“Mô đun” (từ gốc Module) có lẽ đã là một từ mượn không còn gì xa lạ với mọi người, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: tin học, điện tử,… Tuy nhiên, cái tên nghe có vẻ quen thuộc đó lại không mấy ai biết nó là gì, có đặc điểm và ứng dụng như thế nào. Vậy hãy cùng tìm hiểu các kiến thức về thiết bị thông qua bài viết này nhé
Module là gì?
Thiết bị này hay còn gọi là mô đun là từ được hiểu theo rất nhiều nghĩa, với những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì nó mang một ý nghĩa khác nhau. Như chúng ta cũng đã biết, từ mô đun được sử dụng phổ biến và chúng ta cũng hay được nghe rất thường xuyên ở đâu đó và nó lại được hiểu theo một nghĩa riêng biệt.
- Xem thêm: Mosfet là gì? Khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mosfet
Thiết bị này được dịch từ tiếng Anh sang Việt có nghĩa thông dụng là “đơn vị đo”.
Nó là những đơn vị cấu thành lên một tổng thể lớn nhất định, mỗi mô đun đảm nhận một chức năng riêng biệt, chúng giúp cho hoàn thiện một tổng thể lớn hơn.
Mỗi mô đun sẽ đảm nhận các chức năng khác nhau, chúng sẽ cùng phối hợp với nhau để hoàn thiện toàn bộ công việc, dự án. Ví dụ: bạn tưởng tượng một công ty có nhiều phòng ban như: phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng kỹ thuật… những phòng này được coi là một mô đun. Tất cả các phòng này đều hoạt động thì công ty mới đạt hiệu quả nhất định.
Ứng dụng của mô đun
Thiết bị này là một thành phần có vai trò rất quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Vậy hãy cùng tìm hiểu các ứng dụng của nó nhé!
Ứng dụng trong Công nghệ thông tin
Trong ngành công nghệ thông tin, mô đun là một thành phần có vai trò rất quan trọng. Nó đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể trong một phần mềm, một máy tính, một hệ thống rõ ràng. Chẳng hạn như các mô đun như: mô đun ERP, mô đun CRM, Module GPS.
Trong các chương trình tin học thì mô đun là đơn vị hoặc một đoạn có khả năng thực hiện toàn bộ những chức năng nằm trong tầm kiểm soát của nó. Đặc biệt trong một chương trình tích hợp bạn có thể sử dụng thiết bị xử lý văn bản như một chương trình độc lập, riêng rẽ.
Đối với lập trình thì thiết bị sẽ ở dạng codes, còn đối với phần mềm như Softwave thì mô đun lại được coi như một compiled. Sẽ được để dưới các dạng như: .exe, .com, .dll, .crab… hoặc khi đã chia riêng ở dạng dữ liệu thì sẽ như sau: .dat, .txt, .pdf…
Trong mạng viễn thông thì có mô đun quang một trong những thiết bị không thể thiếu của hệ thống mạng viễn thông. Nó có vai trò quan trọng trong việc thu phát tín hiệu của nghệ viễn thông. Phân loại theo số sợi quang thì nó có hai loại là module quang 1 sợi và mô đun quang 2 sợi.
Ứng dụng trong điện tử
Trong các ngành điện tử khi nhắc tới mô đun thì sẽ biết ngay đó là các linh kiện điện tử nhỏ ví dụ như: tụ điện, cuộn cảm biến, diode, transistor,… nó được gắn trên bộ mạch và thực hiện các chức năng khác nhau giúp cho bộ máy được hoàn thiện hơn. Thiết bị này thì được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực điện tử.
Xem thêm: Trở kháng là gì? Cảm biến trở kháng là như thế nào?
Ví dụ một số loại mô đun trong điện tử như:
- Module Wifi: có chức năng thu sóng wifi
- Module Bluetooth: có chức năng tìm dò và thu phát tín hiệu bluetooth.
- Led module: Được kết hợp với công nghệ chip Led và các modun nối với nhau tạo thành dây để chiếu sáng.
- Module tăng áp, module hạ áp: dùng để tăng hoặc hạ áp trên các mạch điện.
- Module camera: chứa cảm biến từ hình ảnh giúp thu hình ảnh từ môi trường.
- Module GPS: Với chức năng thu thập thông tin từ GPS
- Module cảm biến: Các loại mô đun cảm biến thì bao gồm: Module cảm biến hồng ngoại, module cảm biến ánh sáng, module cảm biến nhiệt độ. Chúng có chức năng thiết lập và điều khiển các chế độ cảm biến.
Trong thiết kế Website
Đối với lĩnh vực này nó được hiểu đơn giản là một website được phát triển thì nhà thiết kế web phải chia ra nhiều mô đun khác nhau để đảm bảo việc tách rời chúng nhưng lại không hoạt động theo một cách độc lập được. Các loại mô đun cơ bản được sử dụng nhiều nhất là:
- Mô đun tìm kiếm: đây là thành phần giúp người dùng word có thể tìm kiếm các thông tin nhanh hơn. Có 2 loại mô đun được áp dụng nhiều đó là: Quick Search (tìm kiếm nhanh) và advanced search (tìm kiếm nâng cao).
- Mô đun Logo: nếu bạn là người làm SEO thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về phần này, khi đăng một bài viết nào đó nó sẽ được chia nhỏ thành các mục heading khác nhau và được chia nhỏ vào các nhóm như: nhóm kỹ thuật, nhóm điện tử, nhóm công nghệ …
- Mô đun Menu: đây là phần nội dung thiết yếu bất cứ trang web nào cũng cần có, bởi nó sẽ giúp người dùng truy cập nhanh hơn đến nội dung họ muốn theo dõi.
- Mô đun Map: Thành phần này giúp khách hàng thuận lợi cho việc di chuyển đến các địa điểm của công ty nhanh hơn, nó không chỉ mang lại sự thuận tiện mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp.
Như vậy với một ngành nghề và lĩnh vực khác nhau thì mô đen lại có chức năng khác nhau nên rất khó có thể giải nghĩa chức năng của nó. Ví dụ như trong giáo dục thì có Module tiểu học, mô đun trung học cơ sở,…
Việc thiết lập thiết bị này trong các lĩnh vực sẽ giúp người sử dụng hay người tạo ra nó có thể dễ dàng phân biệt các chức năng của nó giúp cho hệ thống lớn phát triển mạnh hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về Module và vai trò quan trọng cũng như các ứng dụng của nó trong đời sống. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có thêm các kiến thức và hiểu hơn về vấn đề này.