Nkosi Johnson là ai? Lý do khiến cậu được Google vinh danh

Nkosi Johnson – một cậu bé chỉ sống 12 năm trên cuộc đời nhưng đã trở thành nguồn cảm hứng cho cả nhân loại. Cậu nằm trong top 5 người Nam Phi vĩ đại của SABC3. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về Nkosi Johnson. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin để các bạn có thể biết được Nkosi Johnson là ai? Có cuộc đời phi thường như thế nào?

12 năm cuộc đời của Nkosi Johnson

Cuộc đời của Nkosi Johnson tuy ngắn ngủi nhưng đã làm nên những điều phi thường đầy ý nghĩa. Cậu đã sống như một chiến binh dũng cảm chống lại căn bệnh HIV/AIDS. Đồng thời cũng là một trong những người truyền cảm hứng có sức ảnh hưởng lớn nhất của Nam Phi.

Nkosi Johnson là ai?

Nkosi Johnson là ai?

Nkosi Johnson là ai? Một thiên thần với căn bệnh thế kỷ

Nkosi Johnson sinh ngày 4 tháng 2 năm 1989, tên khai sinh là Xolani Nkosi. Cậu được sinh ra tại một ngôi làng gần với thị trấn Dannhauser. Mẹ của cậu tên là Nonthlanthla Daphne Nkosi và bà đã lây nhiễm HIV cho cậu. Cậu chỉ là một trong số hơn 70.000 trẻ em đã bị lây nhiễm HIV tại Nam Phi mỗi năm. 

Nkosi Johnson đã được mệnh danh là một chiến binh khi sống sót sau sinh nhật thứ 2 của mình. Đây có thể nói là một điều phi thường – hiếm có đứa trẻ nào bị bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ thời đó mà có thể chống chọi được như vậy. Về sau bệnh tình của mẹ cậu ngày càng nặng và chuyển sang giai đoạn AIDS không còn đủ khả năng nuôi nấng và chăm sóc Nkosi Johnson nữa. Do đó bà và Nkosi Johnson đã được đưa đến một trung tâm chăm sóc người bị nhiễm bệnh AIDS thuộc Johannesburg. 

Chính tại trung tâm chăm sóc người bị nhiễm AIDS này cậu đã gặp được mẹ nuôi của mình – bà Gail Johnson. Tuy nhiên sau đó, trung tâm đã phải đóng cửa vì không đủ kinh phí duy trì. Chính vì vậy mẹ nuôi của cậu đã đưa cậu về nhà của mình đê chăm sóc. Đến năm 1997, mẹ ruột của cậu (Nonthlanthla Daphne Nkosi) qua đời.

Nkosi Johnson và mẹ nuôi

Nkosi Johnson và mẹ nuôi

Nkosi Johnson và cuộc đấu tranh đi học tiểu học

Mẹ ruột của cậu mất năm cậu 8 tuổi. Đây cũng là thời gian mà Nkosi Johnson đến tuổi đi học. Mẹ nuôi của Nkosi Johnson đã hết sức cố gắng để ghi danh cho cậu tại một trường học thuộc Melville, ngoại ô TP.Johannesburg. Tuy nhiên khi biết được cậu bị nhiễm HIV, nhiều giáo viên và phụ huynh do nhận thức chưa đúng đắn đã không chấp nhận cậu vào nhập học. Lúc bấy giờ mẹ nuôi của cậu đã đấu tranh một cách quyết liệt để giành quyền đến trường cho cậu. Bà đã làm đơn khiếu nại gửi đến các tổ chức, hội thảo giáo dục cộng đồng Nam Phi về AIDS. Những nỗ lực của bà đã giúp cho Nkosi Johnson có thể đến trường học. 

Từ rất sớm Nkosi Johnson đã trở thành một nhân vật quốc gia tham gia chiến dịch chống lại sự kỳ thị đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS nói riêng và những người bị nhiễm HIV/AIDS nói chung. Sở giáo dục Nam Phi đã đưa ra chính sách mới để chống lại sự phân biệt đối xử và bảo vệ những trẻ em bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV. Điều này đã giúp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh giống như Nkosi Johnson được nhận sự đối xử bình đẳng. Có thể nói rằng cả đất nước Nam Phi đã có những thay đổi trong cái nhìn về trẻ em nhiễm HIV/AIDS nhờ vào cậu bé nhỏ bé, gầy gòi mang tên Nkosi Johnson. 

Nkosi Johnson – Nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh vì người bệnh HIV/AIDS

Cùng với mẹ nuôi của mình (bà Gail Johnson), Nkosi Johnson đã tham gia vào rất nhiều những hoạt động và chiến dịch đấu tranh vì người nhiễm HIV. Những chiến dịch này được tổ chức là nhằm nâng cao nhận thức của con người về những người nhiễm bệnh HIV/AIDS. 

Nkosi Johnson và mẹ nuôi đã tham gia nhiều hoạt động vì người mắc bệnh HIV

Nkosi Johnson và mẹ nuôi đã tham gia nhiều hoạt động vì người mắc bệnh HIV

Đồng thời cậu và mẹ nuôi cũng đã đứng ra thành lập một nơi để những người phụ nữ và trẻ em bị nhiễm HIV có thể nương tựa vào. Nơi đó chính là trung tâm bảo trợ Nkosi’s Haven tại Johannesburg. Cho đến hôm nay trung tâm bảo trợ này vẫn hoạt động để giúp đỡ những bà mẹ và những đứa trẻ bị nhiễm HIV. 

