Hiện tượng nhật thực là gì?
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua đúng giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng. Khi quan sát từ Trái Đấy bạn sẽ thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần của Mặt Trời. Và điều này chỉ xảy ra tại thời điểm Trang non khi mà ta quan sát từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất đi và bóng của Mặt Trăng bao phủ lên Trái Đất.
Tại thời điểm nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời sxe bị che khuất hoàn toàn. Còn với nhật thực một phần hoặc nhật thực hình khuyên thì đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất đi một phần mà thôi.
Nếu như Mặt Trăng có quỹ đạo tròn và gần Trái Đất hơn một chút, cộng thêm trong cùng mặt phẳng của quỹ đạo. Ta sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra đều đặn mỗi một lần trong tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng lại nghiêng hơn 5º so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời. Vậy nên bóng của Mặt Trăng đặc biệt là lúc trăng non mới thường không chiếu lên Trái Đất.
Để hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực diễn ra thì Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa quỹ đạo này của Mặt Trăng phải có hình elip. Nó thường ở xa Trái Đất với khoảng cách đủ khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất được Mặt Trời hoàn toàn lúc diễn ra Nhật Thực.
Nhật thực có những loại nào?
Dựa trên việc phân chia tính toán vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất người ta chia Nhật thực ra làm 4 kiểu, đó là:
Nhật thực toàn phần
Xem thêm: Cực quang là gì? Giải mã nguồn “ánh sáng kỳ bí” xuất hiện trong tự nhiên
Kiểu nhật thực này xảy ra khi đĩa tối (vùng bóng) của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Điều này cho phép chúng ta quan sát được vầng hào quang bao quanh Mặt Trời hay vành nhật hoa bằng mắt thường khi đã có công cụ bảo vệ.
Trong khoảng thời gian xảy ra tại bất kỳ một lần nhật thực nào thì chúng ta cũng chỉ có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần tại một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực hình khuyên
Kiểu nhật thực này xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng. Có điều kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng phải nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vậy nên mặt Trời mới vẫn hiện ra như một vòng đai sáng rực bao quanh Mặt Trăng.
Thời gian diễn ra nhật thực hình khuyên này sẽ lâu hơn nhật thực toàn phần. Nhưng nó cũng chỉ có thể kéo dài tối đa trong vài phút.
Nhật thực lai
Đây là một kiểu nhật thực trung gian nằm giữa nhật thực toàn phần và hình khuyên. Tại một số điểm trên Trái Đất, kiểu nhật thực này được quan sát thấy là toàn phần nhưng tại vị trí quan sát khác thì nó lại là nhật thực hình khuyên.
Để mô tả hết được cho kiểu nhật thực vừa toàn phần vừa hình khuyên như vậy thì người ta sử dụng thuật ngữ nhật thực trung tâm. Kiểu nhật thực này rất hiếm khi xảy ra.
Nhật thực một phần
Kiểu nhật thực này xảy ra khi Mặt Trời và mặt Trăng không nằm trên cùng một đường thẳng và Mặt Trăng cũng chỉ che khuất đi một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này được quan sát thấy tại rất nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm.
Tuy nhiên cũng có một số kiểu nhật thực có thể quan sát thấy giống như nhật thực một phần. Khi vùng bóng tối umbra trượt qua 1 trong 2 vùng cực của Trái Đất và đường tâm lúc này không cắt qua bề mặt của Trái Đất.
Tần suất và thời gian sẽ xảy ra Nhật Thực
Thời gian sẽ xảy ra nhật thực
Tại một nơi nào đó trên Trái Đất thì hiện tượng nhật thực toàn phần là một hiện tượng rất hiếm gặp. Và nó chỉ xảy ra trên hành tinh trung bình 18 tháng một lần nhật thực toàn phần. Sau đó thì người ta tính toán được hiện tượng này sẽ lặp lại tại một nơi nào đó bất kỳ trung bình khoảng từ 360 đến 410 năm.
Nhật thực toàn phần thường kéo dài trong khoảng vài phút tại từng nơi bất kỳ nào đó. Do vùng bóng tối của Mặt Trăng di chuyển về phía Tây với tốc độ là 1700Km/h. Vậy nên tại nơi mà bạn quan sát thấy nhật thực toàn phần nó sẽ không bao giờ kéo dài quá 7 phút 31 giây và thường thì sẽ ngắn hơn 5 phút.
Trong mỗi thiên niên kỷ (1000 năm) thì thường sẽ có ít hơn 10 lần nhật thực toàn phần diễn ra và kéo dài quá 7 phút. Lần nhật thực toàn phần gần đây nhất là diễn ra vào ngày 30 tháng 6 năm 1973 với thời gian là 7 phút 3 giây. Lúc đó các nhà thiên văn đã sử dụng một chiếc máy bay Concorde để bay theo vệt tối của Mặt Trăng và quan sát được Nhật Thực toàn phần này diễn ra khoảng khoảng 72 phút.
Theo tính toán thì người ta tính được lần nhật thực toàn phần tiếp theo kéo dài hơn 7 phút sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2150.
Số lần nhật thực trong năm
Mỗi năm chúng ta sẽ có cơ hội được ngắm ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất là 5 lần nhật thực. Kể từ khi áp dụng lịch Gregory vào năm 1582 thì ta sẽ có các năm có 5 lần xảy ra nhật thực lần lượt đó là: 1693, 1758, 1805, 1823, 1870 và 1935. Và năm tiếp theo diễn ra 5 lần nhật thực trong năm sẽ là 2206.
Nhật thực toàn phần cuối cùng mà chúng ta được chiêm ngưỡng
Hiện tượng nhật thực toàn phần là điều rất hiếm gặp và diễn ra rất ngắn ngủi với con người hiện nay. Nhưng trở về hàng triệu năm trước đây khi Mặt Trăng nằm khá gần so với Trái Đất và diễn ra rất nhiều lần che khuất hoàn toàn Mặt Trời giống như Nhật Thực toàn phần hiện nay.
Do ảnh hưởng của gia tốc thủy triều thì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất hiện tại đang xê dịch ra xa khoảng 3,8cm vào mỗi năm. Điều này đưa ra những dự báo về nhật thực toàn phần cuối cùng.
Người ta tính được rằng trong khoảng thời gian ít hơn 1,4 tỷ năm nữa thì khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất sẽ tăng thêm 23.500Km nữa. Trong khoảng thời gian này đường kính góc của Mặt Trăng sẽ giảm dần, nhưng mặt trời thì không có sự biến đổi nhiều.
Do vậy Mặt Trăng sẽ không thể che lấp được hoàn toàn Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất nữa. Điều này sẽ đúng khi Mặt Trăng ở điểm cận địa và Trái Đất ở điểm viễn nhật. Vậy nên người ta dự đoán sẽ không còn hiện tượng nhật thực toàn phần trong khoảng 1,4 tỷ năm nữa.
Trên đây là các thông tin mà bài viết chia sẻ để bạn được hiểu hơn về hiện tượng nhật thực và cũng như để trả lời cho câu hỏi: “Nhật thực là gì?”. Hy vọng những thông tin chia sẻ tại bài viết sẽ cung cấp được cho bạn đọc các kiến thức bổ ích.