Cấu tạo của xe máy và một số bộ phận cần bảo dưỡng cho xe máy

Ngày nay, xe máy đã và đang trở thành một phương tiện rất quen thuộc với người dân Việt Nam bởi nó sở hữu nhiều tính đa dụng và phù hợp, rất tiết kiệm của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết được về cấu tạo của xe máy cũng như cách chăm sóc “ngựa chiến” của mình thế nào cho tốt. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số bộ phận cần bảo dưỡng cho xe máy định kỳ, hãy cùng tham khảo nhé.

cấu tạo của xe máy

Cấu tạo của xe máy

Các bộ phận cấu tạo của xe máy

Lọc gió

Cấu tạo xe máy gồm có lọc gió

Cấu tạo xe máy gồm có lọc gió

Lọc gió là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với một chiếc xe máy. Giống như cái tên của nó “lọc gió” bao gồm chức năng lọc luồng không khí vào trong buồng đốt và giúp loại bỏ được bụi bẩn cùng các tạp chất ra khỏi không khí, để có thể lọc một luồng không khí sạch vào trong buồng đốt, làm tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, nếu để lọc gió bẩn thì sẽ làm cản trở không khí vào trong động cơ và giảm đi tính năng của động cơ khiến cho tiêu tốn nhiên liệu hơn. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho buồng đốt nhanh chóng bị hỏng, vì vậy người dùng cần lưu ý và hết sức thận trọng bảo dưỡng cũng như vệ sinh lọc gió thường xuyên tránh bị hỏng.

Theo như khuyến cáo của các nhà sản xuất thì xe máy cần được thay lọc gió sau mỗi 6000 – 8000km, tuy nhiên nếu xe di chuyển trong khu vực quá bẩn, nhiều bụi hay lọc gió bị thấm nước thì nên thay mới sớm hơn dự định, cứ khoảng 4000km thì nên thay thế.

Má phanh

Cấu tạo xe máy gồm có má phanh

Cấu tạo xe máy gồm có má phanh

Sau một thời gian dài sử dụng thì má phanh của xe máy cũng sẽ bị ăn mòn dần. Do đó, để đảm bảo cho phanh tốt thì người dùng cần phải đi siết phanh sao cho chặt hơn tại các cửa hàng, trung tâm sửa chữa xe uy tín. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tự chỉnh lại má phanh để giúp cho chiếc xe của mình bóp 2 phanh xe thì xe sẽ được nhạy hơn, phải dừng/khựng ngay lập tức.

Nếu như trong trường hợp má phanh quá mòn thì người dùng cần phải thay mới để giúp đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp. Theo các nhà sản xuất xe máy khuyên cứ mỗi 25.000 – 30.000km thì người dùng nên thay mới má phanh sau quãng đường di chuyển dài như vậy.

Nhông, xích, đĩa

Cấu tạo xe máy gồm có nhông xích

Cấu tạo xe máy gồm có nhông xích

Theo thời gian, các bộ phận trên xe máy đều có những dấu hiệu hư hỏng. Do đó, để tránh “tiền mất tật mang” thì chủ xe nên mang “ngựa chiến” của mình đi bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ cho các bộ phận theo mốc mà các nhà sản xuất đã khuyến cáo.

Những dấu hiệu nhận biết xích xe của bạn đã bị rão đó chính là khi chạy phát ra tiếng động va chạm vào hộp xích. Mặc dù nó vẫn chưa hỏng ngay được và xe vẫn được chạy bình thường nhưng nếu để xích rão sẽ tiềm ẩn rất nhiều  nguy cơ bị hỏng, tuột giữa đường khi di chuyển với tốc độ cao và rất dễ gây ra tai nạn cho người lái.

Hơn nữa, khi xích của xe máy bị rão dần, nhông và đĩa bị mòn thì người dùng nên mang xe đến các tiệm sửa chữa để nhờ thợ căng xích. Nếu như đã căng vài lần thì bạn sẽ không thể căng thêm nữa và lúc này giải pháp tốt nhất đó chính là cắt bỏ bớt mắt xích đi. Sau khi đã cắt bớt mắt xích mà vẫn thấy xích bị rão thì người dùng chỉ có thể lựa chọn giải pháp nhanh nhất là thay mới.

Theo hướng dẫn của các nhà sản xuất thì người dùng nên thay đồng bộ nhông, xích, đĩa mới cho xe máy của mình từ 15.000 – 20.000km và đặc biệt là nên mua theo bộ chứ tuyệt đối không mua lẻ tẻ từng món.

Săm, lốp

Khi điều khiển xe, nếu như cảm thấy chiếc săm xe của mình đã vá chừng 2-3 miếng thì người dùng nên thay săm mới bởi trên thực tế chi phí để vá một chiếc săm xe cũng gần bằng chiếc săm mới. Điểm đặc biệt đó chính là việc dùng săm vá sẽ không thể đảm bảo an toàn cho chính chủ xe, nhất là khi di chuyển với tốc độ cao.

Một lưu ý cần thiết đó chính là đối với lốp xe máy thì bạn nên quan sát chi tiết các hoa văn trên lốp xe để có thể cảm nhận độ mòn. Nếu trong trường hợp không thể nhận biết được lốp xe đã đến tuổi thay hay chưa thì bạn nên mang xe ra các tiệm sửa chữa và nhờ thợ kiểm tra giúp. Thông thường thì lốp xe là bộ phận khó hỏng nhất nhưng khi đã mòn thì sẽ là mối mối lo ngại cũng như vô cùng nguy hiểm nếu không được thay kịp thời. Đặc biệt,  đối với lốp mòn nếu khi di chuyển trên những đoạn đường mưa, có nước trơn trượt, nhiều dốc,…sẽ rất dễ gây ra tai nạn đáng tiếc.

Theo lời khuyên của các nhà sản xuất tốt nhất là cứ mỗi 40.000 km thì nên thay thế lốp mới một lần để giúp cho việc di chuyển được đảm bảo và an toàn hơn.

Thay dầu, nhớt

Thay dầu, nhớt định kỳ

Thay dầu, nhớt định kỳ

Dầu nhớt là một trong những thành phần không thể thiếu để giúp cho một chiếc xe máy có thể duy trì được khả năng vận hành hiệu quả của mình qua thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng xe máy thì đã có nhiều người dùng chưa thể ý thức được việc thay dầu theo đúng lịch hoặc thậm chí là quên luôn cả việc này mà chỉ thay mỗi nhớt.

Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng để chiếc xe máy được hoạt động tốt và không tốn nhiều tiền sửa chữa thì cứ khoảng 1.500km người dùng nên thay cả dầu và nhớt một lần.

Như vậy, trên đây là một số thông tin hữu ích về Một số bộ phận cần bảo dưỡng cho xe máy định kỳ. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể nắm rõ hơn về cấu tạo của xe máy. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nguồn: https://chuthapdoquangninh.org.vn/

Xem thêm:

  • Slipper clutch là gì? Tác dụng của bộ nồi chống trượt Slipper Clutch
  • Cách bảo dưỡng xe tay ga và những lưu ý khi chăm sóc xe ga
  • Xe máy bị hở bạc sửa bao nhiêu tiền?
  • Hướng dẫn vệ sinh buồng đốt, kim phun xăng xe máy
  • IC mở tua là gì? Những thông tin cần biết về các loại IC mở tua 
Bài viết liên quan