Trong văn nghị luận việc lấy lí lẽ và dẫn chứng là điều vô cùng cần thiết giúp bài văn thuyết phục và ấn tượng. Vậy dẫn chứng là gì? Lí lẽ là gì? Cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu qua những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Dẫn chứng là gì?
Dẫn chứng là những trích lời, trích dẫn để đưa ra bằng chứng, chứng minh một quan điểm luận điểm được đã nói đến trước đó. Đây là phương pháp quan trọng đối với việc xây dựng luận điểm logic, có tính thuyết phục. Qua đó, giúp đảm bảo các thông tin được đưa ra chính xác, có độ tin cậy cao.
Ví dụ: Trong một bài văn nghị luận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh vật địa phương, thì bạn có thể sử dụng các bài nghiên cứu đã được công bố, các bài báo khoa học để đưa thêm những dẫn chứng cho các quan điểm của mình. Qua việc đưa ra tài liệu chính xác, có uy tín sẽ làm tăng tính thuyết phục, sự tin tưởng của người đọc vào luận điểm đó.
Vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận là gì?
Việc lấy dẫn chứng để chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về đề tài thảo luận cũng như vốn kiến thức xã hội của bạn. Từ đó giúp bài viết có thêm tính thuyết phục, hấp dẫn, không chỉ là lý thuyết suông, chung chung hay mơ hồ.
Thông thường mỗi luận điểm sẽ có một dẫn chứng nhưng nếu không lựa chọn đúng lí lẽ và phân tích sâu thì có thể sẽ khiến bài viết lạc đề, đi sai trọng điểm. Do đó, với các bài nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống thì nên đưa ra nhiều dẫn chứng ở phần nêu thực trạng. Còn đối với dạng bài nghị luận về một đạo lý, tư tưởng, phần phân tích hay chứng minh nên có các dẫn chứng đi kèm.
Ví dụ về cách lấy dẫn chứng
Ví dụ: Yêu cầu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những hành động, việc tử tế mà trong cuộc sống chúng ta bắt gặp.
Với phần đề bài này chúng ta cần phải phân tích về sự tử tế là gì, có ý nghĩa gì đối với con người và xã hội. Sau đó lật ngược lại vấn đề nếu như xã hội này không có tử tế thì sẽ ra sao? Trong đó, việc đưa ra các dẫn chứng phải là những việc có thực trong cuộc sống.
Ví dụ dẫn chứng về việc làm tử tế: Hoa hậu Hòa bình Thùy Tiên trong hành trình đưa ê kíp của mình đi đăng ký hiến tạng. Sau đó đã hướng dẫn mọi người các thủ tục đăng ký hiến tạng, và hiến xác cho y học tại chùa Giác Ngộ (tại TP.HCM). Sau khi chương trình lên sóng, tại chùa Giác Ngộ đã tiếp nhận hơn 1.000 đơn đăng ký hiến tạng mới.
→ Đây là sự việc mới được báo chí đưa tin gần đây và việc lấy dẫn chứng mới sẽ giúp bài viết sinh động, mang tính thời sự hơn mà không bị đi vào lối mòn. Đồng thời qua những dẫn chứng đã được xác thực trong thực tế, được nhiều người biết đến giúp bài viết chân thật hơn.
Còn các dẫn chứng về việc xã hội thiếu sự tử tế thì bạn có thể kể đến những câu chuyện, sự việc như câu view thiếu tử tế của một Tiktoker, lợi dụng dịch bệnh nhiều cơ sở kinh doanh khẩu trang đã bán với giá đội lên rất nhiều lần.
Xem thêm:
- [Ngữ Văn 6] Phó từ là gì? Phân loại, ý nghĩa và ví dụ cụ thể
- Văn miêu tả là gì? Phân loại, tác dụng và các bước làm bài chuẩn nhất
- Tản văn là gì? Đặc điểm, kĩ năng viết tản văn hay và độc nhất
- Tùy bút là gì? Đặc trưng, nghệ thuật cùng các tác phẩm tùy bút hay nhất
Lí lẽ là gì? Lí lẽ hay lý lẽ đúng?
Lý lẽ hay lí lẽ đều là cách viết đúng chính tả nên bạn có thể sử dụng một trong hai cách viết này đều được.
Theo đó, lí lẽ là những lời lẽ được dùng để khẳng định hoặc phủ định điều gì đó. Lí lẽ sẽ được triển khai trong toàn bộ bài văn, qua cách hành văn của người viết. Lí lẽ dùng để kiểm tra tính hợp lý, tính chính xác hay tính đúng đắn của một đánh giá, vấn đề hay lập luận nào đó.
Trong các cuộc tranh luận thì lí lé dùng để nêu rõ quan điểm, dùng để yêu cầu cung cấp bằng chứng, luận điểm chính xác, có căn cứ nhằm để đánh giá tính logic và hợp lý của một lập luận.
Đối với văn nghị luận thì lý lẽ thường đặt ở trọng tâm của thân bài. Nếu đặt ở đầu bài văn thì lí lẽ ấy sẽ làm rõ luận điểm. Còn nếu đặt ở cuối bài thì lí lẽ ở trọng tâm rồi qua dẫn chứng kết luận luận điểm. Ngoài ra, nếu theo kiểu song hành nghĩa là vừa nêu luận điểm và giải thích thì lí lẽ đan xen với luận điểm. Lí lẽ trong văn nghị luận phải sắc bén, thể hiện được giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sự đan xen biểu cảm để có thể làm sáng tỏ luận điểm, tránh gây dài dòng, khó hiểu.
