Câu nghi vấn là một dạng câu hỏi thường xuất hiện trong văn viết và văn nói. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ câu nghi vấn là gì? Chức năng chính của câu nghi vấn là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ câu nghi vấn là gì nhé!
Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn là một dạng câu với mục đích để hỏi, nhằm giải đáp những điều mình chưa biết, mình đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra được câu trả lời. Thông thường họ sẽ nêu lên quan điểm của bản thân về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Tuy nhiên quan điểm ấy dựa trên suy đoán và không mấy chắc chắn.
Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn đó là có sự xuất hiện của các từ để hỏi. Trong câu thường đi kèm với các từ như: Bấy nhiêu, bao nhiêu, bao lâu, ở đâu, như thế nào, ai, ra sao, rồi, hả, sao,… và cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi.
Một số ví dụ về câu nghi vấn:
- Bạn đã có người yêu chưa?
- Hôm nay bạn không đi chơi à?
- Bạn sang Nhật Bản trong thời gian bao lâu?
Trong tiếng Anh câu nghi vấn cũng là một dạng của câu hỏi, thường được biết đến là question.
Đặc điểm của câu nghi vấn
Dù là trong tiếng Việt hay tiếng Anh, cấu trúc ngữ pháp của các câu đều có những đặc điểm riêng để phân biệt. Theo đó, câu nghi vấn có các đặc điểm sau:
Câu nghi vấn là câu được dùng để đặt câu hỏi hoặc là câu cảm thán giúp giải quyết một vấn đề nhất định.
Câu nghi vấn bản chất gọi theo một cách thân quen chính là một câu hỏi vì vậy cuối câu nghi vấn luôn luôn là dấu chấm hỏi.
Câu nghi vấn thường xuất hiện trong giao tiếp, tiểu thuyết văn chương và không được sử dụng trong các văn bản, hợp đồng.
Cuối câu nghi vấn là các từ, các cụm từ gồm: rồi, sao, ra sao, sao vậy….
Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
Các chức năng chính của câu nghi vấn đó là:
Dùng để hỏi hoặc thắc mắc
Ví dụ: Làm thế nào để em có thể điều khiển chiếc ô tô này?
Dùng để khẳng định sự việc, hành động
Được dùng để khẳng định sự việc, hành động ấy không phải do mình làm hoặc chắc chắn sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.
Ví dụ: Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất…
(Ngô Tất Tố)
Câu nghi vấn là câu cầu khiến
Đôi khi có những cụm từ về ý nghĩa là câu cầu khiến nhưng về hình thức lại là câu nghi vấn. Nó giúp cho người nói, người viết mô ta được đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng không biết nó như thế nào.
Ví dụ: Nam có thể cho tôi mượn quyển sách được không?
Câu nghi vấn có chức năng phủ định
Phủ định ở đây là phản bác hoặc loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra và nghi ngờ về sự thật của câu nói đó.
Ví dụ: Trường, tại sao hôm nay con không đến lớp học thêm?
Tại sao mẹ lại hỏi con vậy?
Câu nghi vấn biểu lộ cảm xúc
Câu nghi vấn thể hiện cảm xúc thường được sử dụng để lột tả những cảm xúc như vui vẻ, nhớ thương, buồn rầu, đau khổ, hờn ghen… Thường thấy trong văn xuôi hay truyện ngắn.
Các lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn
– Không dùng quan hệ từ “hoặc” ở trong câu nghi vấn vì nó làm sai cú pháp câu hoặc biến câu ấy trở thành một câu trần thuật.
Ví dụ: Anh chơi hoặc em chơi. Câu này chỉ mang ý nghĩa khẳng định và nó không phải là câu hỏi.
– Nhiều từ có hình thức, âm thanh giống như câu nghi vấn nhưng nó lại không được sử dụng trong câu nghi vấn.
Ví dụ: Anh cần ai phục vụ thì anh gọi người ấy. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà chỉ là đại từ phiếm chỉ.
– Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc và ý nghĩa trong câu đó.
– Nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng cụ thể, có mục đích để hỏi rõ ràng và kết hợp với các từ nghi vấn hợp lý nhất.
Câu nghi vấn trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh câu nghi vấn là câu hỏi trực tiếp và có công dụng giống như trong tiếng Việt. Cuối câu nghi vấn cũng được kết thúc bằng dấu hỏi chấm.
Các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, có rất nhiều loại câu nghi vấn, dưới đây là một số dạng câu câu nghi vấn điểm hình:
Dạng câu hỏi Yes/No
Đây là những câu hỏi được đưa ra để người nghe trả lời với một câu phủ định hoặc khẳng định. Được bắt đầu với một động từ hoặc bằng một trợ động từ, theo sau là chủ ngữ.
Công thức của dạng này đó là: Be/do/have + S + V?
Ví dụ: Shall we play ball today? Tạm dịch: Chúng ta sẽ chơi bóng hôm nay chứ?
Câu hỏi ở dạng Yes/No còn có thể bắt đầu bằng một động từ khuyết, với công thức chung: Can/could/may/might/would/should… + S + V?
Ví dụ: Can she be a little bit more reliable? Tạm dịch: Cô ấy có thể đáng tin cậy hơn một chút được không?
Dạng câu hỏi có từ để hỏi
Ở dạng này câu nghi vấn được bắt đầu bằng một từ để hỏi, sau đó là động từ và chủ ngữ. Các từ để hỏi thường gặp phổ biến là: Who: ai (hỏi chủ ngữ), Why (tại sao), Whose (của ai), Which (cái nào), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), How (như thế nào).
Công thức chung: Wh-word + (be/do) + S + V?
Ví dụ: Why do you love her. Tạm dịch: Tại sao bạn lại yêu cô ấy?
Dạng câu hỏi để lựa chọn
Đây là những câu hỏi được thể hiện bởi những từ như “cái này hoặc cái kia”, thường được đưa ra để lựa chọn một hoặc nhiều lựa chọn trong ngữ cảnh mà câu hỏi đề cập đến. Chúng cũng được bắt đầu bằng một động từ hoặc một trợ động từ. Đặc điểm để nhận dạng câu hỏi này là từ “or”, nó đóng vai trò là liên từ nối giữa hai lựa chọn được đưa ra.
Ví dụ: Should I hang out with him or stay at home? Tạm dịch: Tôi nên đi chơi với anh ấy hay ở nhà?
Dạng câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi có nguyên tắc chung đó là, nếu mệnh đề chính là khẳng định thì câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.
Ví dụ: He is a popular singer of England, isn’t he? Tạm dịch: Anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh, có đúng không?
Lưu ý rằng, câu hỏi đuôi sẽ trả lời theo thực tế. Ví dụ, với câu hỏi “She is a popular singer of England, isn’t she?”, chúng ta sẽ trả lời rằng “yes, she is”.
Trên đây là các thông tin về câu nghi vấn. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn loại câu này và sử dụng nó phù hợp.
>>>Xem thêm: Câu ghép là gì? Phân loại câu ghép và cho ví dụ minh họa <<<<<