Phần cứng máy tính là gì? Chi tiết các bộ phận trên máy tính hiện nay

Hiện nay máy tính đóng vai trò quan trọng trong công việc hàng ngày của con người. Máy tính được cấu tạo từ 2 phần là phần cứng và phần mềm với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Vậy phần cứng máy tính là gì? Các bộ phận cơ bản của phần cứng là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu thật kỹ về phần cứng máy tính nhé!

Phần cứng máy tính là gì?

Phần cứng (Hardware) chính là một thuật ngữ được dùng để miêu tả tất cả những thiết bị vật lý hữu hình nằm ở bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có thể nhìn thấy và cầm nắm được chúng.

phan-cung-may-tinh-la-gi

Phần cứng của máy tính

Phần cứng của máy tính đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sử dụng của máy tính. Mỗi một linh kiện đều sẽ có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Từ đó đem đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt, khi sử dụng những phần cứng mạnh mẽ thì sẽ đem lại hiệu quả cao. 

Phần cứng thường được chia thành 2 loại như sau:

– Loại nhập (Input): bao gồm những bộ phận thu nhập dữ liệu như bàn phím, chuột… 

– Lại xuất (Output): bao gồm những bộ phận trả lời, thực thi lệnh ra bên ngoài như màn hình, loa…

Phần cứng máy tính gồm những gì?

Phần cứng của máy tính bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, dưới đây là một số bộ phận cơ bản của máy:

  • Bộ xử lý trung tâm (CPU)
cac-bo-phan-cua-phan-cung-may-tinh

Bộ phận CPU của máy tính

Bộ phận này có trách nhiệm xử lý hầu hết các dữ liệu và tác vụ máy tính, điều khiển thiết bị đầu vào cũng như các thiết bị đầu ra. Tốc độ và hiệu suất của CPU chính là một trong những điểm quan trọng nhất giúp chúng ta có thể xác định được một máy tính có hoạt động tốt hay không.

CPU là một tấm vi mạch rất là nhỏ có chứa một tấm wafer silicon bên trong bọc một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch. Tốc độ của CPU được đo bằng đơn vị là Hezt (Hz). Một khi giá trị này càng lớn thì tức là CPU hoạt động càng nhanh.

  • Bo mạch chủ (Mainboard)

Ngoài CPU ra thì bộ phận bo mạch chủ cũng cũng đóng vai trò quan trọng đối với máy tính. Bo mạch chủ có chức năng kết nối các linh kiện bên trong của máy lại với nhau thành một khối. Bên cạnh đó thì nó còn có nhiệm vụ điều khiển tốc độ và đường truyền của dữ liệu giữa các thiết bị điện tử, giúp phân phối luồng điện áp cho các linh kiện đang được gắn trên main.

Thông thường thì vị trí của bộ phận này sẽ nằm ở thùng máy hoặc nó được tích hợp đằng sau màn hình đối với máy tính AIO.

  • Ram
cac-bo-phan-cua-phan-cung-may-tinh-ram

Bộ phận Ram

Ram là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên và sẽ tạo thành không gian nhớ tạm thời cho máy tính khi hoạt động. 

Khi thực hiện tắt máy tính thì bộ nhớ Ram này cũng sẽ quên hết những dữ liệu đã lưu trước đó. Nói cách khác thì Ram chỉ là nơi tạm thời ghi nhớ những gì cần phải làm để giúp cho CPU xử lý nhanh hơn. 

Trong một chiếc máy tính thì bộ nhớ Ram càng nhiều thì máy tính có thể mở được cùng lúc nhiều ứng dụng mà không hề bị chậm.

Dung lượng của bộ nhớ Ram được đo bằng đơn vị là GB. Hầu hết các máy tính hiện nay có ít nhất từ 2 – 4GB Ram.

  • Ổ cứng

Đây là một bộ phận khá quan trọng và là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm cũng như mọi dữ liệu mà các bạn đã lưu. Đặc biệt, nó không bị mất khi chúng ta tắt máy hay cài đặt lại phần mềm. 

Dung lượng lưu trữ của ổ cứng được tính bằng GB và thông thường một ổ cứng có thể chứa 500GB.

Ngoài ra, hiện nay còn có thêm một loại ổ cứng rắn là SSD sử dụng một loại bộ nhớ và dùng những chip nhớ chứ không có phần quay cơ học. Điều này giúp hỗ trợ cho tốc độ đọc cũng như ghi nhanh hơn, hoạt động yên tĩnh và độ tin cậy cũng cao hơn.

  • Màn hình
cac-bo-phan-cua-phan-cung-may-tinh-man-hinh

Màn hình máy tính

Đây cũng là một bộ phận của phần cứng máy tính. Màn hình hiển thị có thể được gắn liền hoặc màn hình riêng biệt (một màn hình với dây nguồn riêng).

Hiện nay có một số loại màn hình có thể được tích hợp cảm ứng và điều khiển giống như là màn hình điện thoại hay máy tính bảng.

Chất lượng của màn hình máy tính được đo bằng độ phân giải. Tỷ lệ khung hình chuẩn của màn hình sẽ là 4:3 và được gọi là màn hình vuông. Còn với tỷ lệ 16:9 thì được gọi là màn hình rộng. 

  • Ổ đĩa quang

Tất cả các máy tính từ máy tính để bàn cho đến máy tính xách tay đều đi kèm với một ổ đĩa quang. Đây chính là phần cứng máy tính dùng để đọc cũng như ghi đĩa CD, DVD và Blu-ray. 

