Thế giới thực vật là mảng kiến thức vô cùng to lớn và những loại thực vật là điều chúng ta cần phân biệt rõ. Trong bài viết này, chuthapdoquangninh.org.vn sẽ giúp các bạn biết được cây ưa sáng là gì, cây ưa tối là gì và đưa ra các ví dụ để phân biệt giữa hai loại thực vật này.
Thực vật ưa sáng là gì?
Cây ưa sáng là những cây sinh trưởng tốt ở môi trường có điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ cao.
Ví dụ thực vật ưa sáng như: bạch đàn, keo, ổi, mít, cam, phi lao, lúa, ngô, khoai, cây bàng, nhãn, vải, cây đào, cây khế, cây na, cây hồng xiêm,….
Đặc điểm cây ưa sáng:
– Lá của thực vật ưa sáng có phiến nhỏ hẹp màu xanh nhạt; có tầng cutin dài và mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào.
– Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng lẻ) hoặc thân cây cao và thẳng thì cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng).
– Quang hợp mạnh khi ánh sáng nhiều.
– Cây ưa sáng có khả năng điều tiết rất linh hoạt trong việc thoát hơi nước.
Thực vật ưa tối là gì?
Cây ưa bóng là những cây chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường với điều kiện có bóng che.
Ví dụ thực vật ưa bóng như: cây thường xuân, cây nhện, cây trúc mây, ngải cứu, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây trầu không, cây lá lốt,….
Đặc điểm thực vật ưa tối:
– Phiến lá cây ưa bóng lớn, có màu xanh thẫm, mô giậu kém phát triển.
– Thân cây có chiều cao hạn chế.
– Cây ưa bóng có cường độ quang hợp yếu nên lượng dinh dưỡng và oxy không cung cấp đủ cho cây.
– Khả năng điều tiết thoát nước của cây ưa bóng kém.
Tại sao lại có sự phân chia thực vật ưa sáng và ưa bóng?
Như chúng ta đã biết ánh sáng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Cường độ chiếu sáng sẽ ảnh hưởng tới các loại lá cây. Đối với các loại cây ưa bóng sẽ có sự biến đổi về hình dạng lá. Còn với các loài cây ưa ánh sáng, nếu chúng phải sinh trưởng ở một vùng không gian quá chật hẹp thì buộc phải phát triển về chiều dài thân cây.
Khi so sánh thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng, chúng ta có thể thấy rằng, những loài cây có điều kiện tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời thường sẽ phát triển toàn diện hơn. Cũng vì vậy mà những loại cây ưa bóng râm thường có tuổi thọ không cao.
Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống thực vật?
Ánh sáng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hình thái và hoạt động sinh lý của cây. Đối với cây có tính hướng sáng, thì ánh sáng có ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động quang hợp, hô hấp,… cũng như khả năng hút nước của cây.
Những cây mọc trong rừng thường có đặc điểm thân cây cao, mọc thẳng và cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới bị rụng sớm. Đây được gọi là hiện tượng tỉa cảnh tự nhiên. Những cây mọc ngoài sáng thường thấp và có tán rộng. Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái của lá cây.
Tại sao những cành phía dưới của cây sống trong rừng thường bị rụng sớm?
Những cành phía dưới của cây sống trong rừng thường bị rụng sớm là bởi cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn những cành cây phía dưới.
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng tức khả năng quang hợp của lá cây yếu. Cây tạo được ít chất hữu cơ, trong khi lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ để bù vào lượng tiêu hao do hô hấp. Kèm theo đó là khả năng lấy nước kém nên các cành cây phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Lời Kết
Trên đây là phần nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp các bạn định nghĩa được cây ưa sáng và cây ưa tối là gì. Qua đó bạn biết được và nêu ra sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng để hiểu rõ hơn về thế giới thực vật xung quanh ta. Cảm ơn bạn đã theo dõi, đừng quên cập nhật những kiến thức khác cùng chuthapdoquangninh.org.vn qua những bài viết tiếp theo nhé!