Vì sao việc thi công cầu nâng 2 trụ cần tuân thủ đúng quy trình?
Để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất thì việc thực hiện đúng quy trình lắp đặt cầu nâng cần phải đảm bảo sự tỉ mỉ, độ chính xác cao. Có thể nói việc thi công, lắp đặt là nền tảng cho một quá trình vận hành an toàn, bền bỉ, hiệu quả.
Thông thường các đơn vị phân phối cầu nâng sẽ đảm nhận việc vận chuyển, lắp đặt, vận chuyển luôn cho bạn. Tuy nhiên, việc trang bị cho mình những kiến thức về thi công, lắp đặt sẽ giúp chúng ta kiểm soát được các thao tác thực hiện của kỹ thuật viên có đúng với bản vẽ cầu nâng 2 trụ không.
Do đó, kể cả người thi công hay người giám sát cũng cần tìm hiểu và nắm được quy trình lắp đặt cầu nâng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Từ đó giúp thiết bị luôn vận hành ổn định, an toàn kho sử dụng.
Hướng dẫn thi công, lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Xác định vị trí
– Trước khi tiến hành thực hiện thi công, dựa vào bản vẽ móng cầu nâng 2 trụ mà người dùng cần xác định diện tích và kích thước để đào hố móng cho thiết bị. Sau đó tiến hành theo thông số sau:
+ Diện tích tối thiểu để lắp đặt theo tiêu chuẩn( RxD ): 4 x 7m.
+ Tâm các móng cầu cần phải cách nhau 2870 mm
+ Cách tường 1000mm đối với cột đặt motor và 800 mm cho cột còn lại.
Lưu ý: Việc xác định vị trí rất quan trọng, không chỉ đảm bảo sự tiện lợi cho quá trình sử dụng mà còn mang lại không gian thông thoáng, chuyên nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Xem thêm:
- Cầu nâng 1 trụ bị “lún” lỗi thuộc về ai?
Thi công móng cầu nâng 2 trụ
Sau khi xác định được vị trí lắp đặt, người dùng tiến hành đào hố móng với kích thước 1x1x1m, 2 tâm cách nhau một khoảng 2870 mm.
Diện tích giữa 2 hố móng là 0.6 m3, nhưng thông thường mọi người thường làm luôn 1m3 cho an toàn. Khi đào móng xong, chúng ta tiến hành tiến hành lắp đặt.
Trong quá trình lắp đặt, người dùng cần lưu ý:
– Khi làm nền móng chỉ đổ 1 lớp bê tông lên bề mặt, tránh đổ nhiều lớp. lớp bê tông của 2 bên móng phải bằng phẳng, chú ý đánh dấu vị trí 2 tâm móng.
– Nếu thi công móng ngoài trời nên đợi khoảng 7-9 ngày để cho bê tông khô hẳn rồi mới tiến hành lắp đặt. Còn đối với móng cầu ở trong nhà có mái che, thì nên để từ 10 -15 ngày, sau đó mới được lắp cầu.
Cách lắp đặt cầu nâng 2 trụ
Khi bê tông đã khô thì chúng ta bắt đầu tiến hành thực hiện lắp đặt cầu nâng rửa xe 2 trụ.
– Đầu tiên, đặt sản phẩm lên vị trí được xác định trước, giữ chân đế trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.
– Kiểm tra lại các thông số về chiều cao, độ nghiêng và điều chỉ các thông số; đảm bảo hai bên trụ cầu phải bằng nhau. Có như vậy thiết bị mới hoạt động tốt được.
– Tiến hành khoan 6 lỗ bu lông nở tương ứng với 6 chân đế cầu để cố định trên nền móng.
– Đo và căn chỉnh thông số các bộ phận khác của cầu thật chuẩn xác.
– Nạp dầu thủy lực vào bình dầu chứa của cầu (khoảng 10 lít), kết nối đường ống dầu cao áp. Tại vị trí này, bạn nên sử dụng đai xiết và keo để đảm bảo đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ.
– Lắp đặt, cân bằng cáp bằng cách kéo cáp bên phải và bên trái qua ròng rọc sao cho có cùng độ cao.
– Cố định thanh giằng ngang kết nối hai thanh trụ, lắp khóa chuyển đổi và thanh an toàn với dầm ngang.
– Lắp tay nâng, đảm bảo sự đồng bộ giữa hai bên. Định vị tay cầu bằng chốt khóa, lắp tay cầu theo đúng quy định, sau đó tháo các chốt khóa để tay cầu ở trạng thái tự do.
Chắc hẳn với qua bài viết trên đây sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức cơ bản về quá trình thi công cầu nâng 2 trụ đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật. Nếu còn có những câu hỏi thắc mắc về vấn đề này, hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé!