Lợi ích khi vệ sinh tháp giải nhiệt
- Nâng cao hiệu suất làm việc của tháp
Tháp giải nhiệt là thiết bị có kích thước khá lớn, có thể được lắp đặt trong những không gian phòng máy rộng hoặc lắp đặt ngoài trời. Chính điều kiện làm việc như vậy kết hợp với thiết kế tuần hoàn hở nên thiết bị dễ bị tấn công bởi các loại bụi bẩn, rác, rong rêu…
Nếu người dùng không thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và diệt sạch rêu tảo phát triển trong tháp thì sẽ làm cản trở dòng chảy, tắc nghẽn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất giải nhiệt của thiết bị. Lúc này, doanh nghiệp bạn sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn cho tiền điện, nước để có thể đảm bảo hiệu quả giải nhiệt như ban đầu. Vì vậy, người dùng cần chú ý thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng máy bơm tháp giải nhiệt để thiết bị luôn làm việc tốt, ổn định như mới.
- Kéo dài tuổi thọ của tháp
Các thao tác bảo trì tháp đơn giản như vệ sinh vỏ ngoài của tháp, làm sạch rong rêu trong tháp, loại bỏ cáu cặn, xử lý nước để tránh bị ăn mòn… cũng góp phần nâng cao độ bền và tuổi thọ cho thiết bị. Tháp giải nhiệt có thể hoạt động trong điều kiện làm việc tốt nhất, tránh gặp phải những sự cố không mong muốn.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện
Bảo dưỡng tháp hạ nhiệt thường xuyên là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận hành và chi phí sửa chữa nếu như thiết bị phát sinh sự cố. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các linh kiện tháp giải nhiệt được làm việc trong điều kiện tốt nhất, hạn chế tối đa những sự cố trong quá trình thiết bị vận hành.
Khi nào cần bảo dưỡng, bảo trì tháp giải nhiệt?
Nếu trong quá trình sử dụng, tháp giải nhiệt công nghiệp gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì người dùng cần phải dừng hoạt động ngay lập tức và thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị:
– Đáy tháp bám nhiều cáu cặn.
– Quạt tháp bị đảo, phát ra những âm thanh lạ trong quá trình hoạt động.
– Tháp bị rung lắc mạnh mặc dù khi mới mua về không hề có dấu hiệu này.
– Bộ phận bơm của tháp bị rò nước ở phớt, phát ra tiếng động lạ hoặc thân bơm bị nóng lên bất thường.
– Tấm giải nhiệt nước bị bám nhiều cặn bẩn và thường có màu vôi.
– Lưu lượng nước tuần hoàn trong hệ thống bị giảm, không thể đáp ứng được yêu cầu làm mát.
Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt chuẩn phải tuân thủ theo những bước dưới đây:
- Bước 1: Loại bỏ hết cáu cặn trong tháp
Bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng tháp chính là loại bỏ hết cáu cặn có trong tháp. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra cáu cặn nhưng chủ yếu là do tháp giải nhiệt là hệ tuần hoàn hở, sau một thời gian dài sử dụng sẽ thu hút rất nhiều loại bụi bẩn bám vào. Bụi bẩn tích tụ lâu ngày cả bên trong lẫn bên ngoài sẽ sinh ra cáu cặn, gây ảnh hưởng đến các linh kiện, bít tắc đường ống dẫn. Ngoài ra, nước trong tháp cũng chưa được làm mềm hoàn toàn, vẫn còn có hiện tượng nước cứng và khi nó gặp nhiệt độ cao sẽ bị kết tủa và sinh ra cặn.
Việc loại bỏ cáu cặn có trong đáy tháp và hệ thống đường ống dẫn phải tuân thủ theo đúng quy trình, sử dụng đúng loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt để phá vỡ liên kết cứng an toàn đúng nồng độ. Đặc biệt, trong quá trình tẩy cáu cặn cho tháp bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để tránh các rủi ro khi tiếp xúc với hóa chất.
Ở bước đầu tiên này, kỹ thuật viên sẽ đưa hóa chất vào trong bồn, thực hiện xả van nước đầu vào và đầu ra để hóa chất tháp giải nhiệt chạy tuần hoàn trong khoang tháp. Chất tẩy rửa tăng áp lực nước cao sẽ đẩy sạch mọi cặn bẩn ra bên ngoài. Sau khi tẩy cặn bẩn xong thì kỹ thuật viên sẽ bơm nước sạch để đẩy nước chứa hóa chất đi. Cân kiểm tra lại nước trong khoang tháp bằng máy đo pH/quỳ tím nếu thấy đạt trung tính là được.
- Bước 2: Làm sạch các ống dẫn nước ra vào tháp
Sau khi thực hiện tẩy cáu cặn cho tháp thì bạn cần tiến hành vệ sinh các ống phân phối nước ra vào tháp. Kỹ thuật sẽ tiến hành tháo rời các tấm lưới trong tháp và để lộ ra phần hệ thống ống dẫn nước. Ống dẫn nước khi lộ ra thì cần tẩy rửa hết cặn bẩn và rong rêu bám vào bằng cách xịt vòi nước áp lực cao. Lưu ý: xịt rửa cả trong và ngoài phần ống nước để đường ống đảm bảo sạch và thông thoáng.