Không chỉ vậy cậu cũng có rất nhiều bài phát biểu về chủ đề HIV đáng chú ý. Trong đó nổi bật nhất là bài phát biểu tại hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 13 đã được tổ chức tại Durban của Nam Phi vào tháng 7 năm 2000. Đây là một trong số những hội nghị lớn nhất của Thế giới bàn luận về những khía cạnh của HIV/AIDS. 

Khi đó trước gần 10 nghìn người từ khắp nơi trên thế giới, Nkosi Johnson xuất hiện với bộ vest tối màu và giày thể thao. Cậu đã kêu gọi lòng trắc ẩn của mọi người dành cho những con người khốn khổ không may bị nhiễm HIV. Bài phát biểu của cậu đã khiến cho cả hội trường chết lặng vì xúc động. 

Trong bài phát biểu cậu đã nói rằng mình là một bệnh nhân AIDS. Bản thân cậu đã bị nhiễm HIV ngay từ khi mới chào đời. Và điều vô cùng đau lòng là có nhiều đứa trẻ giống như cậu. Sau đó cậu đã kể về câu chuyện đấu tranh và những khó khăn của mình cùng mẹ ruột và mẹ nuôi đã phải trải qua. 

Nkosi Johnson trong bài phát biểu

Nkosi Johnson trong bài phát biểu

Cuối bài phát biểu Nkosi Johnson đã kêu gọi mọi người dành sự quan tâm và đón nhận những đứa trẻ, những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Bởi họ cũng như bao người khác, cũng có tình cảm, cảm xúc và khát khao được đối xử bình đẳng. Căn bệnh HIV/AIDS không lây lan qua những cử chỉ tiếp xúc thông thường, chính vì vậy đừng sợ và đừng kỳ thị họ… 

Sau bài phát biểu đó, Nkosi Johnson đã được coi như một biểu tượng của việc chống lại sự phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. Cố tổng thống của Nam Phi – Ông Nelson Madela đã nhắc đến Nkosi Johnson là “một biểu tượng của sự chiến đấu quả cảm vì sự sống”. 

Sự ra đi của một thiên thần 

Sau bài phát biểu truyền cảm hứng tại hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 13 một năm, sức khỏe của Nkosi Johnson đã có những chuyển biến rất xấu. Không lâu sau đó cậu đã ra đi vào ngày 1/6/2001. Cậu đã sống vỏn vẹn 12 năm trên cõi đời cùng với căn bệnh HIV/AIDS. 12 năm cuộc đời Nkosi Johnson đã là một chiến binh mạnh mẽ và kiên cường. Cậu không chỉ chiến đấu với bệnh tật mà còn làm thay đổi nhận thức và suy nghĩ của nhiều người về HIV. 

Nkosi Johnson bệnh tình trở nặng vào năm 2001

Nkosi Johnson bệnh tình trở nặng vào năm 2001

Đã có hàng nghìn người tham gia tang lễ của Nkosi Johnson để nói lời tiễn biệt với chiến binh nhỏ dũng cảm, kiên cường này. Vào tháng 11 năm 2005 cậu đã được truy tặng giải thưởng hòa bình cho trẻ em quốc tế. Ngoài ra thì tổ chức do cậu cùng mẹ nuôi lập ra mang tên Nkosi’s Haven cũng nhận được rất nhiều giải thưởng cũng như sự quyên góp từ khắp các nơi trên thế giới. 

Vào ngày 4/2/2020 Google đã thực hiện thiết kế hình ảnh Doodle về cậu để tưởng nhớ và kỷ niệm 31 năm ngày sinh nhật của cậu. 

Những di sản mang tên Nkosi Johnson

Cuộc đời của cậu bé tên Nkosi Johnson đã là nguồn cảm hứng để sáng tác cho rất nhiều các tác giả. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những tác phẩm, di sản mang tên của cậu. 

Bức tranh Google Doodle vinh danh Nkosi Johnson

Bức tranh Google Doodle vinh danh Nkosi Johnson

  • Tác phẩm We are all the same (chúng ta giống nhau) – Một cuốn sách nói về cuộc đời của Nkosi Johnson được Wooten biên soạn. 
  • Bài thơ The spirit of Nkosi Johnson (Linh hồn của Nkosi Johnson) được viết trong cuốn sách mang tên Beautiful and ugly too (Đẹp và cũng xấu nữa) do  nhà thơ M.K. Asante viết để dành tặng Nkosi Johnson vào năm 2005.
  • Những phát biểu của Nkosi Johnson đã là nguồn cảm hứng để viết nên ca khúc “Chúng ta giống nhau” (We are all the same). Bài hát đã được thu âm và được phát hành trong album 2003 In the Rain của Naledi.
  • Tên của Nkosi Johnson được đặt cho một phòng họp của CAFCASS tại Bộ Giáo dục và Kỹ năng.
  • Trường Đại học Stellenbosch ở Nam Phi có một cơ sở Y tế được đặt theo tên là Nkosi tại Tygerberg.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cậu bé phi thường mang tên Nkosi Johnson. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được Nkosi Johnson là ai cũng như sự ảnh hưởng của cậu đến những người bị mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS nói riêng và nhận thức của cộng đồng thế giới về HIV nói chung.

Xem thêm:

  • Charles Michèle de L’epée – Cha đẻ của Ngôn ngữ ký hiệu
  • Giáo sư Rapee Sagarik là ai? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Rainer Maria Rilke là ai? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Hiệp sĩ John Tenniel – Danh họa đến từ xứ sở sương mù
  • Amrita pritam – nữ sĩ hàng đầu Ấn Độ được Google Doodle vinh danh
Bài viết liên quan