Từ trái nghĩa là nội dung quan trọng trong môn Tiếng Việt lớp 5 và thường hay xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi học kỳ. Vậy từ trái nghĩa là gì? Phân loại từ trái nghĩa như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại từ này qua các thông tin trong bài viết nhé.
Từ trái nghĩa là gì?
Từ trái nghĩa là những từ mang nghĩa trái ngược hay đối lập nhau. Chúng ta thường xuyên bắt gặp các cặp từ trái nghĩa như cao – thấp, già – trẻ, khỏe – yếu,… để miêu tả, ám chỉ về tính chất của người hoặc vật.
Từ trái nghĩa được sử dụng nhằm mục đích tăng thêm phần sinh động trong câu thơ. Qua các từ trái nghĩa để thể hiện sự tương phải của đối tượng được nói đến. Đồng thời, nó còn có vai trò phân tích cụ thể về những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta.
Các cặp từ trái nghĩa đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng lại không nằm trong mối quan hệ tương liên thì không phải là hiện tượng trái nghĩa. Điều này được thể hiện rõ qua câu nói sau:
- Nhà cậu tuy bé mà xinh.
- Cô ấy đẹp nhưng lười lắm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy các cặp từ bé – xinh và đẹp – lười nghe thì có vẻ là đối lập nhưng lại không phải. Bởi chúng không nằm trong mối quan hệ tương liên với nhau.
Từ trái nghĩa thường hay được sử dụng trong các câu thành ngữ và tục ngữ, chẳng hạn như:
- Lên voi xuống chó
- Lá lành đùm lá rách
- Đầu voi đuôi chuột
- Đi ngược về xuôi
- Trước lạ sau quen
Ví dụ các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Việt:
- Trái nghĩa với từ khát: Dư nước, thừa nước, no nước
- Từ trái nghĩa với đoàn kết: Bè phái, chia rẽ, xung khắc
- 5 từ trái nghĩa với dũng cảm: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn, sợ sệt, sợ hãi
- Từ trái nghĩa với hạnh phúc: khốn khổ, khổ cực, đau khổ, bất hạnh, sầu thảm, tuyệt vọng, cơ cực, bi thảm..
- Từ trái nghĩa với từ thích thú: ghét, chán ghét, chán, buồn tẻ…
- Từ trái nghĩa với nhân hậu: độc ác, nanh ác, cay độc, hung ác, tàn ác, ác nghiệt, hung dữ, dữ dằn, dữ tợn…
- Từ trái nghĩa với hòa bình: chiến tranh, mâu thuẫn, xung đột
- 5 từ trái nghĩa với quyết chí: nản lòng, nản chí, thoái chí, hụt chí, nhụt chí
- Từ trái nghĩa với từ cần cù: lười, lười biếng, nhác, lười nhác, biếng nhác,…
- Từ trái nghĩa với nông cạn: thấu đáo, sâu sắc, sắc sảo…
- Từ trái nghĩa với trung thực: gian dối, dối trá, gian lận, gian ngoan, gian xảo, gian manh, gian trá, lừa dối, lừa lọc, lừa bịp, lừa đảo, bịp bợm…
- Từ trái nghĩa với thương yêu: ghét, căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ,
- Từ trái nghĩa với từ chăm chỉ: lười, lười biếng, nhác, lười nhác, biếng nhác,…
- Trái nghĩa với từ khéo: vụng về, hậu đậu..
- Từ trái nghĩa với bình yên: loạn lạc, bất ổn…
- 3 từ trái nghĩa với nhạt: Mặn, sẫm, thẫm, đậm….
- Từ trái nghĩa với im lặng: nhộn nhịp, ồn ào, náo nhiệt, huyên náo…
- Từ trái nghĩa với khó khăn: dễ dàng, thuận lợi…
- Từ trái nghĩa với nhân ái: bất nhân, tàn ác, tàn độ, độc ác, lòng lang dạ thú
- Từ trái nghĩa với biết ơn: vô ơn, bội ơn
- Từ trái nghĩa với từ bi quan: lạc quan, hi vọng, tích cực
- Từ trái nghĩa với từ tĩnh mịch: Ồn ào, náo nhiệt, náo động
- Trái nghĩa với từ âm u: trong xanh, sáng sủa
- Từ trái nghĩa phong phú: nghèo nàn
- Từ trái nghĩa với giản dị là: Hoang phí, Khoe khoang, Lãng phí, Khoe mẽ, Khoác lác, Huênh hoang…..