- Bước 3: Kiểm tra dầu bôi trơn
Tháp giải nhiệt cũng hoạt động bởi lực truyền động từ động cơ và được điều khiển bằng hệ thống bảng điều khiển. Để cho động cơ có thể hoạt động bền bỉ và êm ái thì cần tới sự trợ giúp của dầu bôi trơn. Theo như nhận định của các chuyên gia thì người sử dụng cần kiểm tra dầu bôi trơn cho tháp 6 tháng một lần.
Kỹ thuật tiến hành xả dầu và quan sát chất lượng dầu trong tháp. Cần kiểm tra xem mức độ hao hụt dầu trong tháp đến đâu, chất lượng dầu còn ở dạng lỏng hay không hay là đã đóng bánh… Việc làm này giúp bạn đánh giá được chất lượng dầu trong tháp và đưa ra quyết định đã nên thay dầu hay chưa.
- Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện của tháp
Trong quy trình bảo dưỡng tháp ngoài việc vệ sinh khoang máy, kiểm tra động cơ thì kiểm tra hệ thống điện cũng là bước không thể thiếu. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho máy bơm, động cơ, bảng điều khiển, bảng cảm biến…
- Bước 5: Vệ sinh quạt gió, vỏ tháp
Các bộ phận tiếp phải xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài cần chú ý vệ sinh cẩn thận. Người dùng cần kiểm tra xem hoạt động của các cánh quạt hút gió, lưới bảo vệ tháp, thân tháp… có dấu hiệu bị oxi hóa hay không. Ngoài ra, bạn cùng cần kiểm tra xem các chốt ốc vít, các mối nối… còn bền chắc hay không. Hãy đảm bảo tất cả các chi tiết này đều còn trong thời hạn sử dụng, không bị oxi hóa làm sụt giảm chất lượng quá đà.
- Bước 6: Vận hành tháp sau khi bảo dưỡng
Sau khi hoàn thành tất cả các bước kiểm tra ở trên, người dùng sẽ tiến hành vận hành thử tháp giải nhiệt bằng cách châm nước vào trong tháp, mở hệ thống điều chỉnh mức nước, hệ thống đo lường cảm biến nhiệt độ. Nếu như thấy tháp đã vận hành bình thường, không phát ra tiếng kêu bất thường hay có hiện tượng rung lắc thì như vậy là đã hoàn thành.
Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng tháp giải nhiệt
– Thực hiện vệ sinh tháp bằng bàn chải mềm hoặc dùng những chất tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo độ bền cho tháp. Tuyệt đối không sử dụng bột giặt hay những thuốc tẩy rửa có tính axit và kiềm mạnh.
– Người dùng cần kiểm tra và thay đổi thường xuyên nước tuần hoàn của tháp giải nhiệt. Làm sạch những bộ phận bị đóng cặn, bám rong rêu để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát.
– Tiến hành kiểm tra cánh quạt xem có bị ồn hay lỏng sau 1 tuần tháp hoạt động. Nếu như có thì cần xử lý nhanh chóng và kịp thời bằng cách siết chặt cánh quạt.
– Trong lúc bảo dưỡng tháp cần đặc biệt chú ý đến các bộ phận của tháp. Ví dụ như đầu phun, tốt nhất hãy kiểm tra mỗi tháng 1 lần. Vì nếu áp lực nước tuần hoàn quá cao hay nước quá bẩn sẽ khiến đầu phun bị hư hỏng.
– Người dùng cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ motor của tháp cũng như quạt gió. Hãy loại sạch bụi bẩn và tra dầu bôi trơn kịp thời. Nếu trong thời gian dài bạn không sử dụng tháp thì khi cho máy hoạt động lại cần phải kiểm tra cẩn thận khả năng cách điện của thiết bị để tránh những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra.
– Cần đảm bảo lượng nước ở mức ổn định và chú ý thêm nước cho tháp khi cần, tốt nhất là thêm nước sau 2 tuần tháp hoạt động.
– Khoảng 10 ngày sau khi tháp vận hành liên tục, người dùng cần kiểm tra xem các bộ phận của tháp có dấu hiệu bị lỏng lẻo, tách rời nhau hay không để kịp thời khắc phục.
– Nên đại tu tháp mỗi năm một lần để đảm bảo khả năng hoạt động và tuổi thọ của tháp. Đồng thời giúp bạn phát hiện ra những bộ phận đã bị hư hỏng, hao mòn để thay thế hoặc nhanh chóng sửa chữa.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến việc vệ sinh và bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng để tháp luôn hoạt động ổn định, bền bỉ. Mọi thông tin cần được giải đáp, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới nhé!
Danh mục: Tháp giải nhiệt
Xem thêm:
- Mách bạn cách lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Những lưu ý khi lắp đặt tháp giải nhiệt
- Lợi ích của hệ thống điều hòa giải nhiệt bằng nước cho nhà xưởng
- Mách bạn cách sử dụng tháp giải nhiệt đạt hiệu suất lớn nhất
- Trao đổi nhiệt đối lưu là gì? trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức là gì?