Chấp niệm là một khái niệm khá trừu tượng, có rất nhiều người không thể hiểu hết được các tầng ý nghĩa của nó. Vậy chấp niệm là gì? Làm sao để buông bỏ chấp niệm trong tình yêu? Hãy theo dõi thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn về nó nhé.
Chấp niệm là gì?
Chấp niệm là từ được sử dụng để biểu thị cho những suy nghĩ luôn tồn tại ở trong đầu của một ai đó. Trong đó:
- Chấp là cầm nắm.
- Niệm là ý nghĩa, suy nghĩ.
Vậy nên, khi kết hợp 2 từ này lại, chúng ta có thể hiểu “chấp niệm” chính là suy nghĩ cố định của một ai đó luôn xuất hiện ở trong đầu.
Chấp niệm của mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau, không một ai giống ai. Có người chấp niệm về thế giới quan, cũng có người chấp niệm về cách làm việc. Nó còn tùy thuộc vào suy nghĩ, phong cách sống hay đặc điểm tính cách của từng người.
Chúng ta cũng có thể hiểu chấp niệm là những suy nghĩ dai dẳng, luôn day dứt ở trong lòng mà không thể buông bỏ. Chấp niệm là việc bản thân không muốn từ bỏ đi những điều mà mình vẫn hằng mơ ước bấy lâu nay.
Nói một cách tổng quát thì chấp niệm là những suy nghĩ sâu xa được hình thành ở trong lòng mỗi người, và tồn tại theo thời gian. Thời gian có qua đi bao lâu thì chúng vẫn luôn tồn tại, gặm nhấm và khiến chúng ta suy nghĩ về nó.
Chấp niệm tiếng Trung là gì? Chấp niệm trong tiếng Trung là 验收 (Yànshōu).
Chấp niệm tiếng Anh là gì? Chấp niệm trong tiếng Anh là từ Acceptance.
Các loại chấp niệm của con người
Sau khi hiểu rõ chấp niệm là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại chấp niệm của con người. Cụ thể như sau:
Chấp niệm tình cảm
Chấp niệm về tình cảm có lẽ là nỗi đau lớn nhất dành cho những người đang mang nó. Đó là cảm giác bất lực, đau đớn khi không có được người mình yêu thương; hay cảm thấy day dứt khi đã đánh mất tình cảm của người khác,…
Chấp niệm này tồn tại sẽ giống như một con dao sắc nhọn luôn cứa vào trái tim đang tổn thương của người đó. Tổn thương đó có thể đánh gục họ mọi lúc, mọi nơi khiến cho họ khó có thể đứng dậy và đi tiếp.
Chấp niệm về sự nghiệp
Đây là loại chấp niệm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất ở trong cuộc sống thường ngày. Đó là khi ai đó tự ti, buồn tủi và không cam lòng trước những thất bại của bản thân; khi bản thân đã nhận ra mình hoàn toàn đang là con số không với đôi bàn tay trắng.
Ngọn lửa đam mê về công danh sự nghiệp, tiền tài địa vị luôn bùng cháy mạnh mẽ nhưng sau đó lại nhanh chóng bị dập tắt đi. Những người mang chấp niệm về sự nghiệp nếu như tinh thần yếu đuối thì rất có thể sẽ bị nhấn chìm trong sự căng thẳng, ám ảnh và nhận lấy một kết cục tồi tệ
Tuy nhiên, không phải điều gì cũng luôn tiêu cực, chấp niệm còn giúp tạo động lực để con người đứng dậy bước tiếp, học hỏi, trau dồi và tôi luyện được sự bền bỉ, quyết tâm, lòng can đảm. Từ đó mới có thể đương đầu được với mọi khó khăn, thử thách để đạt được thành công.
Làm sao để buông bỏ chấp niệm trong tình yêu?
Chấp niệm trong tình yêu nếu không biết cách buông bỏ sẽ khiến cho chúng ta bị tổn thương, day dứt và khó tìm được hạnh phúc mới. Vậy làm sao để buông bỏ được chấp niệm trong tình yêu?
Các mối quan hệ thường không phải lúc nào cũng kết thúc bởi một nguyên do. Nó rất hiếm khi là sự bất ngờ bởi mọi chuyện thường không diễn ra tốt đẹp trong một thời gian rồi. Hầu hết mọi người đều không muốn quay lại với các mối quan hệ mà họ đã từng có. Tuy nhiên cũng có những trường hợp vì một lý do nào đó khiến cho cả 2 người không đến được với nhau. Khiến cho họ cảm thấy tiếc nuối và day dứt về cuộc tình đó.
Sau nhiều năm, có người vẫn còn chấp niệm về phần tình cảm trong quá khứ khiến cho cuộc sống của họ không được thoải mái, hạnh phúc. Hãy buông bỏ để cuộc sống của bạn nhẹ nhàng, thanh thản và vui vẻ hơn.