- Trái nghĩa với ngay thẳng là: lươn lẹo, gian dối,lật lọng…
Phân loại từ trái nghĩa
Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ từ trái nghĩa là gì rồi. Từ trái nghĩa được chia thành 2 loại là từ trái nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại từ này qua những thông tin bên dưới đây:
Từ trái nghĩa hoàn toàn
Loại từ này cũng rất dễ xác định trong câu. Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.
Ví dụ như: dài – ngắn; xinh đẹp – xấu xí; cao – thấp; to – nhỏ; yêu – ghét; sớm – muộn; may mắn – xui xẻo;…
Từ trái nghĩa không hoàn toàn:
Đây là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng có nghĩa trái ngược nhau. Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.
Ví dụ như: Cao chót vót – sâu thăm thẳm
Cao chính là từ trái nghĩa hoàn toàn với từ thấp. Tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại là từ đối lập với “sâu thăm thẳm” nên cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).
Tác dụng của từ trái nghĩa
Sau khi tìm hiểu các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ từ trái nghĩa là gì rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của loại từ này ở bên dưới đây:
- Làm nổi bật sự vật, sự việc, trạng thái, các hoạt động hay màu sắc đối lập nhau.
- Là một yếu tố rất quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Giúp làm nổi bật lên những nội dung chính mà người viết muốn đề cập đến.
- Giúp thể hiện cảm xúc, tâm trạng, sự nhận xét hay đánh giá về sự vật, sự việc.
- Để làm chủ đề chính cho tác phẩm hoặc đoạn văn đó.
Cách sử dụng từ trái nghĩa cho hợp lý nhất
Không phải trường hợp nào chúng ta cũng có thể sử dụng từ trái nghĩa, mà cần phải dùng loại từ thích hợp để có thể tạo nên sự cân đối trong văn viết hay văn nói. Dưới đây là những cách sử dụng từ trái nghĩa chuẩn xác trong cả văn viết và văn nói mà các bạn cần tham khảo:
- Muốn tạo sự tương phản: Thường được dùng để đả kích, phê phán một sự việc, hành động nào đó. Nghĩa có thể là tường minh hoặc ẩn dụ, tùy vào cảm nhận của người đọc.
Ví dụ như: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. (Câu tục ngữ này có nghĩa là việc gì có lợi cho bản thân mình mà không nguy hiểm thì phải tranh đến trước.)
- Để tạo thế đối: Thường hay được dùng trong thơ văn là chính, nhằm mô tả về cảm xúc, tâm trạng, hành động,…
Ví dụ như: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. (Ý nghĩa của câu tục ngữ này mô tả công sức lao động của người nông dân đã làm nên hạt gạo.)
- Để tạo sự cân đối, ấn tượng: Cách sử dụng này làm cho câu thơ, lời văn trở nên sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
Ví dụ như: Câu “Lên voi xuống chó”. (Câu này nói về cuộc sống thăng trầm của đời người, lúc thì thành đạt, lúc thì thất bại.)
Bài tập từ trái nghĩa
Với các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ từ trái nghĩa là gì rồi. Để ghi nhớ kiến thức được lâu và đạt được điểm cao, chúng ta cần phải vận dụng làm bài tập bên dưới đây cho nhuần nhuyễn.
Bài 1. Các bạn hãy tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong mỗi câu sau đây để điền vào chỗ trống:
- Cô Tấm làm việc rất chăm chỉ còn Cám thì …
- Thấy Thánh Gióng dũng cảm, mạnh mẽ nên kẻ địch … đã khiếp sợ và kéo nhau bỏ chạy.
- Thời tiết mùa này rất thất thường. Mới sáng nay trời vẫn còn âm u, mưa bay bay, mà đến chiều đã chuyển sang …, ánh nắng chan hòa.
