Nhạc sĩ Lam Phương là ai? Những đóng góp của ông cho nghệ thuật

Những sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lam Phương vẫn có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nền âm nhạc Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều khán giả và ca sĩ thế hệ sau yêu thích, mến mộ các bản nhạc do ông sáng tác. Tuy nhiên không phải ai cũng đã biết đến người nhạc sĩ  này. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin để các bạn có thể hiểu rõ về con người cũng như những cống hiến của nhạc sĩ Lam Phương cho âm nhạc và nghệ thuật. 

Cuộc đời của nghệ sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là là phường Vĩnh Thanh Vân, Thành Phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Ông là con cả của gia đình, lớn lên với mẹ và 5 người em trong cái đói nghèo. Cha của ông đã sớm bỏ gia đình theo người đàn bà khác. 

Nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương

Khi ông 10 tuổi mẹ của ông đã gửi ông lên Sài Gòn để học tập. Lên Sài Gòn ông ở nhờ nhà bác ruột của mình. Tại đây ông đã tự mày mò tìm hiểu về nhạc. Sau đó ông may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. 

Bút danh Lam Phương của ông là được lấy từ 2 chữ trong tên thật của ông đó là Lâm và Phùng (Tên thật của ông là Lâm Đình Phùng). Bút danh Lam Phương có nghĩa là Hướng về phương trời màu xanh hy vọng. Năm 15 tuổi ông đã cho ra mắt ca khúc đầu tay của mình mang tên “Chiều thu ấy”. 

Thời gian đầu ông đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính. Nhạc sĩ Lam Phương đã phải thường xuyên vay tiền bạn bè của mình để có thể phát hành các sản phẩm âm nhạc của mình. Sau khi thành công với tác phẩm đầu tay ông càng miệt mài với công việc sáng tác. Sau 3 năm không ngừng nỗ lực, nhạc sĩ Lam Phương đã cho ra thị trường âm nhạc hàng loạt các ca khúc viết về quê hương. Trong số đó nổi tiếng nhất là ca khúc mang tên “Khúc ca ngày mùa”. Bài hát này đã được hầu hết các trường học tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chọn để dạy học sinh của mình ca múa. 

Vào năm 1958, Nhạc sĩ Lam Phương tham gia nhập ngũ vào đội ngũ Quân Lực Việt Cộng Hòa. Sau đó ông trở về dân sự được một khoảng thời gian thì lại có lệnh gọi tái ngũ và gia nhập vào đội văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn văn nghệ này giải tán ông đã tham gia vào ban văn nghệ Hoa tình thương và cuối cùng ông tham gia Biệt đoàn văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn giải phóng. 

Nhạc sĩ Lam Phương và Túy Hồng thời trẻ

Nhạc sĩ Lam Phương và Túy Hồng thời trẻ

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình của mình đã lên tàu mang tên Trường Xuân để đi tị nạn. Khi rời đi gia đình ông không kịp mang theo tài sản gì. Ông đã được chuyển đến và định cư tại Virginia Hoa Kỳ, nhưng sau đó ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi sống vợ con, nhạc sĩ Lam Phương đã phải làm đủ thứ nghề từ dọn dẹp cho hãng xe Seara đến những công việc nặng nhọc như thợ tiện, thợ mài… Khi cuộc sống ở đất khách, xứ người dần ổn định, cứ vào cuối tuần ông sẽ cố gắng thu xếp để thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để các bạn văn nghệ có thể gặp nhau. Và cũng là để ông và vợ có cơ hội được sống lại với nhạc kịch. Tuy nhiên sau đó ông và vợ – Túy Hồng ly hôn, ông đã rời sang Paris. Tại Paris ông đã làm công cho một tiệm tạp hóa, công việc của ông là đóng gói, khuân vác, quét dọn… Về sau ông tái hôn với một người tên Hường nhưng cũng không được bao lâu thì người vợ này của ông lại bỏ đi với người khác.

