Khái niệm văn hóa giao thông và ý nghĩa của nó không phải ai cũng biết, do đó chúng tôi xin giới thiệu những thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây để các bạn tham khảo.
Văn hóa giao thông thực sự cần thiết đối với sự phát triển của xã hội, giảm thiểu tai nạn đáng tiếc và đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông. Vậy văn hóa giao thông hiện nay như thế nào và giải pháp nâng cao văn hóa giao thông ra sao?
Văn hóa giao thông là gì?
Văn hóa chính là trình độ phát triển của con người và của toàn xã hội được biểu hiện trong các kiểu hoặc những hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất hay tinh thần mà do sức lực của con người tạo ra.
Văn hóa giao thông là ý thức và cũng là thái độ của mọi người trong khi giao thông hoặc nói theo 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong quá trình tham giao thông, được biểu hiện qua các hành động di chuyển cũng như khi giải quyết những sự cố giao thông không mong muốn xảy ra.
Văn hóa giao thông từ lâu đã trở thành một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử và thực hiện chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông. Người tham gia giao thông luôn phải tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức chấp hành đúng, gương mẫu, văn minh và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức trách nhiệm và tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng theo luật định, gương mẫu và tôn trọng tất cả những người liên quan, bảo đảm an toàn cho tài sản, an toàn công cộng và cả trật tự công cộng.
Ý nghĩa văn hóa giao thông
Việc xây dựng văn hóa giao là việc làm rất cần thiết có tác dụng làm hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông đáng tiếc trong điều kiện hạ tầng giao thông ở nước ta vẫn chưa được hoàn thiện, nhất là ở các đô thị lớn và những tuyến quốc lộ chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Xem thêm: Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm
Về lâu dài, việc xây dựng được văn hóa giao thông vững mạnh sẽ tạo nên cơ sở thuận lợi cho một nền giao thông hiện đại, văn minh phát triển và một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, văn minh, thân thiện, của con người, vì con người.
Để xây dựng một nền văn hóa giao thông phát triển vững mạnh thì ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý và trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc người dân tham gia chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và có hành vi ứng xử văn hóa là một trong các nội dung quan trọng nhất. Đây cũng là yếu tố có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và làm giảm tai nạn giao thông.
Do vậy, ngay từ hôm nay mỗi người dân khi bước chân ra khỏi nhà, hãy bắt đầu thể hiện văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ cẩn thận khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện và đi đúng phần đường, làn đường quy định. Người dân không đi xe trên vỉa hè và chấp hành nghiêm điều lệnh của người điều khiển giao thông hoặc đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi chẳng may xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó mọi người cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh cho xã hội.
Giải pháp nâng cao văn hóa giao thông cho giới trẻ
Nhằm làm hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông do lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra thì cần phải có thời gian và sự đầu tư công phu để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Chừng nào còn tiếp tục thực hiện được những giải pháp “ Không dài hơi – Không đồng bộ – Không thực tế – Không nghiêm” thì khi đó còn chưa giảm được TNGT.
Thời điểm hiện tại thì mọi cơ quan cần phải có những phân tích, đánh giá thật nghiêm túc và khoa học nguyên nhân gây ra TNGT, xác định được rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp để có thể đề ra cách làm thiết thực, hữu hiệu. Trong thời gian sắp tới, các ngành chức năng sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ cho tất cả các thanh, thiếu niên trên tất cả các “mặt trận” với phương pháp hiệu quả nhất để lay động được ý thức của con người.
Hơn nữa, cần tập trung tuyên truyền về những hậu quả tai nạn giao thông dễ xảy ra do uống rượu, bia khi tham gia giao thông. Các lực lượng chức năng cũng cần tăng cường các công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm và làm tăng cường phối hợp với nhà trường và Đoàn thanh niên thường xuyên nhắc nhở những bạn trẻ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về ATGT.
Xem thêm: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Trong cuộc vận động giới trẻ về văn hóa giao thông cũng nên có những tiêu chí rất cụ thể như thanh niên nếu vi phạm luật giao thông thì chắc chắn sẽ không được kết nạp Đoàn hoặc hưởng các quyền lợi chính trị khác. Nếu như công tác tuyên truyền này nếu chỉ được thực hiện trong Tháng ATGT thì không đủ mà phải làm hết sức thường xuyên, ổn định và lâu dài.
Các bậc phụ huynh cũng có vai trò rất quan trọng cần quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình thực hiện điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe. Bản thân mỗi người, nhất là thanh niên khi thực hiện tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATGT.
Mọi người cũng cần lắng nghe ý kiến về văn hóa giao thông của giới trẻ để hiểu và cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa giao thông lành mạnh. Từ đó, mọi người ý thức và trách nhiệm hơn khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh người khác. Mỗi bạn trẻ luôn cần phải có những hành động thiết thực để góp sức xây dựng được nếp sống văn minh trong giao thông.
Văn hóa giao thông là rất cần thiết để xã hội ngày càng phát triển vững mạnh là giảm thiểu tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Chúng ta hãy cùng rèn luyện, nâng cao ý thức để xây dựng được nếp sống văn hóa và tinh thần trách nhiệm khi tham gia giao thông nhé.