Là một người đam mê công nghệ thì chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về thuật ngữ main, mainboard… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm mainboard là gì? Hay cấu tạo và vai trò của main máy tính là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bộ phận này nhé!
Mainboard là gì?
Mainboard (bo mạch chủ) hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: mb, motherboard, backplane board, system board, base board, planar board, main circuit board. Hoặc trên máy tính của Apple thì nó được gọi là Logic board.
Mainboard hay bo mạch chủ là một bảng mạch có tác dụng rất quan trọng đối với máy tính. Nó giúp kết nối tất cả các linh kiện bên trong máy tính để tạo thành một thể thống nhất. Mainboard có thể nằm ở thùng máy hoặc được tích hợp sau màn hình máy tính.
Chức năng của main board là gì?
Mainboard có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối với máy tính và laptop. Nó quyết định rất lớn đến khả năng vận hành và hoạt động của máy tính. Thực tế, có thể kể đến một số chức năng quan trọng như:
– Là một dạng mạch giúp liên kết toàn bộ các linh kiện, thiết bị ngoại vi của máy tính để tạo thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất.
– Giúp điều khiển tốc độ cũng như là đường truyền dữ liệu của các thiết bị.
– Đóng vai trò phân phối điện áp đến tất cả các linh kiện được gắn trên main.
– Mainboard còn có vai trò quyết định cấu trúc, cấu hình cũng như độ bền của máy tính.
Mainboard hoạt động như thế nào?
– Giữa các thiết bị có tốc độ truyền tải dữ liệu và thông tin được gọi là Bus. Nó hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính với nhau.
– Ở trên mainboard máy tính có 2 chip gọi được là chipset cầu bắc và chipset cầu nam. Nó có nhiệm vụ nối các thành phần linh kiện như ổ cứng, RAM, CPU, GPU… lại với nhau.
– Tốc độ Bus sẽ được điều chỉnh thông qua chip cầu bắc và chip cầu nam để đồng bộ nhất.
Thành phần chính của motherboard là gì?
- Chipset
Chipset bao gồm chip cầu bắc và chip cầu nam giữ chức năng rất quan trọng. Chipset sẽ đưa thông tin, dữ liệu từ đĩa cứng thông qua bộ nhớ rồi đến CPU. Nó đảm bảo rằng các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể kết nối được với CPU cũng như các thiết bị khác.
- Socket
Đây là chỗ cắm của các CPU, Socket chính là chân cắm trực tiếp để tiếp xúc với mainboard. Tùy vào từng Socket của CPU mà nó sẽ phù hợp với từng main hỗ trợ.
- BIOS
Là thiết bị vào/ra cơ sở quan trọng trong mỗi Main Server bởi nó chứa đựng các thông số làm việc của hệ thống. BIOS còn có thể hàn, gắn thẳng trực tiếp vào mainboard để hạn chế diện tích của máy tính.
- CPU
CPU hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU đóng vai trò giống như não bộ và là một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy tính.
Tại CPU thì mọi thông tin, thao tác và dữ liệu nhập vào máy tính đều sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng để đưa ra lệnh điều khiển vận hành cũng như xử lý mọi yêu cầu của máy tính.
- Hệ thống bus
Là một bus máy tính đơn lẻ có vai trò kết nối các thành phần chính của một hệ thống máy tính lại với nhau.
Bên cạnh đó, hệ thống bus kết hợp các chức năng của một bus dữ liệu để mang thông tin, một bus địa chỉ để xác định nơi thông tin sẽ được gửi đi và một bus điều khiển để xác định lệnh của nó.
- Khe cắm ISA
Khe cắm ISA chính là tên viết tắt của “Industry Standard Architecture”. Đây là một loại bus sử dụng trong máy tính và được dùng để gắn thêm các bo mạch mở rộng như là bo mạch âm thanh, hình ảnh.
- Khe cắm PCI
Khe cắm PCI là tên viết tắt của cụm từ “Peripheral Component Interconnect”. Đây là khái niệm để chỉ chuẩn giao tiếp giữa các linh kiện phần cứng của máy tính với nhau.
PCI quyết định đến tính tương thích giữa các bộ phận khác nhau của hệ thống máy tính như: Card âm thanh hay modem gắn trong…
- Khe cắm PCI Express
PCI Express hay còn gọi là PCIe là thế hệ chuẩn giao tiếp PCI có tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn so với PCI thông thường.
PCIe thường được dùng để chỉ các kết nối giữa linh kiện card mở rộng, RAM máy tính với bo mạch chủ của máy tính.
- Card đồ họa
Card đồ họa thực sự rất cần thiết đối với người dùng có nhu cầu sử dụng đồ họa trong thiết kế hoặc là chơi game. Hiện nay thì hầu hết các bo mạch chủ đều có chức năng hỗ trợ card đồ họa thông qua PCI Express x16 nên các bạn có thể yên tâm sử dụng.
