Hai khái niệm được nhiều người quan tâm trong sự phát triển của nền kinh tế đó là khái niệm xuất siêu và nhập siêu. Vậy xuất siêu là gì và nhập siêu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nhập siêu, xuất siêu trong bài viết dưới đây nhé!
Nhập siêu là gì?
Nhập siêu là một khái niệm được dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero), nói cách khác là trường hợp khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhập siêu là hiện tượng vô cùng phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở.
Tác động của nhập siêu đối với nền kinh tế
Các tác động tích cực của nhập siêu với nền kinh tế đó là:
- Đối với những nước chưa đủ điều kiện để sản xuất các nguyên liệu cao cấp thì việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu sẽ giúp cho họ có thể thực hiện tốt các chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu.
- Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế sẽ cải thiện nhanh chóng các cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
- Khi nhập khẩu các sản phẩm khoa học, hàng tiêu dùng, văn hóa… sẽ góp phần nâng cao mức sống của con người và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
- Ngoài ra, khi nhập khẩu bằng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ góp phần tạo ra thêm việc làm cho người lao động và góp phần hơn trong việc đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế, từ đó cải thiện được đời sống xã hội.
Xét trên nhiều phương diện, nhập khẩu ở một mức nào đó sẽ có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt là các nước trong giai đoạn đang phát triển. Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu quá cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Các tác động tiêu cực của nhập siêu đó là:
- Nhập siêu là một trong những nhân tố tạo nên hiện tượng sính ngoại của người dân. Nếu lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì hàng hóa dễ bị dư thừa, lãng phí, vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ. Và chắc chắn một điều này đó là hàng nội địa sẽ khó tiêu thụ hơn là hàng hóa ngoại địa.
- Hiện tượng này cũng sẽ làm gia tăng hiện tượng thất nghiệp. Bởi những nước nhập siêu cao sẽ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và ngược lại.
- Theo một số nhà chuyên môn thì nhập siêu còn là nhân tố gây ra sự khủng hoảng. Ví dụ điển hình đó là cuộc khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á vào năm 1997 – 1998.
Xuất siêu là gì?
Xuất siêu là khái niệm được dùng để mô tả cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Nói một cách khác, khi mà kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một khoảng thời gian dài nhất định sẽ được gọi là xuất siêu.
Tác động của xuất siêu đối với nền kinh tế
Cũng giống như hiện tượng nhập siêu, xuất siêu cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ với kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Xuất siêu có các tác động tích cực đối với nền kinh tế như sau:
Việt Nam ta là một trong những nền kinh tế mới nổi, đang trong thời kỳ mở, hội nhập với thế giới. Việc cán cân thương mại tiếp tục duy trì giúp cho xuất siêu có những tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc xuất siêu cũng có tác động tích cực về nhiều mặt. Trực tiếp nhất đó là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá VND/USD. Qua đây, khả năng can thiệp của các cơ quan điều hành cũng trở nên dễ dàng và tốt hơn.
Qua con số xuất siêu những năm gần đây chúng ta đã khẳng định được hàng hóa của Việt Nam vững bước trên Thế giới.
Một tác động khác của hiện tượng xuất siêu đó chính là trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng ở trong nước còn yếu so với sản xuất thì việc tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động “kích cung”, có nghĩa là sản xuất trong nước.
Việt Nam là nước nhập siêu hay xuất siêu?
Theo thông tin thống kê mới nhất, trong 7 tháng đầu năm 2022 nước ta đã tiếp tục duy trì mức xuất siêu là 764 triệu USD. Khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì cán cân thương mại hàng hoá nhập siêu đó là 3.31 tỷ USD. Đây chính là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta, chứng tỏ nền kinh tế đang phục hồi sau đợt dịch lớn trong 2 năm trước đó.
Cụ thể, vào tháng 7/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta tiếp tục tăng. Xuất khẩu ước đạt 30,32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021, nhập khẩu ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng lên 3,4%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu ước tính đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng nông, lâm ước tính đạt 14,6 tỷ USD, tăng 5,4%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 192 tỷ USD, tăng 16%; nhóm hàng thủy sản ước tính đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32,9%.
Về thị trường xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2022, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều có mức tăng khá cao. Trung Quốc là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất với nước ta, ước tính đạt 103,1 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021; Mỹ đứng ở vị trí thứ 2 với ước tính đạt 76 tỷ USD về thương mại hai chiều, tăng lên 20,7%; Hàn Quốc chính là thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng ở vị trí thứ 3 với ước tính 51,3 tỷ USD, tăng 21,2%; Thị trường EU có kim ngạch 2 chiều ước đạt khoảng 37,1 tỷ USD; Nhật Bản có kim ngạch hai chiều ước đạt khoảng 27,5 tỷ USD, trong đó tỉ lệ xuất khẩu đạt 13,4 tỷ USD, tăng 12,9%.
Từ thực trạng trên có thể thấy rằng xuất siêu là mục đích theo đuổi của Việt Nam và chúng ta cũng được đánh giá là một trong các nước xuất siêu. Tuy nhiên mức xuất siêu hiện nay còn thấp nên chúng ta cần đẩy nhanh công nghiệp hỗ trợ, giảm thiểu tính gia công, lắp ráp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Hy vọng với những thông tin về nhập siêu là gì? giá trị nhập siêu là gì? xuất siêu là gì? Các tác động của nhập siêu, xuất siêu với nền kinh tế đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về hai khái niệm này trong hoạt động xuất nhập khẩu.