Đừng tùy tiện thay lốp không săm nếu bạn chưa biết điều này!

Lốp không săm được phát minh từ những năm 1903. Bắt đầu phổ biến trên các dòng xe hầu hết các nước phát triển từ khoảng 1954. Thế nhưng, nó mới chỉ bắt đầu lấn át và thay thế lốp săm cũ tại Việt Nam vài năm nay. Sự xuất hiện của dòng lốp này gắn liền với độ phổ thông của các dòng xe côn tay gaxe phân khối lớn. Lý do loại lốp này dần chiếm lĩnh thị trường là gì? Giá lốp không săm là bao nhiêu? Cách xử lý khi xe không săm bị thủng sao cho chuẩn? Tất cả sẽ được chuthapdoquangninh.org.vn giải đáp qua các nội dung sau:

Lốp không săm là gì?

Lốp xe không săm là loại lốp có khả năng tự giữ không khí bên trong, dù không có sự hỗ trợ của săm. Nhờ việc tráng thêm lớp halobutyl hoặc chlorobutyl bên trong mặt lốp. Vì thế nên không khí bên trong không thể thoát ra ngoài.

Các dòng xe mới hiện nay, đa phần đều sử dụng loại lốp không săm. Mặc dù giá thành của nó cao hơn loại lốp thông thường, do quá trình sản xuất và nguyên liệu phức tạp, tốn kém hơn.

Lốp xe không săm chất lượng

Lốp xe không săm chất lượng

So sánh xe lốp không săm và có săm

Nếu như trước đây, lốp xe có săm thông thường được sử dụng phổ biến cho cả ô tô và xe máy. Thì hiện nay, lốp không săm đang ngày một thu hút người tiêu dùng bởi những yếu tố:

Lốp không săm được đánh giá cao về độ an toàn

Dòng lốp đặc biệt này được giới chuyên môn kết luận có độ bền bỉ tốt hơn hẳn lốp có săm truyền thống. Chúng sở hữu độ chắc chắn hơn hẳn loại cũ, nên hạn chế được tình trạng thủng, xuống hơi nhanh. Ngoài ra, chủng này còn tạo độ êm, hỗ trợ vận hành xe tốt hơn, ít bị hao mòn trơn trượt.

Khi di chuyển trên tốc độ cao, loại lốp có săm giữ ma sát rất mạnh với bề mặt di chuyển. Hệ quả là nhiệt độ bánh xe tăng nhanh và áp suất trong bánh xe cũng tăng cao. Nếu chẳng may gặp vật nhọn đâm vào sẽ gây thủng và tiếng nổ rất lớn. Xe thủng lốp vừa làm chệch đường lái. Tiếng nổ gây giật mình có thể làm chủ xe càng nhanh rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Như vậy sẽ rất nguy hiểm trong quá trình điều khiển phương tiện.

Lốp xe không săm sở hữu khả năng giữ khí và tản nhiệt cao hơn hẳn. Nhờ vậy mà khi bị ngoại lực đâm thủng, xe sẽ không phát nổ lớn. Thay vào đó, khí hơi trong banh xe sẽ thoát ra từ từ. Nhờ vậy mà tạo điều kiện cho người điều khiển kiểm soát tay lái tốt hơn khi có sự cố. Tránh những trường hợp tai nạn đau lòng do mất kiểm soát vì hỏng / thủng lốp xe.

Đây chính là lý do vì sao các xe côn tay ga, phân khối lớn ngày nay đều trang bị dòng lốp này.

Lốp không săm có độ an toàn cao hơn dòng lốp có săm truyền thống

Lốp không săm có độ an toàn cao hơn dòng lốp có săm truyền thống

Trọng lượng nhỏ

Nếu tính tổng trọng lượng loại lốp có săm truyền thống, sẽ nặng hơn lốp không săm. Theo chỉ số phổ thông thì khống lượng một bánh lốp xe không săm chỉ khoảng 0.5kg. Lợi thế này giúp giảm bớt tổng trọng lượng chiếc xe. Mà như vậy tất nhiên cũng đỡ tốn nhiên liệu vận hành hơn.

Trong thị trường biến động giá xăng dầu liên tục, và xu hướng bảo vệ môi trường. Các chủ xe luôn đề cao yếu tố tiết kiệm nhiên liệu nên xa không săm vì thế càng ngày càng ưa chuộng hơn.

Lốp không săm bền hơn

Nhờ vào dây chuyền sản xuất kiểu mới, sử dụng các chất liệu siêu bền. Nên lốp không săm có độ bền hơn hẳn dòng truyền thống. Khả năng bị tấn công bởi các vật nhọn, hay hà hơi ra ngoài cũng thấp hơn đáng kể. Các số liệu thực tế đều chứng minh được xe không lốp ít phải đi thay mới hơn dòng săm lốp rời nhau.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng của thị trường săm lốp Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 đạt 8%. Chỉ số này cao gấp 2 lần so với mức bình quân thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng xe máy của người Việt vẫn không ngừng tăng nhanh. Đặc biệt với dòng sản phẩm xe tay ga, côn tay ga sử dụng lốp không săm.

