Hiện tượng động cơ của xe ô tô chạy bị giật khi tăng tốc xảy ra thường xuyên là khá phổ biến ở hiện nay. Do đó, điều này đã gây ra rất nhiều khó chịu cho cả người lái lẫn mọi người ngồi trên xe. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến động cơ của xe ô tô chạy bị giật khi tăng tốc là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hiện tượng xe ô tô chạy bị giật là gì
Xem thêm: Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA (Hill Start Assist) là gì?
Khi động cơ ô tô bị giật cục thì đồng nghĩa với việc hệ thống nhiên liệu và hệ thống cung cấp khí hay đánh lửa đã và đang làm việc không được tốt. Do đó, quá trình đốt cháy diễn ra không được nhịp nhàng làm cho động cơ phải ngừng làm việc trong một khoảng thời gian rồi sau đó mới hoạt động trở lại nhưng kèm theo hiện tượng rung lắc.
Nguyên nhân khiến cho xe ô tô chạy bị giật khi di chuyển là gì?
Xem thêm: Đề pa là gì? Cách đề pa lên dốc đơn giản
Quá trình cung cấp nhiên liệu bị gặp vấn đề
Tất cả quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ đều được thực hiện bằng cách đốt cháy nhiên liệu giúp sinh ra công năng để vận hành động cơ êm ái. Nếu khi quá trình này không được tiến hành một cách an toàn và ổn định thì khả năng vận hành của nó sẽ bị ảnh hưởng, chạy không được êm mượt. Hơn nữa còn có thể ngừng vận hành đột ngột và khi vận hành trở lại thì lại kèm theo những tình trạng như xe giật cục khó chịu mỗi khi người dùng tăng tốc.
Kim phun
Thông thường trong suốt quá trình nhiên liệu được chuyển đến vị trí để đốt cháy thì sẽ luôn có một hệ thống ECU mang nhiệm vụ kiểm soát lượng nhiên liệu trong khoảng thời gian mà kim phun hoạt động. Nếu như hệ thống hoạt động ổn định thì khi đó lỗ kim phun sẽ cho ra nhiên liệu một cách liên tục, nhanh chóng và tràn đầy. Thế nhưng, khi có cặn bẩn bám trực tiếp vào khu vực của lỗ kim phun thì lúc này lượng nhiên liệu phun ra chắc chắn sẽ không được ổn định và không giống như dự tính lúc đầu của hệ thống ECU nữa.
Hệ thống lọc xăng
Hệ thống lọc xăng là bộ phận quan trọng có tác dụng làm sạch các nhiên liệu trước khi đốt cháy và giúp đảm bảo vệ sinh cho bình chứa một cách tuyệt đối cũng như các chi tiết ở trong động cơ khi nhiên liệu được đi qua. Không chỉ vậy, một số người sử dụng xe thường có thói quen không để ý đến các bộ phận này mỗi khi bảo dưỡng. Do đó, nó dẫn đến việc lọc xăng sẽ không được kiểm tra định kỳ và từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như việc cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho vòi phun. Đây có lẽ chính là nguyên chính gây nên tình trạng xe giật cục khó chịu khi tăng tốc.
Không khí trong buồng đốt
Trong suốt quá trình vận hành của động cơ, sự chênh lệch áp suất ở bên trong và bên ngoài buồng đốt sẽ có thể kéo không khí vào buồng và làm cho chúng dễ dàng lọt được vào các khe hở trên hệ thống đường ống. Do đó, lượng khí được cấp cho buồng cũng trở nên khó kiểm soát hơn, cùng với đó là hệ thống ECU không thể làm việc được một cách ổn định như lúc bình thường do đó kim phun cũng hoạt động không theo đúng quy định. Nhiên liệu lúc này chỉ giúp cung cấp vừa đủ tuy nhiên vì khí quá nhiều nên quá trình đốt nhiên liệu cũng sẽ tiến hành không đảm bảo và tạo ra hiện tượng xe bị giật cục khó chịu mỗi khi tăng tốc.
Hơn nữa, trong buồng đốt thì mọi quá trình đốt cháy nhiên liệu vẫn được diễn ra bình thường và nguyên nhân gây ra hiện tượng xe bị rung lắc cũng từ đó mà xuất phát sâu xa. Do đó, tỉ lệ xăng – không khí lý tưởng sẽ là 1:14. Tuy nhiên nếu như tỉ lệ trên thực tế không được đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn thì đồng nghĩa với quá trình đốt cháy động cơ cũng sẽ không được đảm bảo mà thậm chí nhiên liệu còn không thể cháy được.
Cảm biến lưu lượng không khí (AFM)
Đây là một trong những hệ thống có nhiệm vụ đặc biệt là giám sát lượng khí được di chuyển từ ngoài qua họng hút để vào được buồng đốt. Nếu khi hoạt động với một tần suất lớn thì bụi bặm sẽ có thể dễ dàng lọt được vào qua lọc gió và khiến cho việc kiểm soát lượng không khí vào bên trong buồng đốt bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, nó gây nhiễu loạn thông tin cũng như động cơ xử lý sẽ không được tốt như lúc bình thường nữa.
Hơn nữa, hiện tượng này được mô tả sơ bộ rằng khi không khí đi qua họng và hút với một lượng nhiều tuy nhiên lúc này cảm biến lưu lượng không khí lại thông báo với ECU rằng ít. Từ đó, hệ thống máy tính trung tâm ECU có nhiệm vụ điều khiển việc cung cấp nhiên liệu sẽ không đạt được đúng chuẩn và đúng nhu cầu của động cơ. Do đó, quá trình này có thể dẫn đến việc xăng phun ra ít hơn mức bình thường và từ đó tạo ra hiện tượng xe bị giật cục khi tăng tốc.
Cách khắc phục giúp xe ô tô không bị giật cục khi tăng tốc
Xem thêm: Cách khắc phục và xử lý xe ô tô bị trầy xước nặng
Bước 1: Cách quyết định thời điểm lý tưởng lên số
Thông thường, với thời điểm lên số khi vòng tua của máy lớn hơn sẽ khiến cho lái xe có cảm giác máy hơi bị gằn và tiếng ống xả kêu to hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu như đang trong đà lên dốc hay muốn tăng tốc nhanh, thì thời điểm chuyển số cần xác định muộn hơn sao cho có thể tận dụng được hết lực kéo lớn hơn ở số thấp.
Bước 2: Giải phóng chân ga
Sau khi đã xác định được thời điểm lên số hợp lý thì việc tiếp theo đó là tiến hành quá trình lên số bằng cách giải phóng các chân ga và đạp cho hết chân côn. Đặc biệt, người dùng cần lưu ý rằng đạp hết chân côn để có thể tách côn hoàn toàn và nếu như không thực hiện sẽ có thể gây hư hại cho hộp số khi chuyển số.
Bước 3: Chuyển cần số lên số cao hơn
Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất chính là tiến hành chuyển cần số lên số cao hơn rồi mới được bỏ chân côn và đạp thêm ga. Khi mới bắt đầu khởi động xe thì việc nhả chân côn cũng như đạp ga cần phải thực hiện một cách đồng thời để giúp cho chiếc xe không bị giật cục. Tuy nhiên, khi đã bắt đầu lăn bánh thì cần nhả chân côn khi chuyển số cao có thể thực hiện nhanh mà còn không sợ xe bị giật.
Như vậy, trên đây là những nguyên nhân dẫn đến động cơ của xe ô tô chạy bị giật khi tăng tốc. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc phần nào đó hiểu rõ hơn và thực hành tốt khi gặp phải tình huống này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!