Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn thú vị mà con người có thể quan sát từ Trái đất. Vậy bạn có biết nhật thực là gì, nguyệt thực là gì không? Hãy cùng với chúng tôi khám phá về 2 hiện tượng này ngay sau đây nhé!
Có những loại nhật thực nào?
- Nhật thực toàn phần
Đây là hiện tượng xảy ra khi mà Mặt trăng ở quanh điểm cận quỹ đạo và nó che khuất hoàn toàn Mặt trời. Khi ấy, các vùng bóng tối và nửa bóng tối sẽ hình thành lên trên bề mặt của Trái đất.
Để có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần thì người xem cần phải đứng trên đường di chuyển của vùng tối Mặt trăng. Còn với những người đứng ở vùng nửa tối thì chỉ có thể xem được nhật thực một phần mà thôi.
- Nhật thực một phần
Đây là hiện tượng nhật thực xảy ra khi mà Mặt trăng che khuất đi một phần đĩa Mặt trời và nó hình thành ra một vùng bóng tối trên bề mặt của Trái đất.
- Nhật thực hình khuyên
Đây là một trong những hiện tượng nhật thực vô cùng thú vị. Nó chỉ xảy ra khi đĩa Mặt trăng che khuất trung tâm của đĩa Mặt trời và đặc biệt nó chỉ để lộ phần rìa bên ngoài của Mặt trời.
Lúc này nếu như bạn quan sát thì sẽ chỉ nhìn thấy vùng rìa ngoài Mặt trời và nó sẽ có hình dạng giống như một chiếc nhẫn. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi Mặt trăng ở quanh điểm quỹ đạo.
- Nhật thực lai
Hiện tượng nhật thực lai này rất hiếm khi xảy ra. Nhật thực lai thường xảy ra khi mà nhật thực hình khuyên chuyển sang nhật thực toàn phần.
Cách quan sát nhật thực
Việc bạn quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt. Chính vì vậy bạn không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường mà cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Việc bạn quan sát nhật thực bằng một chiếc kính râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video… đều không đảm bảo. Bởi những loại này chỉ giúp giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại đến mắt.
– Nên quan sát nhật thực gián tiếp hoặc là sử dụng các kính lọc chuyên dụng như: kính lọc của thợ hàn mã số 14, kính lọc Mặt trời…
– Người quan sát cũng có thể sử dụng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ. Hoặc cũng có thể khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt trời xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất.
Nguyệt thực là gì?
Hiện tượng nguyệt thực là gì?
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của Trái đất trước ánh sáng của Mặt trời, hay nó còn gọi là Mặt trăng máu. Hiện tượng thiên văn này xảy ra khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất và đối diện với Mặt trời.
Do Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy được Mặt trăng là nhờ có ánh sáng của Mặt trời chiếu vào Mặt trăng. Mặt trăng sẽ phản lại ánh sáng giúp chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng. Tuy nhiên, khi vào thời điểm Mặt trăng – Trái đất – Mặt trời thẳng hàng nhau thi Trái đất đã che khuất ánh sáng của Mặt trời chiếu đến Mặt trăng. Tức là Mặt trăng đứng sau bóng của Trái đất và lúc này Mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng của Trái đất. Hiện tượng này chính là hiện tượng nguyệt thực.
Phân loại nguyệt thực là gì?
- Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng nguyệt thực này xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng. Mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này thì ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc là màu cam sẫm.
Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt trời trước khi đến được Mặt trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái đất và nó bị khí quyển của Trái đất khúc xạ lại. Các tia sáng có bước sóng ngắn đã bị cản lại hết và chỉ còn lại các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua. Vì vậy mà Mặt trăng thường có màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần là 104 phút.
- Nguyệt thực một phần
Hiện tượng này xảy ra khi mà Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng cũng nằm trên một đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng cũng sẽ bị khuyết đi một phần. Có thể quan sát thấy bóng của Trái đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt trăng.