Bảng giá lốp xe máy không săm

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm lốp xe máy săm. Được phân phối bởi nhiều nhà sản xuất xe hơi và dụng cụ xe, có tại hầu hết tiệm sửa chữa xe. Chính vì vậy, để tránh tình trạng khách hàng bị chặt chém khi mua. Khi thay phụ kiện này, chúng tôi xin cung cấp bảng giá lốp chuẩn trên thị trường. Dành cho nhiều dòng xe máy khác nhau, các bạn có thể tham khảo.

Lốp xe không săm dành cho xe ga và xe số

Lốp xe không săm dành cho xe ga và xe số

Bảng giá lốp không săm

Bảng giá lốp không có săm dành cho xe máy
Kích thước vành xe (inch) Loại lốp xe Giá (VNĐ)
Lốp 10 inch không săm

(Dành cho các loại bánh xe của Honda Lead)

Euromina 100/80 -10 455.000
Euromina 100/90 -10 395.000
Euromina 100/90 -10 – Dragon 325.000
Euromina 120/70 -10 465.000
Lốp 12 inch không săm

(Dành cho bánh trước của Honda Lead và một số loại bánh khác có kích thước tương đương)

Euromina 110/70 -12 346.000
Euromina 90/90 -12 340.000
Lốp xe không săm 14 inch

(Sử dụng cho bánh sau của SH Mode, Honda PCX, Air Blade, Vision, Yamaha Luvias, Suzuki Sky Drive

Euromina 80/90 -14 – Fire King 355.000
Euromina 90/90 -14 – Fire King 385.000
Euromina 80/90 – Dragon 350.000
Euromina 90/90 – Dragon 385.000
Euromina 80/90 -14 320.000
Euromina 90/90 -14 350.000
Lốp Maxxis 100/80 -14 565.000
Lốp Mechelin 110/80 – 14 M45 935.000
Lốp Mechelin 110/80 – 14 M29S 660.000
Lốp Mechelin 110/80 – 14 Pilot Street 660.000
Lốp Swallow 100/80 – 14 670.0000
Lốp xe không săm 16 inch

(Dành cho xe SH 125, SH 150, bánh trước SH Mode,…

Dunlop 100/80 – 16 1.000.000
Dunlop 120/80 – 16 1.110.000
Euromina 90/90 – 16 Fire King 450.000
Euromina 70/90 – 16 Fire King 285.000
Euromina 70/90 – 16 – Dragon 285.000
Euromina 80/90 – 16 – Dragon 365.000
Euromina 100/90 – 16 595.000
Euromina 120/90 – 16 795.000
Lốp 17 inch không săm

( Dành cho Honda Wave, Future, Dream, Yamaha Exciter,… và hầu hết các dòng xe số khác trên thị trường)

Euromina 80/90 – 17 Fire King 375.000
Euromina 70/90 – 17 Fire King 330.000
Euromina 100/90 – 17 Fire King 460.000
Euromina 70/90 – 17 – Dragon 320.000
Euromina 80/90 – 17 – Dragon 365.000
Euromina 100/90 – 17 – Dragon 420.000
Euromina 1000/70 – 17 – Dragon 450.000

Khi nào nên thay lốp xe?

Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn phải thay lốp nhanh

Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn phải thay lốp nhanh

Rất nhiều người sử dụng phương tiện giao thông đợi đến khi lốp hỏng mới thay. Đây là quan điểm hoàn toàn sai, vì nó tạo điều kiện thường xuyên xảy ra các sự cố xe hơn. Không chỉ việc dùng lốp quá cũ sẽ dễ thủng, hỏng. Mà nó còn giảm ma sát, bám dính với mặt đường gây nên hiện tượng trơn trượt. Vậy khi nào cần thay lốp xe tay ga, xe lốp không săm?

