Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì? Từ có nghĩa chuyển hay hiện tượng chuyển nghĩa từ thường dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các khái niệm trên, cùng với ví dụ để củng cố thêm kiến thức về vấn đề này nhé!
Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì?
Nghĩa chuyển nghĩa gốc thường được áp dụng cho các từ nhiều nghĩa. Trong đó, từ nhiều nghĩa là từ dùng để gọi tên hiện tượng, sự vật, biểu thị các khái niệm về sự vật, hiện tượng đó có trong thực tế. Cụ thể:
Nghĩa gốc là gì?
Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, hay nghĩa có trước, nghĩa đen, nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu. Thường nghĩa gốc không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Nghĩa chuyển là gì?
Nghĩa chuyển là nghĩa có sau được hình thành dựa trên cơ sở của nghĩa gốc. Do đó, muốn hiểu chính xác được nghĩa của một từ đang được sử dụng thì phải tìm nghĩa đen và nghĩa chuyển của từ đó thì mới có thể biết được chính xác ý nghĩa đang được nhắc đến là gì.
Ví dụ nghĩa gốc và nghĩa chuyển
* Từ nóng:
- Nghĩa gốc: Thời tiết hôm nay rất nóng
- Nghĩa chuyển: Khánh là người rất nóng tính.
* Từ cứng:
- Nghĩa gốc: Để chỉ khả năng chịu tác động từ bên ngoài mà không làm thay đổi bản chất. Ví dụ: Thanh sắt này rất cứng.
- Nghĩa chuyển: Chỉ tính cách của một người. Ví dụ: Tính cách của chàng trai này rất cứng đầu.
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là sự thay đổi về nghĩa của từ tạo ra thành các từ nhiều nghĩa. Thông thường trong một câu thì từ chỉ có một nghĩa nhất định nhưng trong một số trường hợp từ dó có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Các phương thức chuyển nghĩa thường gặp
Chuyển nghĩa hoán dụ
Hoán dụ với phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối liên hệ có logic của các đối tượng được gọi tên.
Chuyển nghĩa ẩn dụ
Ẩn dụ đó là phương thức chuyển nghĩa dựa vào sự liên tưởng, so sánh những mặt thuộc tính giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Sự khác nhau của từ chuyển nghĩa và đồng nghĩa
Đối với từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là những từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc tương tự nhau.
- Các từ đồng nghĩa có kết cấu, bổ trợ nghĩa cho nhau. Ví dụ như từ lẽo trong từ lạnh lẽo hay từ nôi trong từ nắng nôi sẽ không xảy ra hiện tượng đồng nghĩa.
- Các từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng lại không bổ trợ, bù cho nhau thì cũng sẽ không có hiện tượng đồng nghĩa.
- Những từ độc lập về nghĩa, hoạt động tự do sẽ xảy ra hiện tượng đồng nghĩa, thường đó là các từ Hán – Việt.
Đối với từ đồng âm:
- Những từ đồng âm có hiện tượng chuyển nghĩa của từ là cho các tử có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Từ nhiều nghĩa hay từ chuyển nghĩa luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các từ nghĩa gốc.
- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể sẽ được thay thế bằng từ khác còn từ đồng âm không thể bị thay thế trong nghĩa chuyển.
Cách xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển lớp 5
Qua những khái niệm về nghĩa chuyển nghĩa gốc là gì ở trên thì chúng ta có thể làm cách nào để xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một từ.
Cách đơn giản nhất đó là sử dụng từ điển, khi đó nghĩa gốc sẽ luôn được xếp ở vị trí số 1 trong phần giải thích nghĩa của từ.
Trong trường hợp bạn không có từ điển, bằng sự tri nhận của người bản ngữ (là những người đó nói tiếng Việt, sống trong cộng đồng nói tiếng Việt từ bé) khi nghe một từ nào đó thì hình ảnh / đặc điểm / hành động đó sẽ hiện lên đầu tiên trong tưởng tượng đó là nghĩa gốc của từ. Bởi nghĩa góc là những từ được sử dụng phổ biến, quen thuộc nhất.
Ví dụ về nghĩa chuyển của từ
Nghĩa chuyển của từ tay
Tay theo nghĩa gốc vốn là một bộ phận của cơ thể. Chúng ta có những từ nghĩa do có sự tương đồng đó là: tay nghề, tay áo, tay cửa, tay ghế,…
Nghĩa chuyển của từ mũi
Nghĩa gốc của mũi để chỉ một bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhọn. Do đó, nghĩa chuyển của từ mũi để chỉ bộ phận ở phía trước của phương tiện giao thông như: mũi tàu, mũi thuyền hay những bộ phận sắc nhọn như: mũi kim, mũi dao….
Nghĩa chuyển của từ đi
Đi theo nghĩa gốc là một động từ dùng để chỉ sự di chuyển. Còn theo nghĩa chuyển đó là các từ: đi học, đi xa, đi vắng, đi đời nhà ma (chết)…
Nghĩa chuyển của từ ăn
Ăn cũng là một động từ với nghĩa gốc để chỉ sự nhai nuốt, làm biến mất thực phẩm nào đó. Còn nghĩa chuyển chúng ta thường sử dụng một số từ như: ăn ảnh, axit ăn mòn,…
Nghĩa chuyển của từ quả
Quả là một danh từ để chỉ một bộ phận trên cây có hình dáng như hình cầu. Do đó, chúng ta có thể có những từ nghĩa chuyển của từ quả như: quả địa cầu, quả bóng đá, quả bóng bay, quả châu treo trên cây thông Noel…
Nghĩa chuyển của từ mắt
Từ mắt với nghĩa gốc là cơ quan để nhìn của người hay động vật giúp chúng ta có thể phân biệt được hình dáng, màu sắc. Nghĩa chuyển của từ mắt thường được nói trong một số bộ phận của cây giống như mắt: mắt tre, mắt dứa, mắt mía, na mở mắt…
Bên cạnh đó, nghĩa chuyển của từ này còn được hiểu là lỗ hở, khe hở đều đặn của các đồ đan như: mắt lưới, mắt xích, rổ đan thưa mắt,…
Nghĩa chuyển của từ đầu
Đầu theo nghĩa gốc là một bộ phận trên cùng của cơ thể con người, điều khiển tất cả các hoạt động. Nghĩa chuyển của từ đầu cũng được sử dụng để chỉ các sự vật khác như: đầu tàu, đầu não cơ quan…
Như vậy hôm nay chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về nghĩa chuyển là gì và những ví dụ về các từ chuyển nghĩa. Bên cạnh đó là một số phân tích các nội dung liên quan tới từ nhiều nghĩa và các hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Hy vọng với những nội dung mà trong tôi tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.