- Thầy Tuấn dạy học rất hay, lại rất hiền, khác hẳn với vẻ bề ngoài … và cũ kỹ.
- Từ đằng xa, những đám mây đen đã kéo nhau về đây, dàn ra và che lấp hết những khoảng … trên nền trời.
- Thằng Hùng nghĩ rằng, nếu trời cứ giá rét như này thì sẽ thật khó để ra ruộng. Nhưng may thay, ngày hôm sau, thời tiết đã trở nên … hơn rất nhiều.
Trả lời:
- Lười biếng
- Hèn nhát
- Trong xanh
- Hung dữ
- Trắng
- Ấm áp
Bài 2. Cho các đoạn văn sau đây, các bạn hãy đọc và thực hiện những yêu cầu ở bên dưới:
- Cô giáo có mái tóc dài đen óng mượt. Lúc nào cô cũng buộc gọn ở phía sau đầu bằng một cái nơ xinh xinh. Những lúc cô viết bảng, cái đuôi tóc lại khẽ đung đưa theo nhịp tay của cô, giống như một dòng thác nhỏ.
- Mùa đông về, thời tiết cũng trở nên rét hơn. Cây cối sau nhà thì rụng hết lá. Cây còn lá thì cũng cụp cả xuống, ủ rũ và chán chường. Mấy chú chim vốn hoạt bát là thế, mà nay cũng kéo nhau nằm co ro ở trong tổ, không chịu ra ngoài.
- Sân trường những ngày nghỉ Tết cũng thật là khác lạ. Ngoài đường phố nhộn nhịp bao nhiêu thì ở trong đây lại càng yên tĩnh bấy nhiêu. Chỉ có bóng dáng bác bảo vệ ngồi trực trong văn phòng một mình. Bác có mở một bài nhạc xuân mà mình không rõ tên là gì, nhưng nghe rất hay. Nó mang đến niềm vui cho cả không gian cô đơn này.
Các bạn hãy:
- Tìm các tính từ xuất hiện ở trong các đoạn văn trên.
- Tìm từ trái nghĩa tương ứng với các từ vừa tìm được.
Trả lời:
- Tính từ là từ: óng mượt và xinh xinh. Từ trái nghĩa của óng mượt là thô cứng, của xinh xinh là xấu xấu..
- Tính từ trong đoạn văn này là rét, ủ rũ, chán chường. Từ trái nghĩa của các tính từ này lần lượt là: ấm hơn, tươi tỉnh và thích thú.
- Tính từ trong đoạn văn này là nhộn nhịp, yên tĩnh, niềm vui. Từ trái nghĩa của những từ này lần lượt là yên tĩnh, nhộn nhịp, nỗi buồn.
Bài 3.
- Các bạn hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ tính cách của con người. Hãy chọn 1 cặp từ vừa tìm được để đặt câu.
- Các bạn hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ đặc điểm của thời tiết. Hãy chọn 1 cặp từ vừa mới tìm được để đặt câu.
Trả lời:
a) 3 cặp từ trái nghĩa chỉ tính cách của con người là: vui vẻ – buồn, hoạt bát – chậm chạp, siêng năng – lười.
- Hải hôm nào cũng vui vẻ, còn Lan thì lại hơn buồn buồn.
b) 3 cặp từ trái nghĩa chỉ đặc điểm của thời tiết là âm u – trong xanh, nóng nực – mát mẻ, nắng – mưa.
Mới sáng nay trời vẫn còn âm u mà giờ đã trong xanh trở lại rồi.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ từ trái nghĩa là gì? Tác dụng của từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa phổ biến hiện nay là gì?… để ghi nhớ kiến thức lâu và đạt điểm cao. Nếu còn gì thắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết nhé.
Xem thêm:
- Từ đồng âm là gì lớp 5? Phân loại, ví dụ và bài tập áp dụng
- Từ chỉ đặc điểm là gì? Khái niệm, ví dụ, bài tập từ chỉ đặc điểm lớp 2
- Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại , bài tập ví dụ về từ đồng nghĩa
- Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ chính xác, chuẩn nhất hiện nay
- Quan hệ từ là gì lớp 5? Chức năng, phân loại, cách dùng và bài tập