Trong quá trình nguyệt thực toàn phần thì nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần thường kéo dài trong 6 giờ.
- Nguyệt thực nửa tối
Hiện tượng này xảy ra khi mà Mặt trăng đi qua vùng nửa tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ và Mặt trăng cũng sẽ mờ và tối đi. Nguyệt thực nửa tối hay nguyệt thực bán phần khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt trời giảm thiểu.
Cách quan sát nguyệt thực
Nguyệt thực là một trong những hiện tượng thiên văn dễ dàng quan sát nhất. Bạn cứ ra ngoài và chiêm ngưỡng trực tiếp bằng mắt thường. Bạn không cần phải dùng đến kính thiên văn hay các công cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ thì sẽ đem lại những hình ảnh chi tiết về bề mặt Mặt trăng hơn.
Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?
- Vị trí tương đối
Nguyệt thực: Trái đất nằm ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Mặt trăng.
Nhật thực: Mặt trăng nằm ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Trái đất.
- Thời điểm diễn ra
Nguyệt thực: Diễn ra vào ban đêm và có thể quan sát được bằng mắt thường.
Nhật thực: Diễn ra vào ban ngày và cần phải đeo kính bảo vệ để quan sát.
- Địa điểm quan sát
Nguyệt thực: Bạn có thể quan sát được từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái đất.
Nhật thực: Chỉ quan sát được ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối của Trái đất.
- Tần suất diễn ra
Nguyệt thực: Chỉ xảy ra khoảng 1-2 lần trong năm và cứ 5 năm sẽ có 1 năm không diễn ra hiện tượng nguyệt thực.
Nhật thực: Ít nhất xảy ra 2 lần và tối đa là 5 lần trong 1 năm.
Bật mí một số kỳ nhật thực, nguyệt thực năm 2022
- Nhật thực một phần vào tháng 4
Vào ngày 30 tháng 4, hiện tượng nhật thực một phần sẽ xuất hiện trên bầu trời ở khu vực phía Nam của Nam Mỹ cũng như một phần của Nam Cực, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Như vậy, hầu hết khu vực có thể quan sát được hiện tượng này lại nằm ở nơi không người trên thế giới.
Trong lần nhật thực này thì Mặt trăng chỉ “ăn” một phần nhỏ Mặt trời. Ngay cả trong giai đoạn cực đại thì tỉ lệ che lấp cũng chưa đạt tới 40%.
- Nguyệt thực toàn phần tháng 5
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát được ở khu vực Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, một phần Tây Á cùng với một số phần đại dương bao quanh của các lục địa nói trên.
Giai đoạn “đỉnh” của nguyệt thực sẽ rơi vào 4 giờ 11 phút rạng sáng ngày 16 tháng 5 theo giờ quốc tế, tức là 11 giờ 11 phút theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên nhật thực toàn phần ở Việt Nam thì chúng ta không thể quan sát được hiện tượng này.
- Nhật thực một phần tháng 10
Nhật thực một phần sẽ xảy ra vào ngày 25 tháng 10 và bạn có thể nhìn thấy ngày nhật thực này ở khu vực châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Tây Á. Độ che phủ của nhật thực này là rất cao, vào giai đoạn đỉnh điểm thì Mặt Trời chỉ còn là một lưỡi liềm với ánh sáng mỏng.
- Nguyệt thực toàn phần tháng 11
Vào lúc hoàng hôn ngày 8 tháng 11, người Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng “trăng máu”, tức nguyệt thực toàn phần. Mặc dù đất nước chúng ta không phải là nơi thuận lợi nhất để quan sát và sẽ phải bỏ lỡ một số giai đoạn của nguyệt thực toàn phần.
Hiện tượng này sẽ kéo dài suốt 3 giờ 33 phút, bắt đầu lúc 17 giờ 22 phút (giờ Việt Nam) và đạt đỉnh lúc 17 giờ 59 phút, kết thúc vào lúc 20 giờ 56 phút. Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến 18 giờ 42 phút thì màu đỏ sẽ bao phủ toàn bộ Mặt trăng sau đó sẽ lui dần.