Hiện nay, khi mà công nghệ đang ngày càng phát triển cao hơn và tốc độ truy cập Internet cũng nhanh hơn thì hầu hết những dữ liệu, phim ảnh đều có thể lưu trữ hay cài đặt trên Internet (thuật toán đám mây). Chính vì thế nên ổ đĩa quang cũng không được sử dụng nhiều nữa.

  • Card mạng
cac-bo-phan-cua-phan-cung-may-tinh-la-gi

Bộ phận Card mạng

Bộ phận này được dùng để kết nối Internet. Hầu hết những máy tính hiện nay đã được tích hợp ít nhất một card mạng LAN có dây hoặc không dây ở trên bo mạch chủ để cho người dùng có thể kết nối với bộ định tuyến Internet.

  • Card âm thanh

Card âm thanh là thiết bị có thể gắn thêm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Hiện nay thì âm thanh bên trong các máy tính đều tồn tại dưới dạng tín hiệu số. Vai trò của card âm thanh là biến chúng thành âm thanh cơ điện để phát phát ra loa. 

Ngoài ra thì card âm thanh còn là thiết bị cho phép âm thanh từ micro đi vào máy tính thông qua cổng kết nối Firewire hoặc USB…

  • Card đồ hoạ

Card đồ họa hay còn được gọi với cái tên là card màn hình. Đây là một loại thiết bị hết sức cần thiết để xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính của bạn. Cụ thể như là: màu sắc hiển thị, độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh… 

Có thể nói card đồ họa sẽ quyết định đến việc chơi game, xem video, học tập về đồ họa trên máy tính có mượt mà hay không.

Card đồ họa hiện nay thường được chia ra làm 2 loại đó là: card rời và card onboard. Trong đó card onboard được tích hợp sẵn trên máy tính. Khi bạn chọn mua máy tính thì bạn nên xem nó đã được tích hợp sẵn card đồ hoạ hay chưa? Nếu như chưa thì bạn nên chọn mua card đồ hoạ phù hợp với máy tính cũng như nhu cầu sở thích của mình nhé.

  • Thùng (Case)
cac-bo-phan-cua-phan-cung-may-tinh-case

Thùng máy tính

Thùng máy tính được xem như là lớp vỏ bao bọc cũng như bảo vệ cho các bộ phận bên trong của máy tính. Giúp nó tránh được các tác động không mong muốn từ bên ngoài như va đập, bụi bẩn hay nước… 

Tùy vào nhu cầu sử dụng và các linh kiện bên trong mà bạn nên chọn vỏ case sao cho phù hợp. 

  • Quạt tản nhiệt

Đúng như tên gọi của nó, quạt tản nhiệt giúp hạ nhiệt độ CPU máy tính xuống ở mức phù hợp để máy hoạt động ổn định, tránh tình trạng máy quá nóng sẽ làm hỏng đến thiết bị. 

Cấu tạo của quạt tản nhiệt khá đơn giản, chỉ bao gồm bộ tản nhiệt, ống dẫn nhiệt và chân đế. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại quạt tản nhiệt và đa số thì chúng đều nằm trong 2 loại là: làm mát bằng không khí và làm mát bằng chất lỏng.

  • Bàn phím (Keyboard)
cac-bo-phan-cua-phan-cung-may-tinh-ban-phim

Bàn phím máy tính

Bàn phím có thể được xem là thiết bị chính giúp cho người dùng có thể giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính. Bạn có thể thực hiện các thao tác như gõ phím để ra lệnh cho máy hoạt động hay thực hiện các thao tác từ đơn giản cho đến phức tạp như gõ chữ, tắt máy, chơi game… Nếu như không có bàn phím thì máy tính cũng sẽ báo lỗi và không thể khởi động được.

Thông thường thì một chiếc bàn phím máy tính sẽ có khoảng 83 – 105 phím và được chia ra làm 4 nhóm khác nhau bao gồm: phím số, phím chức năng, phím soạn thảo và các nhóm phím để điều khiển màn hình.

  • Chuột (Mouse)

Chuột máy tính là thiết bị đầu vào cầm tay có vai trò điều khiển một con trỏ. Nó có thể di chuyển và chọn văn bản, biểu tượng, các file, thư mục trên máy tính của bạn. Cũng giống như bàn phím máy tính, nếu như không có chuột thì máy tính cũng sẽ không được khởi động.

Phần cứng laptop và máy tính để bàn có gì khác biệt?

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt giữa 2 loại máy tính là máy tính để bàn và laptop:

phan-cung-cua-laptop-va-may-tinh-ban

Máy tính để bàn và laptop

– Máy tính để bàn bao gồm một vỏ CPU có chứa các thành phần bên trong, một màn hình, bàn phím và chuột riêng biệt. Loại máy tính này thì thường được đặt cố định trên bàn làm việc và không dễ để di chuyển.

– Laptop cũng có các thành phần giống với máy tính để bàn nhưng được tích hợp thành một thiết bị duy nhất nên nó có khả năng di chuyển dễ dàng. Với laptop thì bạn sẽ không cần sử dụng thêm bàn phím, chuột rời cũng như được hỗ trợ bộ phận sạc pin vô cùng linh hoạt. Nhưng đổi lại thì cấu hình của các loại laptop thông thường chỉ thích hợp đối với công việc văn phòng chứ không thể chơi game online giống như máy tính để bàn.

Một số phần cứng cũng sẽ được thiết kế khác nhau giữa máy tính để bàn và laptop do có sự khác biệt về kích thước của 2 loại máy này. Tuy nhiên, các thành phần cốt lõi thì vẫn phải tương tự nhau.

Như vậy bạn đã hiểu rõ về phần cứng máy tính là gì rồi đúng không nào? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các bộ phận của máy tính và sử dụng chúng một cách tối ưu nhất.

Bài viết liên quan