Vai trò của lí lẽ
Vai trò của các yếu tố lí lẽ trong bài văn nghị luận xã hội là:
- Lí lẽ sắc bén giúp cho văn bản thuyết phục hơn với người đọc.
- Đưa ra những lí lẽ chính xác giúp người đọc có thêm niềm tin hơn vào những điều mình nghe hay đọc.
- Lí lẽ giúp người đọc dễ hiểu hơn, giúp làm sáng rõ luận đề, dễ hình dung và thuyết phục người đọc, người nghe hơn
- Lí lẽ thuyết phục lôi cuốn người đọc, khiến họ dễ đồng tình với ý kiến cũng như quan điểm của người viết.
- Giải thích được rõ các nội dung mà người đọc thường không hiểu.
- Giúp cho câu văn, bài văn hấp dẫn, thú vị hơn.
Ví dụ về lí lẽ
Giả sử bạn đang cần mua một chiếc ô tô và bạn đã nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng và tìm ra được 2 mẫu xe khác nhau là Xe A và Xe B. Dựa trên những lý lẽ chính xác với những thông tin mà bạn thu thập được sẽ giúp bạn đưa ra được các quyết định thông minh, phù hợp.
- Chất lượng: Bạn có thể tham khảo những đánh giá của người dùng và thấy được rằng xe A nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn xe B. Điều này cho thấy xe A khi sử dụng sẽ ít xảy ra sự cố hơn xe B.
- Khả năng tiết kiệm nhiên liệu: Qua những thông tin bạn tìm hiểu thì thấy rằng xe A tiêu thụ nhiên liệu ít hơn xe B. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn sử dụng xe A sẽ tiết kiệm xăng dầu hơn xe B đáng kể trong thời gian dài sử dụng.
- Giá cả: So sánh giá của 2 loại xe thì xe A có giá rẻ hơn xe B → giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền đáng kể nếu chọn mua xe A.
Dựa vào những thông tin trên áp dụng lý lẽ và có thể quyết định chọn xe vì xe A tiết kiệm nhiên liệu, giá rẻ, chất lượng hơn xe B. Do đó, lựa chọn xe A sẽ là quyết định hợp lý dựa trên những thông tin thu thập được.
Lí lẽ và dẫn chứng có gì khác nhau? Cách xác định lí lẽ dẫn chứng
Dẫn chứng là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và để thuyết minh cho các luận điểm. Dẫn chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi, lật lại vấn đề để có thể xem xét cho hết các lý lẽ.
Còn lí lẽ là những lời lẽ, những thông tin được triển khai trong toàn văn bản, đôi khi hiểu gọn hơn là cách hành văn. Lý lẽ trong nghị luận thường đan xen các biểu cảm, làm sáng tỏ luận điểm, tránh dài dòng, khó hiểu.
Có thể thấy cả lí lẽ và dẫn chứng đều những yếu tố quan trọng giúp cho văn bản hay bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.
Để xác định được các lý lẽ, bằng chứng là một phần quan trọng trong khi xây dựng, trình bày bài văn nghị luận. Dưới đây là một số bước để xác định ý kiến lý lẽ trong bài văn nghị luận:
- Xác định lí lẽ: Đầu tiên, bạn cần xác định quan điểm, lý lẽ mà bạn muốn đưa ra trong bài văn nghị luận. Đây sẽ là các điểm chính mà bạn muốn chứng minh hay đưa ra các quan điểm về vấn đề mà bạn đang thảo luận.
- Cung cấp dẫn chứng: Tiếp đó, bạn cần có các dẫn chứng xác thực để chứng minh, hỗ trợ các lí lẽ. Các dẫn chứng đó có thể là nghiên cứu khoa học, trích dẫn, dữ liệu thống kê từ những nguồn đáng tin cậy, các ví dụ cụ thể. Các dẫn chứng này được chọn lọc, đưa ra các văn bản nghị luận một cách hợp lý và có tính thuyết phục.
- Phân tích dẫn chứng: Cung cấp các dẫn chứng cho lý lẽ bạn cần phân tích và giải thích ý nghĩa của chúng, liên kết chúng với lí lẽ mà bạn đang đưa ra. Bạn có thể giải thích, phân tích dẫn chứng của mình qua việc sử dụng học thuật, logic, hoặc đạo đức.
- Đưa ra nhận định: Qua việc cung cấp dẫn chứng, phân tích thì bạn có thể đưa ra những nhận định về lí lẽ đó. Nhận định cần được trình bày rõ ràng, logic, dựa trên những dẫn chứng đưa ra trước đó. Sau đó, kết luận và tổng kết lại vấn đề dựa trên các dẫn chứng, lí lẽ.
Trên đây là bài viết về dẫn chứng và lí lẽ là gì và một số thông tin liên quan khác về lí lẽ và dẫn chứng. Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu hơn về các khái niệm trên cũng như áp dụng tốt vào bài học để có thể đạt được điểm cao hơn trong môn ngữ văn nhé.