Hành trình chữa lành sau một mối quan hệ tan vỡ chắc chắn không phải là một điều dễ dàng. Có thể ngày hôm nay, các bạn ngỡ rằng mình hoàn toàn ổn định và sẵn sàng mở lòng cho mối quan hệ mới.
Nhưng rồi, chỉ sau một vài ngày, có một sự kiện, một ký ức hay đơn giản chỉ là bóng hình thân quen của ai đó cũng có thể khiến bạn nhớ về những ngày tháng tươi đẹp cũ và cảm thấy nuối tiếc, buồn đau.
Tuy nhiên, đừng vì thế mà né tránh những cảm xúc của bản thân mình. Các bạn không thể phục hồi nhanh chóng và có thể sẽ gượng ép bản thân phải tỏ ra tích cực. Hãy cho bản thân thêm thời gian, học cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, từng bước hóa giải chúng và rồi đến một lúc nào đó, các bạn sẽ nhận ra mình đã hoàn toàn được chữa lành sau một mối quan hệ đã tan vỡ.
Cách buông bỏ chấp niệm quá lớn
Qua thông tin chấp niệm là gì ở bên trên, chắc chắn các bạn có thể thấy được nó khiến cho con người day dứt, tinh thần không được thoải mái và hạnh phúc. Để học được cách từ bỏ chấp niệm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu chuyện sau đây:
Ngày xưa có một cậu bé thò tay vào trong lọ đựng kẹo để lấy những viên kẹo. Vì không muốn lấy quá nhiều lần nên khi thò tay vào, cậu liền bốc một nắm thật to. Nhưng vì thế mà tay cậu đã bị mắc kẹt lại ở trong lọ. Dù đã tìm đủ mọi cách nhưng cậu bé vẫn không thể rút tay ra được khỏi chiếc lọ. Sợ quá nên cậu bé đã bật khóc.
Lúc này, ông nội đã đi đến rồi chậm rãi phân tích cho cậu bé rằng: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, vừa muốn rút tay ra. Chi bằng biết đủ một chút, lấy ít kẹo một chút để nắm tay nhỏ lại thì có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”
Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng lòng tham của con người là không đáy, luôn mưu cầu và chiếm hữu, không biết như nào là vừa là đủ. Đó là lý do vì sao con người thường hay bị lệ thuộc vào đồng tiền. Người mang trong mình chấp niệm tình cảm thì lại bị giằng xé một cách đau đớn, còn những người mang chấp niệm về tiền bạc thì hay bị mệt mỏi.
Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta nên biết cách từ bỏ đúng lúc, không phải là từ bỏ đi tất cả, nhưng cũng không nên quá đặt nặng về yếu tố thành bại, được mất và không nên đặt đồng tiền lên trên tất cả. Tiền mất đi thì có thể kiếm lại được, nhưng việc kiếm được nhiều tiền thì chưa chắc sẽ có được hạnh phúc và sức khỏe.
Việc cố gắng chạy theo đồng tiền sẽ khiến chúng ta đánh mất những thứ quý giá hơn mà có tiền cũng không thể mua được. Cũng không nên đòi hỏi tình cảm cần được báo đáp lại như cách mà bạn đã trao đi cho người khác.
Trong cuộc sống có rất nhiều câu nói hay về chấp niệm giúp cho chúng ta có thể buông bỏ được. Hãy biết bản thân mình đang mang loại chấp niệm nào để học cách buông bỏ chúng giúp cho cuộc sống này càng tốt đẹp hơn.
Cách buông bỏ chấp niệm trong Phật giáo
Người trần mắt thịt nhìn vạn vật sẽ thấy chúng đều là vật thực. Họ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình đều bởi con mắt thực. Mắt nhìn thấy, tim sẽ đau nên con người thường có những suy nghĩ tiêu cực, nhìn cuộc đời với ánh mắt nghi hoặc; luôn quẩn quanh trong khổ đau mà không biết làm cách nào giúp hóa giải được chúng.
Theo quan điểm của Phật Giáo để hóa giải được những phiền não ấy, các bạn cần để cho tâm được thanh tịnh. Để làm chủ được mọi việc thì chỉ cần dựa vào trí thông minh thôi là chưa đủ. Mà điều quan trọng nhất chính là các bạn cần phải biết từ bỏ chấp niệm. Cần mạnh dạn buông bỏ, đặt xuống những suy nghĩ, sự day dứt tồn tại lâu nay để thấy được cuộc đời này rất tươi đẹp và đáng để chúng ta hưởng thụ.
Việc buông bỏ chấp niệm nói thì dễ nhưng để thực hiện lại là một điều rất khó khăn, mà ít người có thể thành công được ngay từ lần đầu. Bản thân mỗi người cần phải học được cách hướng về phía trước để đón nhận những cơ hội mới. Đừng bao giờ đặt câu hỏi tương lai của mình sẽ như thế nào? Nếu trả lời được thì chấp niệm của bạn sẽ lại càng lớn thêm.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ chấp niệm là gì? Làm sao để buông bỏ được chấp niệm trong tình yêu, cuộc sống? Nếu có gì còn chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.