- Card âm thanh
Thành phần này cũng có vai trò rất quan trọng giúp cho bo mạch chủ có thể tích hợp được âm thanh một cách chuẩn nhất.
Hiện nay có 6 kênh được tích hợp âm thanh giúp cho người dùng có thể nghe nhạc hay xem phim một cách thoải mái nhất.
Các loại main máy tính phổ biến
Các kiểu bo mạch chủ là gì?
Tính đến nay thì mainboard được chia ra thành nhiều loại khác nhau và hiện có những chuẩn chính như sau:
- Mainboard máy tính chuẩn ATX
Đây là một trong những loại mainboard được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó được kế thừa và phát triển từ tiền nhiệm của nó là chuẩn AT. ATX đã được cải tiến với khả năng thay thế được các bộ phận bên trong và nó cũng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với AT. Chính vì vậy mà nó có thể dễ dàng len lỏi vào các khoang ổ đĩa trên máy tính nên được trang bị rất nhiều trên các dòng laptop mỏng nhẹ.
Ngoài bản chuẩn thì ATX cũng có thêm bản nâng cấp với nhiều ưu điểm vượt trội hơn nữa như: Nhiều pha nguồn, tải nguồn điện ổn định hơn. Khoảng cách giữa các khe cắm cũng được mở rộng hơn cho khả năng làm mát card đồ họa tốt hơn. Hay có nhiều khoảng trống hơn xung quanh ổ cắm CPU nhằm chứa được những bộ tản nhiệt có kích thước lớn.
- Mainboard EATX
EATX có 7 khe PCle và có kích thước lớn hơn rất nhiều so với bản chuẩn ATX. Với kích thước lớn này thì EATX thường được sử dụng ở máy chủ, máy tính gaming. Nguyên nhân là do main này có thể mở rộng để nâng cấp bộ nhớ lớn hơn cũng như là chứa được CPU nhiều lõi.
- Mainboard máy tính micro ATX
Với thiết kế nhỏ gọn, kích thước là 24,4 × 24,4 cm, tối đa 4 khe PCI Express nhưng vẫn được trang bị đầy đủ các tính năng đáp ứng nhu cầu của người dùng cơ bản.
Ngoài ra thì còn có ITX mini với kích thước nhỏ gọn hơn chỉ 170,18 x 170,18mm và được sử dụng trong các hệ thống máy tính mini. Nó chỉ có tối đa là 2 khe Ram và 1 khe cắm card đồ họa. Tuy nhiên nó cũng có khả năng làm mát tốt và ít tiêu thụ điện năng.
Các dòng main
– Dòng G: Đây là một trong những dòng mainboard đời đầu. Hiện dòng G này chỉ xuất hiện ở các dòng máy cũ hay các máy tính văn phòng yêu cầu cơ bản…
– Dòng B: Đây là dòng bo mạch chủ ở phân khúc tầm trung tuy nhiên nó vẫn được các nhà sản xuất tích hợp khá đầy đủ các tính năng. Dòng này thì khá ăn khách và nó phục vụ tốt cho các PC doanh nghiệp hoặc là cá nhân.
– Dòng H: Đây cũng là một loại bo mạch chủ thuộc phân khúc phổ thông với những tinh năng cơ bản và có một mức giá rất hợp lý. Nó phù hợp với những đối tượng chỉ thực hiện các tác vụ cơ bản trên máy tính như Excel, Word hay lướt web…
– Dòng Z: Đây là dòng main cao cấp và có hiệu năng rất đáng gờm. Hơn nữa nó còn được hỗ trợ ép xung và dùng chung được với các loại CPU cao cấp cũng có khả năng ép xung cao giống như các dòng Intel dòng K. Dòng này chủ yếu dành cho dân đồ họa hay sản xuất nội dung…
– Dòng X: Dòng này khác hoàn toàn so với những dòng cùng thế hệ. Nó nằm trong phân khúc trên cả cao cấp và thường được đi cùng với những CPU khủng được sử dụng trong các bộ máy chơi game và rendering…
Main trên máy tính và laptop khác nhau như thế nào?
Main của máy tính và main của laptop không hoàn toàn giống nhau. Để phân biệt được 2 loại này thì bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như sau:
– Main của máy tính là phần bo mạch với các loại khe kết nối, bao gồm có: CPU, RAM, GPU, nguồn, ổ cứng…
– Main của laptop thì được hàn liền với một số linh kiện. CPU và GPU cũng được gắn liền luôn trên main để giúp tiết kiệm diện tích của máy.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mainboard là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận quan trọng này của máy tính. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!