Trong tiếng Việt, bên cạnh phép như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… thì so sánh là một trong các biện pháp tu từ phổ biến nhất. Vậy biện pháp so sánh là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách phân loại biện pháp so sánh ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phép so sánh này nhé!
So sánh là gì cho ví dụ?
Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 có đưa ra định nghĩa về so sánh như sau: So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng nó lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.
Ví dụ: Đen như mực.
So sánh có thể được xem là một trong số các biện pháp tu từ đơn giản nhất. Vì vậy mà cấu tạo của phép so sánh cũng rất đơn giản. Một câu văn so sánh sẽ bao gồm các thành phần chính sau đây:
– Vế 1: Nêu tên của người hay sự vật, hiện tượng… được so sánh.
– Vế 2: Nêu tên của đối tượng được dùng để so sánh với người, sự vật, hiện tượng… ở vế 1.
– Từ so sánh.
– Từ hay cụm từ dùng để chỉ phương diện so sánh.
Ví dụ: “Mặt xanh như tàu lá”. Trong câu này thì vế 1 là “mặt”, vế 2 là “tàu lá”, từ so sánh là “như”, từ dùng để chỉ phương diện so sánh là “xanh”.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một số trường hợp đặc biệt trong câu so sánh, cụ thể: người viết hoặc người nói có thể lược bỏ bớt đi vế 1, từ dùng để chỉ phương diện so sánh hoặc đảo vị trí của vế 1 và vế 2 trong câu.
Ví dụ:
“Đỏ như gấc”. Câu này đã lược bỏ đi vế 1.
“Trẻ em như búp trên cành”. Câu này đã lược bỏ từ dùng để chỉ phương diện so sánh.
Tác dụng của phép so sánh là gì?
Phép so sánh mang đến rất nhiều tác dụng trong câu. Đầu tiên phải kể đến so sánh làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Thay vì chúng ta miêu tả sự vật, sự việc,… một cách thông thường thì chúng ta có thể dùng cách nói so sánh để làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Ngoài ra thì phép so sánh còn có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt. Từ đó làm cho người đọc hoặc người nghe có thể tập trung vào câu văn, lời nói của mình hơn. Bên cạnh đó thì so sánh cũng nêu bật lên một đặc điểm hay khía cạnh bất kỳ của sự vật, hiện tượng… nào đó.
Có thể nói bản chất của so sánh chính là đối chiếu 2 đối tượng có nét tương đồng với nhau. Vì vậy mà phép so sánh sẽ giúp cho người nghe hoặc người đọc có thể dễ dàng liên tưởng và hình dung ra các sự việc, sự vật. Từ đó dễ dàng nắm bắt và hiểu được ý nghĩa của câu văn hay lời nói.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp so sánh trong câu
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu:
– Trong câu văn hoặc trong lời nói có xuất hiện các từ so sánh. Các từ so sánh thường gặp là: “như”, “là”, “giống như”, “ví như”…
Ví dụ: “Quê hương là chùm khế ngọt”. Trong câu này có sử dụng từ so sánh “là”.
– Căn cứ vào nội dung, ý nghĩa được diễn đạt trong một câu. Nếu như trong câu văn hay lời nói có đối tượng, so sánh nét tương đồng của 2 sự vật, hiện tượng, đối tượng… bất kỳ thì đó chính là biện pháp tu từ so sánh.
Các kiểu so sánh trong câu
- So sánh bằng
So sánh ngang bằng là gì? Kiểu so sánh này được dùng để so sánh, đối chiếu hai hiện tượng, sự vật hay sự việc có điểm chung với nhau. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta có thể hình dung hoặc thể hiện được các đặc điểm hay bộ phận của sự vật, sự kiện mà bạn so sánh để người đọc và người nghe dễ hình dung hơn.
Các từ so sánh dùng cho kiểu so sánh ngang bằng: “tựa như”, “như”, “giống như”, “như là”…
Ví dụ: Mặt trời giống như lòng đỏ trứng gà đầy đặn.
- So sánh hơn kém
Kiều so sánh này giúp so sánh hai sự việc, sự vật…làm cho chúng trở thành một mối quan hệ hơn kém. Từ đó có thể nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hay sự việc còn lại.
Chúng ta có thể chuyển đổi từ biện pháp so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém với cách thay thế các từ như: “không”, “chẳng”, “chưa”, “hơn”…
Ví dụ:
– Cái ô của bạn to hơn của tôi.
– Chị Thu cao hơn tôi và mẹ tôi.
Các phép so sánh thường dùng
- So sánh giữa hai sự vật
Kiểu so sánh này thường được sử dụng rất rộng rãi. Dựa trên khía cạnh tương đồng, điểm chung giữa cả hai sự vật để chúng ta có thể đối chiếu so sánh chúng với nhau.
Ví dụ:
– Trời đen như mực.
– Cây gạo như tháp đèn to lớn.
- So sánh giữa vật với người và giữa người với vật
Kiểu so sánh này chủ yếu căn cứ vào điểm chung của phẩm chất, đặc điểm của người cùng với một sự vật nào đó để có thể so sánh, đối chiếu chúng với nhau. Từ đó nêu bật được phẩm chất, đặc điểm của người được đem ra so sánh.
Ví dụ: Cây tre thanh cao giống như con người Việt Nam vậy.
- So sánh giữa hai âm thanh với nhau
Kiểu so sánh này sẽ đối chiếu đặc điểm của hai âm thanh cùng với nhau để có thể nêu bật được đặc điểm cũng như phẩm chất của sự vật được so sánh.
Ví dụ
– Tiếng suối trong vắt như lời mẹ ru.
- So sánh giữa hai hoạt động với nhau
Đây chính là kiểu so sánh hay gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Nó có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng, sự vật được mang ra so sánh.
Ví dụ:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến phép so sánh là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này và sử dụng chúng sao cho phù hợp.
Xem thêm:
- Nhân hóa là gì? Chi tiết về các biện pháp nhân hóa trong tiếng việt
- Điệp ngữ là gì? Những điều nên biết về điệp ngữ trong tiếng việt