Đến năm 1995, nhạc sĩ Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn lần nữa. Ngày 13 tháng 3 năm 1999 ông không may bị tai biến mạch máu não và bị liệt nửa người. Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn trong cuộc đời của ông nhưng cũng chính là khoảng thời gian ông đã nhận được nhiều tình cảm ấm áp nhất. Em gái của ông đã bỏ lại công việc ở cửa hàng ăn tại Pháp để qua Mỹ chăm sóc ông. Đồng thời, ông đã nhận được một căn nhà từ người yêu nhạc của ông sống tại Úc. Không dừng lại ở đó người hâm mộ này còn thực hiện gọi điện cho ông mỗi ngày để ông tập nói chuyện. Về sau, người này còn đến tận nơi của ông vứt chiếc xe lăn của ông ra xa để ông có thể tự đi. Những tình cảm ấm áp đó đã giúp cho nhạc sĩ Lam Phương dần bình phục. 

Nhạc sĩ Lam Phương khi trẻ

Nhạc sĩ Lam Phương khi trẻ

Sau bình phục, vào tháng 8 năm 2016, nhạc sĩ Lam Phương đã cùng với đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga đến Singapore để thực hiện chương trình mang tên Tình ca Lam Phương in Singapore. vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 (theo giờ Mỹ) ông đã qua đời sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến.

Sự nghiệp nghệ thuật của nhạc sĩ Lam Phương

Tân Nhạc

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của Tân nhạc (hay còn gọi là nhạc cải cách, nhạc tân thời hay nhạc nhẹ). Dòng nhạc này xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 1928. Ông đã nổi danh với gần 170 tác phẩm thuộc dòng nhạc này. 

Vào năm 15 tuổi ông đã sáng tác ra bài hát Chiều thu ấy nhưng phải cho đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài hát là Chuyến đò vĩ tuyến và Kiếp nghèo. Nhạc của Nhạc sĩ Lam Phương trong thập niên 1950 chủ yếu là viết về cảm xúc của cuộc di cư diễn ra vào năm 1954. Những bài hát bao gồm Chuyến đò vĩ tuyến, Đoàn người lữ thứ, Nhạc rừng khuya, Nắng đẹp miền Nam. Đồng thời, vào thời gian này ông cũng sáng tác những bài hát về đội quân Việt Nam Cộng Hòa như Bức tâm tư, Chiều hành quân, Tình anh lính chiến. 

Nhạc sĩ lam Phương khi về già

Nhạc sĩ lam Phương khi về già

Đến thập niên 1960, Nhạc sĩ Lam Phương đã viết rất nhiều các bản nhạc nổi tiếng, chúng đã đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về mặt tài chính. Vào thời điểm đó lương 1 tháng của một đại tá quân đội cộng phụ cấp chỉ vào khoảng 50 nghìn đồng Việt Nam Cộng Hòa và lương của 1 vị giám đốc cũng vào tầm đó. Nhưng bài hát mang tên Thành Phố Buồn của nhạc sĩ bán được với giá lên đến 12 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra còn rất nhiều các bài hát bài hát khác mang lại tài chính cho ông như Duyên kiếp, Tình bơ vơ… 

Cùng với việc sáng tác và biểu diễn các với các ban nhạc quân đội, Nhạc sĩ Lam Phương còn hợp tác cùng với các Trung Tâm Quốc gia điện ảnh xuất hiện trong 2 bộ phim làm về chủ đề cải tiến xã hội mang tên Niềm tin mới và Chân Trời mới. 

Sau khi lập gia đình, nhạc sĩ Lam Phương đã cho ra nhiều tác phẩm tươi vui, tác phẩm điểm hình nhất mang tên “Ngày hạnh phúc”. Bài hát này đã được chọn làm nhạc hiệu của chương trình Gia Binh của Đài phát thanh Quân đội. Đồng thời bài hát cũng được rất nhiều người dùng mở trong các đám cưới. 

Khi ở còn ở Việt Nam, Nhạc sĩ Lam Phương có rất nhiều tài sản trong nhà băng. Nhưng khi đi tị nạn ông không kịp mang theo bất cứ tài sản nào. Điều này đã tạo cho ông cảm xúc để viết bài hát Con tàu định mệnh. Khi đến đất Mỹ ông đã viết tiếp bài hát “Mất”. 

Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh và nhạc sĩ Lam Phương

Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh và nhạc sĩ Lam Phương

Sau khi đến Mỹ, cuộc sống khó khăn, gia đình tan vỡ khiến ông vô cùng đau xót và cho ra hàng loạt các ca khúc với tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Tiếc, Mất, Lầm, Say… Trong đó thì Lầm và Say là 2 bài hát nổi tiếng nhất. 

