Câu trần thuật là gì? Cách đặt câu trần thuật chính xác

Câu trần thuật là gì? Câu trần thuật được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Đặc điểm, chức năng chính trong câu trần thuật có gì khác biệt?. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức câu trần thuật lớp 8 để bạn có thể nắm rõ, tham khảo.

Câu trần thuật là gì?

Trần thuật có nghĩa là thuật lại sự việc, sự kiện nào đó đã diễn ra trước đó. Câu trần thuật hay còn được gọi là câu được sử dụng dưới hình thức miêu tả, kể, nhận xét, nhận định hay thông báo… về sự vật hiện tượng, hoạt động, tính chất, … của một việc nào đó.

Câu trần thuật lớp 8 trong chương trình học phổ thông

Câu trần thuật lớp 8 trong chương trình học phổ thông

Trong giao tiếp câu trần thuật được nói với giọng bình thường, có thể xen thêm các từ ngữ biểu cảm nhưng mục đích không đổi. Nói chung câu trần thuật sử dụng với mục đích dùng để kể, tường thuật lại vấn đề nào đó.

Lấy ví dụ câu trần thuật lớp 8 như:

  • Đường đến trường hôm nay có rất nhiều hoa giấy trải dài trên đất.
  • Buổi chiều tôi thường cùng bạn bè đi đá bóng.

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn là một trong những loại câu trần thuật thường được sử dụng với mục đích làm câu giới thiệu, miêu tả, sự vật, sự việc nào đó. Việc phân loại này chủ yếu dựa vào hình thức, kết cấu mà không xét đến nội dung của câu.  Câu trần thuật đơn do một cụm chủ ngữ vị ngữ kết cấu với nhau thành câu.

Ví dụ:

Trời nắng.

→ Câu trên có kết cấu cơ bản là gồm chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ là “trời” đảm nhiệm, còn vị ngữ là từ “nắng”. Câu trần thuật đơn này mục đích miêu tả, thông báo sự kiện diễn ra.

Ngoài ra, câu trần thuật đơn xét về mặt kết cấu được phân thành câu trần thuật đơn có từ “là” và không có từ “là”. Cụ thể:

Câu trần thuật đơn là gì? Phân loại câu trần thuật đơn trong tiếng Việt

Câu trần thuật đơn có từ “là”

Câu trần thuật đơn có từ “là” là câu được tạo ra do một cụm chủ vị tạo thành. Trong đó, phần vị ngữ do từ “là” sẽ kết hợp với một cụm từ (đó có thể là cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành. Mục đích nhằm giới thiệu, miêu tả hoặc kể lại một sự vật, sự việc, hiện tượng lạ.

Không chỉ có vậy, đứng trước từ “là” trong câu có thể là các tình thái để biểu thị ý phủ định hay nhằm nhấn mạnh vấn đề sự khẳng định.

Ví dụ câu trần thuật đơn có từ “là”

Cô ấy là ca sĩ.

→ Câu trần thuật này được tạo thành do một cụm chủ vị với “cô ấy” là chủ ngữ. “là ca sĩ” đóng vai trò vị ngữ. Vị ngữ lúc này có kết cấu phù hợp với danh từ chỉ nghề nghiệp. Câu này mang ý nghĩa nhằm thông báo giới thiệu.

Thiện chắc chắn là làm đúng.

→ Trong đó “Thiện” là chủ ngữ. “chắc chắn là làm đúng” đóng vai trò vị ngữ. Phía trước từ “là” có tình thái từ “chắc chắn” nhằm mục đích nhấn mạnh vấn đề ý nghĩa khẳng định. Câu ví dụ trên có mục đích ý nghĩa khẳng định.

Đây không phải là người mà chúng tôi quen biết.

→ “Đây” trong câu là đại từ đóng vai trò làm chủ ngữ còn vị ngữ “không phải là người tôi quen” đảm nhiệm. Vị ngữ có kết cấu với từ “là” kết phù hợp với cụm danh từ “người mà chúng tôi quen biết”, phía trước từ “là” có tình thái “không phải” với mục đích nhấn mạnh sự phủ định. Câu ví dụ trên mang ý nghĩa phủ định.

