Điệp ngữ là gì? Những điều nên biết về điệp ngữ trong tiếng việt

Điệp ngữ – biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn chương. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ điệp ngữ là gì? Cách sử dụng điệp ngữ như thế nào cho đúng? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về biện pháp tu từ này nhé!

Điệp ngữ là gì cho ví dụ?

diep-ngu-la-gi

Biện pháp tu từ điệp ngữ

Điệp ngữ là một trong những biện pháp tu từ chỉ việc trùng lặp lại một từ hay một cụm từ nào đó với hàm ý muốn nhấn mạnh, liệt kê hay khẳng định… để làm nổi bật nội dung và ý nghĩa về vấn đề muốn được truyền tải đến người đọc, người nghe.

Việc lặp một từ thì người ta hay gọi là điệp từ còn lặp các cụm hay câu thì gọi là điệp ngữ. 

Ngoài ra, người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán…) nhiều lần trong cùng một đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu hay điệp cấu trúc cú pháp.

Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”. Trong câu này thì điệp từ “dốc” đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng, rất hiểm trở.

Có mấy loại điệp ngữ

Điệp ngữ được chia thành 3 loại chính như sau:

cac-loai-diep-ngu-la-gi

Các dạng điệp ngữ chính

  • Điệp ngữ nối tiếp

Đây là loại điệp ngữ mà các từ lặp lại nối tiếp nhau nhằm tạo điểm nhấn về cảm xúc hay các ý nghĩa quan trọng nào đó. 

Ví dụ: “Học ăn, học nói, học gói, học hỏi.” Trong câu này nhấn mạnh từ “học” có 4 kỹ năng mà người xưa đã dạy.

  • Điệp ngữ chuyển tiếp

Còn được gọi là điệp ngữ vòng, thường được dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, tứ tuyệt… Tác dụng của loại điệp ngữ này là giúp cho lời thơ diễn đạt mạch lạc hơn, ngữ nghĩa cũng liền mạch nhau.

  • Điệp ngữ cách quãng

Điệp ngữ cách quãng sẽ trái ngược với điệp ngữ nối tiếp bởi loại này thường cách nhau 1 vài từ hoặc là 1 câu để bổ sung nghĩa. Loại điệp ngữ này thường được sử dụng trong thơ ca.

Ví dụ: 

“Ta làm 1 con chim hót 

Ta làm 1 cành hoa 

Ta nhập vào hòa ca 

1 nốt trầm xao xuyến”.

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được nhà thơ Thanh Hải lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy một khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình vào và làm mọi điều trong cuộc sống.

Tác dụng của điệp ngữ là gì?

tac-dung-cua-diep-ngu-la-gi

Điệp ngữ nói lên hình ảnh, cảm xúc của tác giả

– Tác dụng gợi hình ảnh: Phép điệp ngữ chính là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Nó thường được sử dụng trong văn học để nói lên những hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Việc sử dụng biện pháp tu từ này giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung ra những hình ảnh được nói đến.

– Tác dụng nhấn mạnh: Điệp ngữ hay điệp từ thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh. Việc lặp lại này hoàn toàn là có chủ đích để nhấn mạnh về tình cảm hay nỗi lòng của nhân vật, sự vật, sự việc… được nói đến trong câu hay trong đoạn văn.

– Tác dụng liệt kê: Ngoài việc sử dụng để nhấn mạnh thì biện pháp tu từ này còn được sử dụng với mục đích liệt kê để làm sáng tỏ ý nghĩa hay là tính chất của những các sự vật, sự việc… đang được đề cập đến.

– Tác dụng khẳng định: Một tác dụng khác của điệp từ, điệp ngữ đó chính là khẳng định điều quan trọng; là niềm tin của tác giả về những sự việc sẽ xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ

Ngoài việc ghi nhớ về khái niệm điệp ngữ là gì cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này thì bạn cũng cần nắm được một số lưu ý khi sử dụng nó:

luu-y-khi-dung-diep-ngu

Kết hợp điệp ngữ cùng các biện pháp tu từ khác một cách linh hoạt

– Khi áp dụng phép điệp ngữ thì bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng là gì. Như vậy thì mời có thể thể hiện mượt mà trong câu văn, câu thơ. Mang đến sự tự nhiên nhất khi được truyền tải trong ý nghĩa sử dụng của biện pháp tu từ này. Tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến cho bài văn trở nên rườm rà, tối nghĩa và người đọc cũng sẽ cảm thấy ngán ngẩm. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến sự lủng củng, không mang đến các ý nghĩa muốn thể hiện và biểu đạt ra.

– Trong một bài văn, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Tuy nhiên cần phải chọn lọc về việc sử dụng các biện pháp tu từ cần thiết. Chúng ta không kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong một đoạn khi mà bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.

Như vậy bạn đã hiểu được điệp ngữ là gì rồi đúng không nào? Biện pháp tu từ điệp ngữ này góp phần nâng cao giá trị biểu đạt cho mỗi câu văn, câu thơ. Hy vọng những chia sẻ này của chúng tôi có thể giúp bạn sử dụng thuần thục biện pháp nghệ thuật này.

Bài viết liên quan