Sau khi trắng tay một lần nữa ông đã sang Paris, ông đã tự nhận xét những lần chuyển chỗ ở của mình rằng: Người ta đi tị nạn chính trị, còn tôi thì đi tị nạn ái tình. Tại đây ông đã gặp được một người phụ nữ mang tên Hường – là nguồn cảm hứng để ông cho ra hàng loạt các bài hát tươi vui như Bài tango cho em, Bé yêu, Mùa thu yêu đương… Tuy nhiên cuộc tình này cũng không diễn ra dài lâu. Khi cuộc tình tan vỡ ông đã viết bài hát mang tên Tình vẫn chưa yên. Cũng trong khoảng thời gian này ông đã bắt đầu cộng tác với Trung tâm Thúy Nga. 

Ngoài bút danh là Lam Phương thì ông còn có một bút danh nữa là Thương Anh. Bút danh này ông đã dùng cho các bài hát như: Kỷ niệm sầu, Còn mỗi đêm (Còn đêm nay thôi) và Xuân mộng. 

Kịch nói

Ngoài sáng tác các bài hát âm nhạc ông còn thực hiện viết nhạc cho kịch nói. Ông đã phụ trách viết nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương. Ngoài ra thì ông còn hợp tác viết nhạc nền cho ban kịch Kim cương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng. 

Nhạc sĩ Lam Phương và Túy Hồng

Nhạc sĩ Lam Phương và Túy Hồng

Vào năm 1986 vợ cả của ông – Túy Hồng đã đứng ra thành lập một đoàn kịch mang tên “Sống – Túy Hồng”. Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Túy Hồng và Lam Phương lên  trên đỉnh của vinh quang. Tất cả những vở kịch do Túy Hồng đảm nhận vai chính tại ban kịch Sống – Túy Hồng đều được ghép thêm nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh khiến cho vở kịch trở nên truyền cảm hơn. Và ngược lại, mỗi khi Lam Phương ra một bài hát mới đều sẽ được “giới thiệu” trong vở kịch của Túy Hồng.

Những tuyệt phẩm của Nhạc sĩ Lam Phương

Trong cuộc đời hoạt động sáng tác nghệ thuật của mình nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác rất nhiều bài hát. Trong đó có không ít bài hát tuyệt phẩm, được rất nhiều người yêu thích. Cùng điểm lại những bài hát đã làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Lam Phương trong phần dưới đây của chúng tôi nhé!

Bài hát Thành phố buồn

Thành phố buồn là ca khúc có tiền bản quyền khủng của nhạc sĩ Lam Phương. Ca khúc được ông viết vào năm 1970. Mặc dù đây là ca khúc nói về thành phố Đà Lạt, song cả bài hát không có bất cứ từ nào cụ thể nói về địa danh này. 

Nhưng thông qua cách mà nhạc sĩ Lam Phương sử dụng ngôn từ mà người nghe có thể dễ dàng hình dung được về thành phố bài hát đang hướng tới. Cùng với đó là không khí đượm buồn của một thành phố, điều này được nhạc sĩ ví như tình yêu dang dở của một cặp tình nhân.

Nhạc sĩ Lam Phương những năm cuối đời

Nhạc sĩ Lam Phương những năm cuối đời

Đây có thể nói là tuyệt phẩm phổ biến nhất của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nó đã được không ít ca sĩ tên tuổi biểu diễn. Nhưng thể hiện bài hát này một cách thành công nhất chỉ có danh ca Chế Linh. Số tiền bán ca khúc này lớn đến mức giúp nhạc sĩ Lam Phương có thể mua được một căn biệt thự tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Bài hát Tình bơ vơ

Bài hát Tình bơ vơ cùng với Cho em quên tuổi ngọc là hai tác phẩm của nhạc sĩ Lam phương nói về mối tình với ca sĩ Bạch Yến. Đây là mối tình thời sinh viên của nhạc sĩ. Nhạc sĩ Lam Phương chia sẻ đã từng cầu hôn nữ danh ca này nhưng đã bị từ chối.

Chính vì vậy mà trong lời cuối của bài hát “Tình bơ vơ” đã có câu “Em khóc cho duyên hững hờ. Anh chết trong mộng mơ ngây thơ”. Bài hát này đến hôm nay vẫn là một tuyệt phẩm được công chúng yêu thích nghe đi nghe lại. Bài hát lá là lời tự tình của một chàng trai và đó cũng là tiếng của nhạc sĩ Lam Phương dàng cho ca sĩ Bạch Yến. 

