thu bán hàng hoặc doanh thu cung cấp dịch vụ. Đây là tổng giá trị của các sản phẩm và các dịch vụ bán ra được hiểu là sự tiêu thụ nhân với đơn giá sản phẩm sau đó cộng thêm các khoản phụ thu khác.
Công thức tính doanh thu
Doanh thu = Tổng giá trị sản phẩm/ dịch vụ bán ra x Đơn giá sản phẩm/Dịch vụ + các khoản phụ thu khác.
Doanh thu thuần tính như thế nào? Doanh thu thuần không phải được tính toán chính xác theo đúng công thức theo theo quyết định của nhà nước chứ không thể tính một cách tùy tiện được. Trong đó doanh thu thuần được tính dựa vào quy định số 15/2006/QĐ-BTC của nhà nước như sau:
Công thức tính doanh thu thuần
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể trong một thời điểm của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu trong thời điểm đó.
Trong đó:
+ Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: Là tổng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, là tổng các giá trị của tất cả các sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu:Đây là các khoản bao gồm ( thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, và thuế giá trị gia tăng).
Ngoài ra, bạn cũng có thể tính kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong kỳ:
+ Nợ TK 511: Doanh thu thuần về sản phẩm tiêu thụ bên ngoài
+ Nợ TK 512: Doanh thu thuần về sản phẩm tiêu thụ nội bộ
+ Có TK 911(Hoạt động tiêu thụ): Tổng doanh thu thuần về lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Các nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Ngoài việc tìm hiểu xem doanh thu thuần là gì, thì chúng ta cần nắm được rõ doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp sẽ phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thế nào. Những nhân tố gây ảnh hưởng đến doanh thu thuần đó là:
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm sản xuất luôn có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ít mà nhu cầu tiêu thụ lớn ( cung < cầu). Điều này sẽ dẫn đến tổng doanh thu của doanh nghiệp cao.
Trong trường hợp sản phẩm sản xuất ra thị trường vượt quá nhu ( cung > cầu). Lúc này, sản phẩm không tiêu thụ hết, hàng tồn kho nhiều và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút.
Do đó doanh nghiệp cần phải nắm rõ nhu cầu thị hiếu của thị trường và đánh giá đúng khả năng tiêu thụ các sản phẩm từ đó mới có thể xác định khối lượng sản phẩm sản xuất ra cho phù hợp. Đây thường được coi là yếu tố mang tính chủ quan của đơn vị sản xuất, nó phản ánh được quá trình tìm hiểu thị trường cũng như công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ
Chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện qua kiểu dáng, mẫu mã hay khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường… Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ làm ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ của sản phẩm.
Nếu chất lượng sản phẩm tốt thì giá bán sẽ cao và ngược lại, chất lượng không đảm bảo thì mức giá thành thấp. Chất lượng sản phẩm như thế nào thì sẽ quyết định mức độ tín nhiệm với người tiêu dùng. Là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo ra sự cạnh tranh và cũng là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.
Đây là một trong những yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, thể hiện trình độ của công nghệ sản xuất, chất lượng nhân công của doanh nghiệp cùng khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp.
Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ
Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất và kinh doanh nhiều loại mặt hàng với đủ mẫu kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng chính là tỷ trọng về giá trị của một mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng ở trong một kỳ cố định.
Nếu doanh nghiệp làm tăng tỷ trọng của sản phẩm ở mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng những mặt hàng có mức sinh lời thấp ( mức lợi nhuận đặc trưng không đổi) thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, và ngược lại.
Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ hàng hóa sẽ khiến cho doanh thu của cả doanh nghiệp thay đổi. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc giữ chữ “tín” với khách hàng đang là một điều quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi kết cấu mặt hàng để phù hợp đáp ứng với nhu cầu thị yếu của người dùng và làm tăng doanh thu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín với khách hàng để tạo nền tảng phát triển bền lâu.
Giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
Đây là một trong những nhân tố quan trọng được nhắc đến ngay từ đầu khi định nghĩa doanh thu thuần là gì. Trong điều kiện các yếu tố không đổi và giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đồng nghĩa với việc doanh thu bán hàng của một đơn vị sẽ tăng lên, và ngược lại.
Tuy nhiên, khi thực hiện tăng giá cả của hàng hóa thì thường khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ có xu hướng giảm. Còn nếu khi giảm giá cả thì khối lượng tiêu thụ hàng hóa lại có xu hướng tăng.
Trong một số trường hợp, tăng giá sản phẩm, dịch vụ cũng không phải là biện pháp thích hợp để làm tăng doanh thu. Nếu giá cả tăng không hợp lý với chất lượng và giá trị mà sản phẩm đem lại sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, tồn kho hàng hóa, thậm chí còn làm cho doanh thu giảm xuống. Giá cả tăng hay giảm một phần cũng do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định. Chính vì thế mà các doanh nghiệp cần đưa ra một chính sách bán hàng cũng như điều chỉnh mức giá hợp lý.
Nhu cầu thị trường và chính sách bán hàng thông minh
Đây là nhân tố quan trọng làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp hiện nay. Nếu sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được thị trường chấp nhận thì chắc chắn việc tiêu thụ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu thị trường tiêu thụ mở rộng cả ở trong và ngoài nước thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng khối lượng tiêu thụ hàng hóa từ đó giúp doanh thu tăng theo.
Nếu như doanh nghiệp muốn nâng cao doanh thu bán hàng thì cần phải biết vận dụng phương thức thanh toán hợp lý và các chính sách bán hàng phù hợp. Cần đảm bảo đầy đủ kiểm kê xuất, nhập và tồn hàng hóa theo đúng nguyên tắc kế toán.
Nếu thanh toán quốc tế thì doanh nghiệp cần đảm bảo thu hồi tiền hàng một cách đầy đủ và an toàn. Doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc, giấy tờ liên quan đến tiền tệ, địa điểm, tình trạng pháp lý, thời gian và phương thức thanh toán.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã biết doanh thu thuần là gì và các thông tin liên quan đến vấn đề này. Bạn hãy nhấn nút Like và Share để chia sẻ những kiến thức hay đến mọi người xung quanh nhé.