Mưa ngâu là gì? Vào tháng mấy? Giải thích hiện tượng mưa ngâu

Mưa ngâu là kiểu thời tiết điển hình ở nước ta vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Vậy mưa ngâu là gì? Vì sao lại có hiện tượng mưa ngâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về kiểu thời tiết này qua thông tin trong bài viết nhé.

Mưa ngâu là gì?

Mưa ngâu là một trong những kiểu thời tiết điển hình của miền Bắc nước ta.  Thông thường, thời gian diễn ra mưa ngâu là từ tháng 7 đến tháng 8 dương lịch (tức là tháng 7 âm lịch).

Mưa ngâu là kiểu thời tiết điển hình ở miền Bắc của nước ta

Mưa ngâu là kiểu thời tiết điển hình ở miền Bắc của nước ta

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa ngâu là do sự hoạt động mạnh của rãnh thấp ở xích đạo tại Bắc Ấn Độ Dương, biển Đông và bán đảo Đông Dương. Khi hoàn lưu khép kín do rãnh xích đạo rời xa xích đạo sẽ khiến cho mây tập trung thành 2 dải ở bên rìa của đường hội tụ và gây ra mưa. Dải hội tụ này thường được gọi là hội tụ nhiệt đới. Trong đó dải hội tụ ở phía Bắc được gọi là tín phong Đông Bắc và phía Nam sẽ gọi là tín phong Tây Nam. 

Do ảnh hưởng của hội tụ nhiệt đới này mà miền Bắc của nước ta sẽ xuất hiện hiện tượng mưa kéo dài. Những cơn mưa thường không lớn nhưng lại rả rích suốt cả ngày. Dân gian ta còn hay gọi là mưa ngâu tháng 7.

Mưa ngâu tháng mấy?

Với những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ mưa ngâu là gì rồi. Vậy mưa ngâu vào tháng mấy? 

Thông thường tại Việt Nam, hiện tượng mưa ngâu sẽ xuất hiện vào tháng 7 âm lịch. Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy thường sẽ có mưa ngâu từ ngày 3/7 và kéo dài liên tiếp trong suốt 7 ngày. Tiếp sau đó là các chu kỳ mưa trong 7 ngày được bắt đầu từ ngày 13/7 và 23/7 âm lịch.

Mưa ngâu thường xảy ra vào tháng 7 âm lịch

Mưa ngâu thường xảy ra vào tháng 7 âm lịch

Cũng vì thế mà dân gian ta đã truyền lại kinh nghiệm: “Vào mùng 3 ra mùng 7” để ám chỉ về kiểu thời tiết mưa ngâu này. Tuy nhiên ngày nay do sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu nên hiện tượng mưa ngâu không còn xảy ra theo đúng quy luật này nữa, mà có nhiều sự biến động khác thường qua từng năm.

Mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch hàng năm đã giúp cho Bắc Bộ có được trữ lượng nước tương đối lớn để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ đó mà giảm bớt được sự khó khăn về thiếu thốn nguồn nước do những tháng khô hạn trước đó.

Dù vậy, tình trạng mưa ngâu cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc giao thương, vận tải. Do các tuyến đường bộ luôn ở trong tình trạng bị trơn trượt, trên vùng cao đường đất lầy lội, khó di chuyển và dễ xảy ra tai nạn.

Đường hàng không có nhiều chuyến bay bị delay, hoãn, huỷ do thời tiết xấu và tầm nhìn kém. Vì thế, trong thời điểm mưa ngâu người dân cần phải đặc biệt thận trọng và chú ý trong quá trình di chuyển.

Sự tích mưa ngâu

Qua những thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ tháng 7 mưa ngâu là gì rồi. Dân gian ta thường có câu: “Tháng 7 mưa ngâu bắc cầu Ô Thước” để nói về sự tích mưa ngâu. Hãy cùng tìm hiểu về sự tích này qua các thông tin bên dưới đây.

Ngày xưa, có một chàng trai tên là Ngưu Lang, là con trai của một gia đình nghèo làm nghề chăn trâu. Ngưu Lang tính tình hiền lành và rất chăm chỉ làm ăn. 

Trong một lần tình cờ, chàng đã gặp Chức Nữ, con gái của trời và là tiên nữ dệt vải. Mối nhân duyên tiên – phàm dần đơm hoa kết trái, họ đã nên duyên vợ chồng và có với nhau 2 người con.

Ngưu Lang, Chức Nữ đã nên duyên vợ chồng và có với nhau 2 người con

Ngưu Lang, Chức Nữ đã nên duyên vợ chồng và có với nhau 2 người con

Tuy nhiên cuộc sống êm đềm lại không kéo dài được bao lâu, Chức Nữ buộc phải quay lại thiên đình theo mệnh lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang và 2 con thương nhớ khôn nguôi nên đã tìm đường đi gặp Chức Nữ. 

Tuy nhiên, Ngưu Lang và 2 con lại không thể đi qua được con sông Ngân Hà. Đây là ranh giới phân chia giữa 2 cõi phàm và tiên. Ngưu Lang đã không chịu từ bỏ và một lòng chờ đợi Chức Nữ. 

Cũng từ đó, bên cạnh dải sông Ngân Hà đã có thêm 1 ngôi sao lớn cùng 2 ngôi sao nhỏ. Người ta thường nói đó chính là thế thân của Ngưu Lang và 2 người con.

Động lòng trước sự chân tình của 2 người, nhưng cũng không thể làm trái với quy định của thiên đình. Ngọc Đế đành đồng ý để mỗi năm họ gặp nhau 1 lần vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch). Nơi họ gặp nhau chính là chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ của trời tạo thành và bắc ngang con sông Ngân Hà. 

Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ở trên cầu Ô Thước

Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ở trên cầu Ô Thước

Vì quá nhớ thương nhau nên khi gặp lại, họ đều rơi nước mắt. Vậy nên vào ngày này, trời thường đổ mưa suốt cả ngày. Người ta thường nói nước mưa chính là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Câu chuyện trên đã giải thích hiện tượng mưa ngâu cho chúng ta rất rõ ràng. Tuy nhiên câu chuyện này chỉ là truyền thuyết, còn sự hình thành mưa ngâu đã được giải thích theo khoa học ở phần mưa ngâu là gì rồi.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ mưa ngâu là gì? Mưa ngâu vào tháng mấy? Và sự tích mưa ngâu. Nếu các bạn còn thắc mắc gì về nội dung trong bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết nhé.

Xem thêm: 

  • Mưa axit là gì? Quá trình hình thành, tác hại và cách khắc phục
  • Gió phơn là gì? Hiệu ứng phơn là gì? Nguyên nhân, tính chất, đặc điểm gió phơn
  • Gió mùa là gì? Gió mùa Đông Bắc là gì? Gió mùa Tây Nam là gì?
Bài viết liên quan