Câu trần thuật đơn không có từ “là”

Câu trần thuật đơn không có từ “là” do một cụm chủ vị tạo thành với vị ngữ sẽ trong câu không có sự xuất hiện của từ “là”. Đây là câu trần thuật được sử dụng với mục đích để miêu tả, thông báo kể.

Vị ngữ trong câu loại này thường do động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ tạo thành. Ngoài ra, trong câu có thể kết phù hợp với các tình thái từ mang ý nghĩa khẳng định, hoặc phủ định để tăng sắc thái biểu cảm cho câu.

Dạng câu trần thuật không có từ “là” như thế nào?

Dạng câu trần thuật không có từ “là” như thế nào?

Ví dụ:

Sau trận tuyết, không khí lạnh lẽo.

→ Chủ ngữ là từ “không khí” còn vị ngữ là từ “lạnh lẽo”. Trong câu này vị ngữ không có từ “là” xuất hiện và tính từ “lạnh lẽo” đảm nhiệm. Nhằm mục đích thông báo, miêu tả sự kiện xảy ra.

Tôi không ăn cơm gà.

→ Chủ ngữ là từ “tôi”, vị ngữ là cụm “không ăn cơm gà”. Vị ngữ trong câu này không xuất hiện từ “là”, cụm động từ đảm nhiệm làm vị ngữ, phía trước là từ “không” để nhấn mạnh vấn đề sự phủ định.

Tôi chắc chắn đã làm xong báo cáo.

→ Chủ ngữ là “tôi”, vị ngữ là cụm từ “chắc chắn đã làm xong báo cáo”. Vị ngữ là cụm động từ đảm nhiệm, không có từ “là” xuất hiện phía trước có từ “chắc chắn” để nhấn mạnh sự khẳng định đó.

Đặc điểm và chức năng câu trần thuật là gì?

Đặc điểm của câu trần thuật đó là kiểu câu cơ bản, sử dụng phổ biến, thông dụng nhất. Thông thường câu trần thuật sẽ kết thúc bằng dấu chấm ở cuối câu. Đó là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất đối với một câu trần thuật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, câu trần thuật cũng có thể được kết thúc bằng dấu chấm lửng (…) hoặc dấu chấm than ở cuối câu (!).

Chức năng chính của câu trần thuật đó là dùng để tường thuật, kể lại một sự việc, sự việc, câu chuyện nào đó đã xảy ra. Bên cạnh đó, câu trần thuật còn được dùng để đưa ra yêu cầu, ra lệnh hay bày tỏ thái độ, tình cảm… nhưng rất ít.

Câu trần thuật có đặc điểm và chức năng đơn giản nhưng quan trọng

Câu trần thuật có đặc điểm và chức năng đơn giản nhưng quan trọng

Cách đặt câu trần thuật như thế nào?

Để đặt câu trần thuật chính xác, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Cần xác định mục đích đặt câu để làm gì nhằm lựa chọn kiểu câu cho phù hợp.
  • Bước 2: Chọn kiểu câu trần thuật cho phù hợp với mục đích. Đối với kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” sử dụng chủ yếu là giới thiệu, còn câu trần thuật đơn không có từ “là” sử dụng chính là để thông báo, miêu tả.
  • Bước 3: Xác định cụm chủ vị chính trong câu sau đó mới bổ sung thêm các thành phần phụ như trạng từ, phụ chú…
  • Bước 4: khi đặt câu đảm bảo đúng với hình thức câu (mở đầu câu phải viết hoa âm tiết đầu, kết thúc bằng dấu câu).
  • Bước 5: Đọc lại một lần nữa câu vừa đặt và chỉnh sửa nếu cần.

Trên đây là những chia sẻ về câu trần thuật là gì, câu trần thuật đơn là gì, cách đặt câu trần thuật sao cho chính xác. Hy vọng rằng với những giải thích trong bài viết này sẽ giúp củng cố kiến thức cho các em hiểu rõ hơn.

Bài viết liên quan