Hệ sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đây cũng là nội dung rất quan trọng trong môn Sinh học 9 hay xuất hiện trong các bạn kiểm tra, bài thi. Vậy hệ sinh thái là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phân loại, đặc điểm và chức năng để nắm rõ nhé.
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái gồm quần xã sinh vật, môi trường sống của quần xã trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau; tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường trường để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ về hệ sinh thái: Trong một khu rừng có rất nhiều cây cối với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Các cây lớn sẽ đóng vai trò bảo vệ cho các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật trong rừng sẽ ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động tới với môi trường sống của chúng một cách chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
Các thành phần của hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có:
- Các thành phần vô sinh: đất, nước, đá, thảm mục,…
- Sinh vật sản xuất: các loài thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
- Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm,…
Phân loại hệ sinh thái
Sau khi hiểu rõ khái niệm hệ tính thái là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về phân loại hệ sinh thái. Hiện nay, hệ sinh thái được chia làm 3 nhóm chính là hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Tuy nhiên, các nhóm này lại được phân ra thành nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn, cụ thể như sau:
- Hệ sinh thái trên cạn gồm có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, savan, hoang mạc, sa mạc, thảo nguyên,…
- Hệ sinh thái nước mặn gồm có các hệ sinh thái ven bờ biển, rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, vùng khơi,…
- Hệ sinh thái nước ngọt gồm có hệ sinh thái nước đứng (như ao, hồ), hệ sinh thái nước chảy (như sông, suối),…
Đặc điểm hệ sinh thái
Những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hệ sinh thái là gì, phân loại hệ sinh thái như nào rồi đúng không nào? Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm hệ sinh thái. Đặc điểm của hệ sinh thái gồm có cấu trúc và chức năng.
Cấu trúc của hệ sinh thái
Thành phần của hệ sinh thái bao gồm: những thứ vô sinh (như nước, không khí,…) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin với nhau.
Sinh vật trong hệ sinh thái được chia thành ba loại, gồm:
- Sinh vật sản xuất: thường là tảo hoặc các loại thực vật có chức năng tổng hợp các chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới sự tác động của ánh sáng Mặt Trời.
- Sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật ở nhiều cấp bậc khác nhau. Bậc 1 chính là động vật ăn thực vật, bậc 2 là động vật ăn thịt,…
- Sinh vật phân huỷ: Gồm các loại vi khuẩn, nấm,… được phân bố ở khắp mọi nơi. Chúng có chức năng chính là phân huỷ xác chết của sinh vật rồi chuyển chúng thành các chất dinh dưỡng cho thực vật.
Chức năng của hệ sinh thái
Hệ sinh thái có chức năng lập lại cân bằng thông qua hai quá trình chính là tăng số lượng cá thể và chu trình sinh địa hóa học. Từ đó, giúp phục hồi hàm lượng các chất dinh dưỡng ở hệ sinh thái trở về mức độ ban đầu sau mỗi lần bị ảnh hưởng.
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện cho mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật ở trong quần xã. Chuỗi thức ăn là một dãy có nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ làm mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Ví dụ: Thức ăn của chuột là lúa và động vật ăn chuột là rắn.
Tương tự như vậy:
– Sâu ăn lá => Bọ ngựa => Rắn
– Cây xanh => Sâu=> Bọ ngựa
– Rau muống => Lợn => Người
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn, nó còn tham gia vào các chuỗi thức ăn khác nữa. Các chuỗi thức ăn có rất nhiều mắt xích chung để tạo thành một lưới thức ăn.
Các sinh vật trong quần xã sẽ gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.
Một lưới thức ăn hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Tác động của con người đến hệ sinh thái
Thực tế hiện nay có rất nhiều hoạt động của con người đã gây ra hậu quả xấu đối với môi trường, làm một số loài sinh vật bị biến mất, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên chính là phá hủy thảm thực vật dẫn đến sự xói mòn, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ quét,… Tuy nhiên với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục được tình trạng đó. Đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng những biện pháp cụ thể như:
- Hạn chế sự phát triển về dân số quá nhanh.
- Sử dụng cho hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Bảo vệ các loài sinh vật.
- Phục hồi và trồng thêm rừng mới.
Bài tập về hệ sinh thái
Để củng cố kiến thức sau khi hiểu rõ hệ sinh thái là gì, chúng ta sẽ cùng làm một số dạng bài tập về nội dung này ở bên dưới đây.
Câu 1: Trả lời những câu hỏi sau đây:
- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có trong hệ sinh thái rừng là gì?
- Lá và cành cây mục là thức ăn của những loài sinh vật nào?
- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của động vật trong rừng?
- Động vật rừng có ảnh hưởng thế nào đến thực vật?
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các loại cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?
Đáp án:
- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có trong hệ sinh thái rừng là:
- Thành phần vô sinh gồm ánh sáng, không khí, đất
- Thành phần hữu sinh gồm cây, cỏ, chim, thú
- Lá và cành cây mục chính là thức ăn của những loài sinh vật như nấm, vi khuẩn.
- Cây rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của động vật rừng. Chúng giúp cung cấp khí oxy cho các loài động vật sống trong rừng. Ngoài ra còn cung cấp thức ăn, nơi ở và bảo vệ cho các loài động vật.
- Động vật rừng có ảnh hưởng rất lớn tới thực vật. Chúng cung cấp phân bón cho các loài thực vật; giúp thực vật phát tán phấn hoa và thụ phấn,…
- Nếu như rừng cây bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ bị suy giảm vì thiếu chỗ ở, thiếu hụt thức ăn và không khí.
Câu 2: Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
- Thức ăn của chuột là gì?
- Động vật nào ăn thịt chuột?
- Hãy điền vào chỗ trống từ tích hợp: (Thức ăn của chuột) …→ Chuột → …(Động vật ăn thịt chuột)
- Tương tự, hãy điền nội dung cho phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau: … → Bọ ngựa → … … → Sâu → … →… → …
- Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau đây: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ về dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn sẽ là sinh vật tiêu thụ mắt xích … vừa là sinh vật bị mắt xích … tiêu thụ.
Đáp án:
- Thức ăn của chuột chính là sâu ăn lá cây.
- Động vật ăn thịt chuột là rắn
- Chuỗi thức ăn: Côn trùng → Chuột → Rắn
- Côn trùng → Bọ ngựa → Rắn
- Lá cây → Sâu → Chim
- Chim → Rắn → Đại bàng
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ về dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn sẽ là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Câu 3: Thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Hãy cho biết sâu ăn lá cây có tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
- Hãy sắp xếp các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở ý a theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
Đáp án
- Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn như sau:
– Lá cây → Sâu ăn lá cây → Chim
– Sâu ăn lá cây → Chuột → Mèo → Vi sinh vật
– Lá cây → Sâu ăn lá cây → Chuột → Mèo → Đại bàng → Vi sinh vật
b. Trong chuỗi thức ăn trên:
– Sinh vật sản xuất: Lá cây
– Sinh vật tiêu thụ: Sâu ăn lá cây, chuột, mèo, đại bàng
– Sinh vật phân giải: Vi sinh vật
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ hệ sinh thái là gì? Đặc điểm, phân loại và chức năng của nó như thế nào? Từ đó, các bạn có thể đưa ra những giải pháp hữu ích giúp bảo vệ tốt cho môi trường. Nếu các bạn có vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài, hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.