Khu vực quan sát hiện tượng “trăng máu” thuận lợi nhất là khu vực phía Tây của Canada và Mỹ, Đông Bắc Á và phần lớn Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.
Một số câu hỏi liên quan đến nhật thực và nguyệt thực
Số lần xuất hiện nhật ngực và nguyệt thực trong năm?
Hầu hết thì mỗi năm sẽ có khoảng 4 lần nhật thực – nguyệt thực. Đây chính là con số tối thiểu của số lần nhật thực – nguyệt thực có thể xảy ra trong 1 năm. Đặc biệt, 2 trong số 4 lần nhật thực, nguyệt thực này thì phải là nhật thực.
Trong 1 năm cũng có thể có đến 7 lần nhật thực – nguyệt thực, nhưng rất hiếm. Nó sẽ là 5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực hoặc là 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực.
Có thể có tối thiểu 2 và tối đa là 5 lần nhật thực trong 1 năm.
Theo tính toán của NASA thì chỉ có khoảng 25 lần trong số 5000 năm qua trên thế giới có 5 lần nhật thực diễn ra trong cùng 1 năm. Lần cuối cùng xảy ra là vào năm 1935 và lần tiếp theo sẽ có thể diễn ra vào năm 2206, khi mà có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng 12.
Nhật thực toàn phần có hiếm gặp không?
Mặc dù có rất nhiều giải thích cho rằng hiện tượng nhật thực toàn phần rất ít khi có thể xảy ra nhưng đây cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trung bình thì có khoảng 18 tháng nhật thực toàn phần có thể được quan sát thấy tại một vị trí nào đó trên Trái Đất. Như vậy, một chúng ta có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần khoảng 2 lần trong 3 năm.
Tuy nhiên, kết quả trên đây chỉ là lý thuyết. Thực tế thì nhật thực toàn phần chỉ quan sát được trên một vùng đất nhỏ nào đó trên Trái Đất mà thôi.
Nhật thực xảy ra khi nào ở Việt Nam? Ở Việt Nam, để có thể nhìn thấy được hiện tượng nhật thực thì bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu, có thể là 1 năm, 3 năm hoặc lâu hơn nữa.
Nguyệt thực có ảnh hưởng gì đến chúng ta không?
Trái Đất luôn luôn phải chịu lực hấp dẫn từ Mặt trăng và Mặt trời. Bình thường thì chúng thường lệch hướng nhau nên lực hấp dẫn từ Mặt trăng và Mặt trời sẽ không đồng thời tác động lên Trái Đất. Tuy nhiên, khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực thì lực hấp dẫn trên Trái đất sẽ cực đại do tổng lực tác động lên cùng lúc.
Điều này sẽ khiến cho các đợt thủy triều trên Trái đất mạnh hơn và cao hơn mức bình thường. Điều này có thể gây ra một số dao động địa chất.
Còn đối với con người thì theo như các chuyên gia cho biết, hiện tượng nguyệt thực sẽ khiến cho melatonin và hormone trong cơ thể có liên quan tới chu kỳ ngủ và thức bị suy giảm. Vì vậy mà vào những ngày này, con người sẽ cảm thấy khó ngủ hơn. Tuy nhiên hiện tượng nguyệt thực này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm?
Nguyệt thực thường diễn ra vào những ngày rằm trăng tròn bởi vì chỉ có thời điểm này thì Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất mới có thể nằm trên cùng một hàng. Và khi đó thì Trái Đất mới có khả năng che khuất đi ánh sáng từ Mặt trời chiếu đến Mặt trăng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nhật thực và nguyệt thực là gì? Nhật thực toàn phần, hình khuyết, nửa tối là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng thiên văn thú vị này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới để đội ngũ Admin của chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!