Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 nước thành viên và mỗi quốc gia có quốc kỳ riêng. Vậy thì hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu về hình ảnh, ý nghĩa lá cờ các nước Đông Nam Á trong bài viết dưới đây nhé!
Lá cờ chung của các nước Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức gồm có 11 quốc gia. Trong đó, có 10 thành viên chính thức; thành viên còn lại là Đông Timor sau thời gian dài giữ vai trò là quan sát viên đã được Hiệp Hội các nước nhất trí về nguyên tắc kết nạp và trở thành thành viên chính thức số 11 (cuối năm 2022).
ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại thành phố Bangkok, Thái Lan. Mục tiêu của hiệp hội là phát triển kinh tế và thúc đẩy hòa bình khu vực. Đồng thời là nơi giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước thành viên.
Liên minh có chung 1 lá cờ, được gọi là lá cờ các nước Đông Nam Á. Lá cờ có nền màu xanh da trời, trên là hình ảnh 10 nhánh lúa tượng trưng cho 10 nước thành viên. Vòng tròn màu đỏ với viền trắng bao quanh bên ngoài 10 nhánh lúa tượng trưng cho sự thống nhất, gắn kết các nước thành viên.
Tỉ lệ các cạnh của lá cờ ASEAN là 2:3 và có kích thước được mô tả trong Hiến chương như sau:
- Cờ để bàn: 10cm x 15cm
- Cờ để trong phòng: 100 x 150cm
- Cờ treo xe hơi: 20 x 30cm
- Cờ treo ở quảng trường: 200 x 300cm
Ý nghĩa quốc kỳ các nước Đông Nam Á lấy cảm hứng tượng trưng cho sự bền vững, hòa bình và đoàn kết. Bốn màu chính được sử dụng trên lá cờ là đỏ, xanh, trắng, vàng – đại diện cho các màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên.
Bên cạnh đó, những màu sắc này cũng mang ý nghĩa biểu tượng vô cùng sâu sắc:
- Màu xanh da trời: Đại diện cho sự ổn định, hòa bình
- Màu đỏ: Tượng trưng cho sự năng động, dũng khí
- Màu trắng: Đó là sự thuần khiết, chân thật
- Màu vàng: Biểu tượng cho sự thịnh vượng và không ngừng phát triển.
Hình ảnh và ý nghĩa lá cờ các nước Đông Nam Á
Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam hay còn được gọi là lá cờ đỏ sao vàng. Có hình dạng chữ nhật với tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều dài là 2:3. Lá cờ có nền đỏ, ở chính giữa là ngôi sao vàng 5 cánh.
Hai gam màu chủ đạo đỏ – vàng trên quốc kỳ tượng trưng cho những con người Việt Nam máu đỏ da vàng. Bên cạnh đó, nền đỏ tượng trưng cho màu máu của các anh hùng đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Còn màu vàng tượng trưng cho linh hồn của dân tộc Việt.
Đặc biệt, 5 cánh của ngôi sao tượng trưng cho 5 tầng lớp dân tộc Việt, đó là: nông – sĩ – công – hương – bình luôn gắn kết bền chặt với nhau.
Thái Lan
Quốc kỳ Thái Lan được ban hành ngày 28/9/1917. Thiết kế lá cờ cũng khá đơn giản với 5 sọc ngang, gồm có: đỏ – trắng – xanh dương – trắng – đỏ. Sọc ở chính giữa có độ rộng gấp đôi các sọc còn lại.
Ba màu sắc đỏ – trắng – xanh dương tượng trưng lần lượt cho dân tộc – tôn giáo – nhà vua của quốc gia này.
Lào
Trong danh sách lá cờ các nước Đông Nam Á, quốc kỳ của Lào được thiết kế khá đơn giản. Tổng thể quốc kỳ được chia thành 3 dải, trong đó, dải ngang màu xanh dương ở giữa có chiều rộng gấp đôi dải màu đỏ. Hai dải đỏ bên ngoài có kích thước bằng nhau. Tại trung tâm của dải xanh dương có một hình tròn màu trắng.
Màu đỏ và xanh dương trên lá cờ tượng trưng cho những người anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc. Vòng tròn trắng tượng trưng cho hình ảnh mặt trăng trên sông Mekong, biểu trưng cho sự thống nhất đất nước.
Singapore
Quốc kỳ của Singapore được chia thành 2 dải màu, đó là đỏ và trắng. Phía bên trái của nền đỏ là hình ảnh trăng lưỡi liềm hướng về 5 ngôi sao 5 cánh. Hình ảnh trăng lưỡi liềm tượng trưng cho sự trẻ trung, tươi mới, đang trên đà phát triển. 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 lý tưởng: dân chủ – hòa bình – bình đẳng – phát triển – công lý.
Philippines
Tiếp theo trong danh sách quốc kỳ các nước Đông Nam Á là lá cờ của Philippines. Gồm có 2 dải màu đỏ tươi, xanh lam và một tam giác cân màu trắng ở phía bên trái. Chính giữa tam giác là hình ảnh mặt trời với 8 tia sáng. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự hội tụ, thống nhất và dân chủ của người dân Philippines.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, quốc kỳ của Philippines sẽ được treo ngược để thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, hết mình chiến đấu của người dân nơi đây.
