Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn hài hước, dí dỏm mang nhiều ý nghĩa mỉa mai, châm biếm sâu cay. Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa, bài học của câu chuyện này nhé.
Tóm tắt truyện thầy bói xem voi
Nhân một buổi ế hàng, có 5 ông thầy bói mù ngồi nói chuyện với nhau và các thầy đều không biết con voi có hình thù thế nào. Khi đó, có một con voi đi ngang qua cả 5 người cùng chung nhau tiền biếu người quản voi.
Mỗi thầy bói mù đi sờ một bộ phận của con voi.Thầy thứ nhất sờ vào vòi voi và bảo con vui có hình dáng sun sun như con đỉa. Thầy thứ 2 sờ vào ngà voi và bảo nó chần chẫn như cái đòn gánh. Thầy thứ 3 sờ vào tai voi thì bảo con voi bè bè như cái quạt thóc. Còn thầy thứ tư sờ chân voi thì bảo nó sừng sững như cột đình. Cuối cùng, đến thầy thứ năm sờ vào đuôi nói con voi này như cái chổi sể. Sau đó, 5 thầy bói mù không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng và kết quả đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
Ý nghĩa truyện thầy bói xem voi
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi nói về 5 ông thầy bói đều có sự khiếm khuyết của bản thân khi đánh giá con vôi chỉ từ một phía. Cách xem voi của các thầy cũng rất kỳ quặc và mắc phải những sai lầm cơ bản, khiến nhiều người đọc phải suy nghĩ.
Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể nhìn “xem voi” được tận mắt mà chỉ có thể sờ và cảm nhận bằng tay. Thêm nữa, con voi lại quá to nên các thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó và nhận biết không được toàn diện.
Ông thì sờ vòi, ông sờ đuôi, ông sờ chân, ông sờ ngà, ông sờ tai. Mỗi ông sau khi “xem voi” bằng tay lại đưa ra lời đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, đến thầy sờ đuôi bảo “chun chun như cái chổi xể”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”. Các thầy đã lấy cái miêu tả cụ thể để hình dung nên miêu tả tổng quát, đó hoàn toàn là sai lầm.
Có thể thấy những lời nhận xét của năm ông thầy bói đều phiến diện, không ai có thể đánh giá được chính xác con voi có hình dáng ra sao. Các đặc tính bên ngoài qua lời miêu tả của các ông thầy bói không thể nào nói lên được hình dáng con voi trong mắt mọi người như thế nào. Vì vậy, có thể thấy những lời đánh giá của 5 ông thầy bói chỉ mang tính phiến diện và hoàn toàn không có căn cứ.
Câu chuyện thêm phần hứng thú và đầy kịch tính hơn khi năm ông thầy bói ông nào cũng bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu ai. Thái độ của các ông thầy ở đây không phải là sự tự tin mà đó là sự chủ quan đến mức cực đoan và ai cũng cho mình là đúng nhất. Từ đó, dẫn đến cuộc tranh luận không ai nhận sai, bảo thủ bảo vệ ý kiến của mình. Cho nên kết thúc bằng việc ẩu đả, đánh lộn gây sứt đầu mẻ trán.
Có thể thấy câu truyện thầy bói xem tạo ra tiếng cười dí dỏm, hài hước và mang nhiều ý nghĩa châm biếm. Qua đó, phản ánh những con người chỉ đánh giá sự vật, sự việc theo hướng phiến diện mà không có cái nhìn bao quát. Khi muốn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để không bỏ sót bất cứ khía cạnh nhỏ nào. Nếu không có điều kiện để xem xét đầy đủ các giác quan thì hãy xem xét toàn diện, không lấy bộ phận đơn lẻ để thay cho cái toàn thể.
Xem thêm:
- Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ: Tóm tắt nội dung, ý nghĩa, bài học
- Lợn cưới áo mới là gì? – Nội dung, ý nghĩa, bài học rút ra
- Truyện đẽo cày giữa đường: Nội dung, ý nghĩa, bài học rút ra
- Ếch ngồi đáy giếng nghĩa là gì? Ý nghĩa & bài học rút ra
Bài học rút ra từ truyện “Thầy bói xem voi”
Qua nội dung truyện thầy bói xem voi đã mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc về cách ứng xử, nhìn nhận của con người, đó là:
- Để đưa ra những đánh giá đúng với bản chất sự vật, hiện tượng thì cần có những quan sát tổng thể, toàn diện, không lấy những cái đơn lẻ, bộ phận hay các nhận thức mang tính chủ quan để làm hạn chế cái toàn thể.
- Cần thận trọng trước lời nhận xét, đánh giá để tránh sai lầm, và khi đánh giá cần kết hợp với các yếu tố: Nghe, cảm nhận, nhìn, quan sát tránh đưa ra những kết luận phiến diện, vội vàng, chủ quan.
- Cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, vừa lắng nghe, học hỏi kết hợp với hiểu biết của bản thân. Có như vậy thì những lời nhận định, đánh giá cũng sẽ đầy đủ, chi tiết và chính xác hơn. Khi biết lắng nghe ý kiến của người khác thì chúng ta sẽ không chỉ tiếp thu được nhiều điều bổ ích mà còn có thể duy trì được những mối quan hệ xung quanh, giữ được sự hòa hảo, tốt đẹp.
Như vậy câu chuyện “Thầy bói xem voi” không chỉ mang tính chất giải trí mà còn mang đến nhiều bài học và ý nghĩa vô cùng sâu sắc về cuộc sống. Mong rằng với những phân tích về câu chuyện ngụ ngôn này sẽ giúp cho bạn rút ra được cho mình cách đánh giá, nhìn nhận sự việc trong cuộc sống sao cho tường tận, thấu đáo.