Bài hát Biển tình 

Đây là bài hát nhạc sĩ Lam Phương viết cho mối tình của ông với ca sĩ Minh Hiếu. Ông đã viết về bà trong 3 bài hát đó là Em là tất cả, Biết đến bao giờ, Biển tình. Trong đó, Biển tình là bài hát để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người nghe. Ca sĩ Thanh Tuyền đã thể hiện bài hát này rất thành công khiến nhiều người nhớ mãi không quên. Hiện nay ca khúc này được rất nhiều ca sĩ chọn để hát lại. 

Bài hát biển tình - Nhạc sĩ Lam Phương

Bài hát biển tình – Nhạc sĩ Lam Phương

Bài hát Kiếp nghèo

Đây là ca khúc nhạc sĩ Lam Phương viết về những năm tháng tuổi thơ khó khăn của ông. Nhạc sĩ Lam Phương sinh ra trong gia đình nghèo đông anh em. Từ rất nhỏ ông đã hiểu rõ về những cơ cực của cha mẹ. Sau đó, biến cố xảy ra cuộc sống của gia đình ông càng khó khăn, bố ông bỏ đi, để lại mẹ ông 1 mình vất vả nuôi nấng ông và các em. 

Chính sự nhọc nhằn vất vả đó đã tạo nên cảm xúc để giúp cho nhạc sĩ Lam Phương sáng tác bài hát Kiếp nghèo. Nó chính là một phần tuổi thơ vất vả của ông. 

Bài hát Một mình

Bài hát Một mình được ông sáng tác khi sống tại Paris. Đây là khoảng thời gian rất buồn của cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương, là lúc ông của thấy cô đơn và trống vắng sau cuộc hôn nhân tan vỡ và những cuộc tình không thành. Nhiều người nghe đã cảm thấy ca khúc này như là đã vận vào những năm tháng cuối đời của ông. Cả quãng thời gian về sau ông đều cô đơn, lẻ bóng.

Nhạc sĩ Lam Phương và những lần được vinh danh

Với những cống hiến cho nghệ thuật nói chung và nền âm nhạc Việt nói riêng, nhạc sĩ Lam Phương đã được vinh danh trong nhiều các chương trình ca nhạc. Cụ thể như sau: 

Trung tâm Thúy Nga đã tổ chức 4 chương trình để tôn vinh nhạc sĩ Lam Phương:

  • 40 năm âm nhạc Lam Phương 
  • Lam Phương 2 – Dòng nhạc tiếp nối – Sacree 3
  • Lam Phương – Đường về quê hương
  • Nhạc yêu cầu – Tình ca Lam Phương
Hình ảnh nhạc sĩ Lam Phương

Hình ảnh nhạc sĩ Lam Phương

Trung tâm Asia đã tổ chức một chương trình để vinh danh nhạc sĩ Lam Phương. Trương trình nhạc này mang tên:

  • Dòng nhạc Anh Bằng và Lam Phương 

Vào năm 2016, trong chương trình “Âm nhạc 1680” trên kênh VOV3 của Đài tiếng nói Việt Nam, Nhạc sĩ Lam Phương đã được giới thiệu cùng với ca khúc mang tên “Thành phố buồn” với những lời lẽ trân trọng. Việc giới thiệu về nhạc sĩ Lam Phương trên một kênh truyền hình chính thống của cả nước đã cho chúng ta thấy được tài năng và bước tiến trong việc hòa giải dân tộc. 

Ngoài ra vào năm 2019, nhà báo Nguyễn Thanh Nhã đã cho ra mắt cuốn sách mắt cuốn sách với tự đề là “Lam Phương – trăm nhớ ngàn thương”

Trên đây là những thông tin về cố nhạc sĩ Lam Phương mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được Lam Phương là ai cũng như những đóng góp của ông cho nền âm nhạc của Việt Nam.

Xem thêm:

  • Họa sĩ Bùi Xuân Phái – Cuộc đời và sự nghiệp hội họa 
  • Amrita Pritam – nữ sĩ hàng đầu Ấn Độ được Google Doodle vinh danh
  • Hiệp sĩ John Tenniel – Danh họa đến từ xứ sở sương mù
  • Nkosi Johnson là ai? Lý do khiến cậu được Google vinh danh
  • Charles Michèle de L’epée – Cha đẻ của Ngôn ngữ ký hiệu
Bài viết liên quan