Myanmar
Mỗi lá cờ các nước Đông Nam Á đều có thiết kế đặc trưng riêng, thể hiện một ý nghĩa trọn vẹn. Và quốc kỳ của Myanmar cũng không ngoại lệ.
Lá cờ của quốc gia này gồm có 3 sọc vàng – xanh lá cây – đỏ bằng nhau từ trên xuống dưới. Vị trí chính giữa là biểu tượng ngôi sao 5 cánh màu trắng tinh khôi.
Các gam màu trên lần lượt tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, sự yêu chuộng hòa bình và lòng dũng cảm của người dân Myanmar. Hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho sự hòa hợp các chủng tộc của đất nước này, gồm có: Chin, Karen, Kachin, Shan và Burman.
Malaysia
Hình ảnh nền xanh dương với vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao 14 cánh là dấu hiệu đặc trưng để nhận diện quốc kỳ của Malaysia.
Tương tự như lá cờ các nước Đông Nam Á khác, quốc kỳ Malaysia cũng có sự hiện diện của màu đỏ và trắng, chia thành 14 sọc trắng – đỏ xen kẽ hài hòa với nhau. Các sọc này tượng trưng cho 13 bang thành viên và các lãnh thổ liên bang. Ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho sự đoàn kết của dân tộc Mã Lai. Hình lưỡi hái tượng trưng cho Hoàng Gia và Đạo Hồi của Malaysia.
Indonesia
Nếu được hỏi trong quốc kỳ các nước ASEAN, quốc kỳ nào dễ nhớ nhất thì chắc chắn là Việt Nam và Indonesia. Lá cờ của Indonesia chỉ có 2 sọc kẻ màu trắng và đỏ, tượng trưng cho sự quả cảm và tinh thần dân tộc.
Thiết kế quốc kỳ được lấy cảm hứng từ từ lá cờ của Majapahit (thế kỷ 13) và được sử dụng chính thức từ ngày thành lập đất nước Indonesia. Đó là ngày 17/8/1945.
Campuchia
Quốc kỳ hiện tại của Campuchia được chọn lại từ năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa quốc gia này trở lại chế độ quân chủ. Thiết kế lá cờ gồm có 3 sọc, lần lượt là các màu: xanh dương – đỏ – xanh dương. Trong đó, sọc màu đỏ có kích thước lớn nhất, bằng 2 sọc xanh dương kết hợp lại.
Trên sọc đỏ là hình ảnh ngôi đền Angkor Wat – di sản văn hóa của Campuchia. Theo mình tìm hiểu, đây là biểu tượng của Phật giáo Nam Truyền – tôn giáo chính của quốc gia này. Đồng thời, Angkor Wat cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự công bằng, thanh liêm của người dân.
Brunei
Quốc kỳ của Brunei đã trải qua 3 lần trước khi có được hình ảnh hoàn thiện nhất như ngày nay. Trước năm 1905, quốc kỳ Brunei chỉ là một hình chữ nhật với nền vàng, biểu thị cho quốc vương của Hồi Giáo. Đây là thời điểm Brunei vẫn là đất bảo hộ của Anh.
Giai đoạn từ 1906 – 1954, xuất hiện thêm 2 sọc đen – trắng chéo trên quốc kỳ. Mục đích của 2 sọc chéo để kỉ niệm 2 vị thân vương có công với đất nước. Năm 1959, Brunei trở thành quốc gia tự trị, có thêm có hình quốc huy màu đỏ ở chính giữa.
Ngày 1/1/1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập và quyết định sử dụng quốc kỳ này cho đến tận ngày nay.
Dong ti-mo
Sau một thời gian dài cố gắng, Dong ti-mo chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Nếu được hỏi lá cờ các nước Đông Nam Á nào có ý nghĩa hay hay nhất thì mình sẽ dành cho quốc gia này 1 tấm phiếu.
Quốc kỳ của Dong ti-mo chính thức được tuyên bố sau khi giành độc lập từ tay Bồ Đào Nha năm 1975 và trước 9 ngày khi bị Indonesia chiếm đóng.
Quốc kỳ có dạng hình chữ nhật, gồm có 2 hình tam giác cân có chung đáy xếp chồng lên nhau, một màu đen và 1 màu vàng. Trung tâm của tam giác đen là ngôi sao 5 cánh màu trắng. Phần còn lại là màu đỏ tươi rực rỡ.
Về ý nghĩa, tam giác vàng đại diện cho “dấu vết của chủ nghĩa thực dân xuất hiện trong lịch sử của Dong ti-mo”. Tam giác đen đại diện cho sự đen tối, khó khăn mà quốc gia này cần phải vượt qua. Màu đỏ đại diện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngôi sao 5 cánh màu trắng tượng trưng ánh sáng dẫn lối người dân đến với tương lai tốt đẹp hơn, đó là sự hòa bình và độc lập dân tộc.
Trên đây là bài viết chia về lá cờ các nước Đông Nam Á. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc phần nào nắm rõ hình ảnh và ý nghĩa 11 quốc kỳ các nước ASEAN nhé!