Những loài sinh vật sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như ven các bờ sông suối, các hang động, dưới tán rừng rậm,… được gọi là thực vật ưa ẩm. Vậy thực vật ưa ẩm là gì và nơi sống ở đâu? Đặc điểm của cây ưa ẩm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Thực vật ưa ẩm là gì?
Độ ẩm không chỉ ảnh hưởng tới đất và không khí mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều tới sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật. Thực vật ưa ẩm chính là những loài thực vật sống ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng nên phiến lá mỏng, bản lá rộng và mô giậu kém phát triển, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước rất yếu, khi gặp điều kiện khô hạn hoặc khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh sẽ bị héo.
Ví dụ thực vật ưa ẩm: Cây lúa nước, cây ráy, rau mác, rau bợ, cây thài lài, cây cói….
Đặc điểm của thực vật ưa ẩm
Thực vật ưa ẩm có đặc điểm sống là nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng nên chúng có mặt ở hầu hết mọi ngóc ngách trên Trái Đất.
Những đặc điểm về khu vực sinh sống khiến cho thực vật ưa ẩm có cấu tạo phiến lá mỏng, bản lá rộng và mô giậu kém phát triển.
Tuy vậy không có nghĩa là thực vật ưa ẩm sẽ không thể sinh trưởng và phát triển ở những nơi có nhiều ánh sáng, ở những khu vực ven sông, hồ, ao, suối… chúng ta vẫn có thể bắt gặp được những loài thực vật ưa ẩm khác nhau. Mặc dù vậy, thực vật ưa ẩm vẫn chịu rất nhiều tác động của các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ.
Chính vì thế mà chúng ta có thể chia thực vật ưa ẩm thành hai nhóm nhỏ là:
Thực vật ưa ẩm, ưa sáng, có cấu tạo là phiến lá nhỏ, dày, cứng, mô giậu phát triển, màu xanh nhạt, tầng cutin dày, có nhiều lớp tế bào, quang hợp dưới ánh sáng mạnh.
Thực vật ưa ẩm, chịu bóng đặc điểm của chúng là có phiến lá lớn, mỏng, gân ít hơn, màu xanh sẫm và phần mô giậu kém phát triển hơn so với thực vật ưa sáng, ít lớp tế bào, nên chúng sẽ quang hợp ở nơi có ánh sáng yếu.
Chúng ta có thể thấy điều này khi các loài thực vật ưa ẩm gặp điều khắc nghiệt, cụ thể là nhiệt độ cao, nắng nóng gay gắt, khô hạn sẽ khiến cho cây bị thoát hơi nước nhanh chóng do lỗ khí khổng lớn. Vì thế cây rất dễ bị héo do mất nước, nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến cây bị chết do mất nước. Vậy nên khi trồng và chăm sóc các loại cây ưa ẩm, ta cần chú ý và đảm bảo các yếu tố cần thiết, lựa chọn môi trường phù hợp.
Ví dụ về cây ưa ẩm
Dưới đây là một số loại cây ưa ẩm mà chúng ta có thể trồng trong nhà và không cần chăm sóc nhiều.
Cây lưỡi hổ
Người ta ưa chuộng cây lưỡi hổ bởi có vẻ ngoài tuyệt đẹp và không cầu kỳ trong việc chăm sóc. Cây lưỡi hổ là lựa chọn tuyệt vời để trồng trong phòng tắm bởi vì nó có thể phát triển mạnh ở bất kỳ mức độ ẩm nào và có thể chịu được ánh sáng gián tiếp dù là yếu ớt hay mạnh mẽ.
Cây dây nhện
Cây dây nhện thích ánh sáng mạnh nhưng cũng có thể sống tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng. Chúng cũng có thể sống ở môi trường không có quá nhiều độ ẩm, song nếu ở môi trường ẩm vừa phải sẽ là điều kiện tuyệt vời để cây phát triển. Bạn có thể treo chúng trên kệ trong phòng tắm, trên trần nhà tắm.
Cây phú quý
Cây phú quý rất thích hợp để trồng trong nhà bởi vì nó có thể chịu được ánh sáng yếu và độ ẩm thấp. Bạn có thể trồng chúng ở bệ cửa sổ phòng tắm, trong góc phòng bếp…
Dương xỉ
Dương xỉ là một lựa chọn tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn, đặc biệt là các giống như dương xỉ tổ chim. Loại cây này sống rất tốt trong môi trường ánh sáng thấp.
Cây đuôi công
Cây đuôi công được có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiều nước nên rất phù hợp để trồng tại phòng tắm. Môi trường phòng tắm của bạn sẽ giúp cây có một cuộc sống lành mạnh, những tán lá đẹp của nó sẽ mang đến cho phòng tắm của bạn một hơi thở mới.
Cây huyết giác
Độ ẩm cao chính là chìa khóa cho cây phát triển mạnh. Chúng cũng sẽ chịu được ánh sáng yếu, nhưng tốt hơn nếu như được đặt ở vị trí ánh sáng gián tiếp từ trung bình đến mạnh.
Trên đây là những kiến thức về thực vật ưa ẩm, mong rằng các bạn đã bổ sung cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi ngay nhé, chúng mình sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất cho các bạn.