  • Lốp xe bị thủng hoặc rách vết lớn, không nên mạo hiểm sửa chữa vì “tiếc”.
  • Lốp xe đã nhiều lần bị thủng, có nhiều vết vá và sử dụng lâu ngày.
  • Gai và vân lốp có dấu hiệu mòn mạnh (1.6mm). Đây là chỉ số khuyến cáo thay lốp xe của hầu hết các nhà sản xuất xe.
  • Lốp xe có dấu hiệu lão hóa cho điều kiện thời tiết và đường xá. Nên thường xuyên theo dõi kiểm tra để phát hiện các vấn đề trên bánh xe. Như là cao su nứt vỡ, phồng lốp bị cứng, méo lốp.
  • Căn cứ số kim di chuyển trên xe máy để xác định thời gian cần thay lốp. Nếu bạn sành về xe thì có lẽ cũng biết, trên mỗi dòng bánh lốp đều có khuyến nghị thay cho mỗi số ki-lo-met di chuyển nhất định. Và tuổi thọ trung bình của các dòng lốp trên thị trường vào khoảng 15.000 – 20.000 Km đi đường.
  • Căn cứ quãng đường đi chuyển để thay lốp còn phụ thuộc đặc tính đoạn đường hay di chuyển. Nếu thường xuyên đi lại trên đường đá, nhiều ổ gà, gập ghềnh thì tuổi thọ lốp còn thấp hơn.

Những phương pháp vá lốp xe không săm tốt nhất

Bên cạnh giá cả các dòng lốp không săm. Bạn cũng nên nắm được một số phương pháp xử lý xe máy bị thủng săm. Vì có rất nhiều phương pháp sửa vá, nên ngay cả khi bạn đem đến tiệm sửa chữa. Bạn cần chủ động đưa ra yêu cầu với bên kỹ thuật, để chọn hình thức vá lốp an toàn, tốt nhất cho xe.

Dùng máy ra vào lốp để quá trình sửa vá dễ dàng hơn

Dùng máy ra vào lốp để quá trình sửa vá dễ dàng hơn

1. Phương pháp vá trong

Phương pháp vá trong bao gồm 2 cách: vá sống vá chín. Cách vá trong là phương pháp an toàn, hữu hiệu nhất cho lốp xe. Tuy nhiên để thực hiện sửa chữa, bạn cần có dụng cụ hỗ trợ ra vào lốp xe.

Vá sống:

Công cụ thực hiện: Sử dụng keo vá và miếng vá

Cách làm: Làm sạch bề mặt trong lốp bằng bộ mài săm lốp hơi hoặc mài thủ công. Sau đó lấy keo vá bôi lên mặt lốp, dán miếng vá lên chỗ thủng là được.

Chi phí cho kiểu vá này rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 đồng.

Vá chín:

Công cụ thực hiện: Máy ép vá chín bằng điện

Đây là công cụ chuyên ngành của các thợ sửa xe. Nó hoạt động theo nguyên lý sinh nhiệt. Rồi từ đó làm nóng chảy cao su non, lấp đầy lớp thủng trên lốp xe.

Cách làm này giúp phần được sửa trở nên như mới, vô cùng chắc chắn. Nhưng loại vá này chỉ có ở các tiệm sửa quy mô lớn, chuyên nghiệp.

2. Phương pháp vá dùi

Ưu nhược điểm của các phương pháp vá lốp không săm

Ưu nhược điểm của các phương pháp vá lốp không săm

Công cụ thực hiện: cây đẩy keo vào, cây săm lốp, 1 vỉ keo với khoảng 5 cây, mỗi lần dùng 1/2 cây.

Phương pháp thủ công này nhanh chóng và không mất nhiều thời gian chờ. Lại dễ thực hiện, mà dụng cụ sửa hoàn toàn có thể mang theo xe. Đối với những người biết chút về sửa chữa thì có thể mang theo phòng khi cần.

Tuy nhiên, cách vá này chỉ mang tính chất tạm thời. Sau dần thì chỗ vá có thể bị xì hơi trở lại. Ngoài ra, lạm dụng cách vá này quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng chất lượng lốp, giảm tuổi thọ, tạo vết rạn.

3. Phương pháp dùng keo tự vá

Đây là phương pháp khá mới mẻ trong hoạt động sửa vá săm. Người ta bịt kín lỗ thủng bằng việc rải một lớp keo chuyên dụng lên mặt trong miếng lốp. Phương pháp này thậm chí còn nhanh – gọn lẹ hơn cách vá trong.

Thế nhưng, loại keo này sẽ sinh ra hiện tượng ăn mòn lốp, khiến cho vành xe bị mục, rỗ…

Trên đây là những thống tin quan trọng về dòng lốp không săm. Các thông tin về giá có thể thay đổi liên tục do biến động thị trường lốp xe. Nên hãy nhớ theo dõi và cập nhật thường xuyên các bài viết mới cùng Siêu Sạch nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về phụ kiện sửa vá lốp này. Các bạn hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline 0972 882 886 để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm: 

  • Bảo dưỡng xe máy Honda hết bao nhiêu tiền?
  • Đừng tùy tiện thay lốp không săm nếu bạn chưa biết điều này!
  • Xe máy bị hở bạc sửa bao nhiêu tiền?
  • Hướng dẫn vệ sinh buồng đốt, kim phun xăng xe máy
Bài viết liên quan