An Nam tứ đại khí bao gồm những gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

An Nam tứ đại khí được tương truyền là 4 kỳ quan, 4 vật quốc bảo của nước ta vào thời nhà Lý, Trần. Vậy An Nam tứ đại khí là gì? An nam tứ đại khí bao gồm những bảo vật nào? Ý nghĩa An Nam tứ đại khí như thế nào? Đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn nhé!

An Nam tứ đại khí là gì? gồm những gì?

An Nam tứ đại khí còn có tên gọi khác là tứ bảo khí, Nam thiên tứ bảo khí, hay Nam thiên tứ đại thần khí là 4 công trình to lớn, quý báu của nước Việt Nam ta. Đây là bốn công trình nghệ thuật, bốn kỳ quan, bốn bảo vật quốc bảo bằng đồng thời Lý, Trần gồm có:

Hình ảnh An Nam tứ đại khí - Bảo vật quốc bảo của nước Đại Việt

Hình ảnh An Nam tứ đại khí – Bảo vật quốc bảo của nước Đại Việt

  • Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (nằm ở Đông Triều – Quảng Ninh)
  • Tháp Báo Thiên (Hà Nội)
  • Chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) (Hà Nội).
  • Vạc Phổ Minh nằm ở chùa Phổ Minh – Thiên Trường, TP. Nam Định.

Theo nhiều tài liệu ghi chép thì người có công lớn nhất cho bốn công trình trên là thiền sư Nguyễn Minh Không, là ông tổ của nghề Đông Y Việt Nam, cũng là một thầy thuốc tài ba, nhà sư đức trọng. Trong suốt cuộc đời của mình ông đã chữa bệnh bốc thuốc cho rất nhiều người trong đó có Vua Lý thần Tông. Ông cũng đã tạo dựng tới 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt. Không chỉ vậy ông đã một mình sang Trung quốc và đã thu gom được lượng đồng lớn về đúc thành bốn báu vật quý giá của nước ta.

An Nam tứ đại khí còn không? 

An Nam tứ đại khí từng là niềm tự hào của người Việt nhưng đáng tiếc cho đến nay cả 4 bảo vật này đều không còn. Vào năm 1048 khi đem quân sang xâm lược nước ta, quân Minh đã phá hủy các bảo vật này để lấy đồng mang đi đúc súng.

Xem thêm:

  • Các địa danh lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam
  • Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X – XIX (939 – 1945)
  • Phong trào Cần Vương: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
  • Phong trào Đông Du (1905 – 1908): Chủ trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
  • Việt Nam có bao nhiêu họ? Danh sách các họ phổ biến ở Việt Nam

Quá trình xây dựng An Nam tứ đại khí và ý nghĩa

Tháp Báo Thiên

Tháp Báo Thiên có tên đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp được khởi công xây dựng vào năm Đinh Dậu 1057, ở thời Lý Thánh Tông. Tháp có chiều cao 70m được xây dựng hoàn toàn bằng đồng đen, nằm trong tư viên của chùa Sùng Khánh phường Báo Thiên, nay thuộc Hoàn Kiếm Hà Nội.

Tháo Bảo Thiên sau này được trùng tu lại vào năm 1258

Tháo Bảo Thiên sau này được trùng tu lại vào năm 1258

So với những pháp khí khác thì Tháp Báo Thiên có phần thăng trầm hơn. Vào năm 1258 đời vua Trần Thánh Tông, tháp đã bị cháy. Về sau được trùng tu nhưng không lâu sau vào năm 1322 lại bị sét đánh nên bị sập mất 2 tầng.

Tháp Bảo Thiên được liệt vào Tứ đại khí với 12 tầng chẵn để biểu thị cho sự ổn định và cân bằng ở trời đình nhà Lý khi đó. Qua đó cũng ngụ ý cho sự trường tồn, thịnh vượng của nhà Lý. Tháp được đúc bằng đồng và được khắc 3 chữ Đao Ly Thiên, để tỏ ý rằng những đấng tối cao có thể dâng lên, xông lên trời thẳm. Đặc biệt trên đỉnh tháp còn được xây một bức tượng tiên nhân đứng hứng mưa để làm thuốc cho nhà vua.

Chuông Ngân Thiên

Chuông Ngân Thiên còn được gọi là chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa chữa tại chùa Diên Hựu (nay là chùa Một Cột, Hà Nội)  vào tháng 2/1080 đời vua Lý Nhân Tông. Để đúc được chiếc chuông này, vua Lý Nhân Tông đã sử dụng khoảng 12.000 cân đồng (tức khoảng 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông sau khi đúc xong, đánh không có tiếng kêu nhưng nhiều người cho rằng nó đã thành khí. Vì vậy chuông không bị tiêu hủy, nên nhà vua đã sai người để ở khu ruộng phía sau chùa.

Chuông Ngân Thiên

Chuông Ngân Thiên

Vì khu ruộng này vùng đất thấp trũng nên có nhiều rùa đến ở. Cho nên cái tên Quy Điền (ruộng Rùa) và gọi là chuông Quy Điền. Đến tháng 10 năm 1426 Bính Ngọ, chuông Quy Điền đã bị quân Minh – Vương Thông chỉ đạo phá hủy để chế tạo súng đạn, hỏa khí.

Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm

Truyền rằng ở chùa Quỳnh Lâm có 2 pho tượng lớn đều là do Thiền sư  Nguyễn Minh Không tới Trung Quốc và mang đồng về đúc thành. Một pho được đúc vào thời Lý do chính  Thiền sư Nguyễn Minh Không phụ trách còn một pho tượng khác được đúc vào thời Trần do Thiền sư Pháp Loa phụ trách.

Theo một số tài liệu có ghi lại thì pho tượng đầu tiên ở thời Lý có chiều cao khoảng 6 trượng (tương đương 20m) là tượng đồng cổ lớn nhất Việt Nam. Người ta mô tả rằng pho tượng này lớn đến nỗi người ta có thể xây tòa điện cao khoảng 7 trượng để đặt tượng. Chính vì vậy, pho tượng lớn như vậy khi đứng cách chùa Quỳnh Lâm chừng 10 dặm vẫn có thể nhìn thấy nóc điện chế sát đầu bức tượng. Điều này đủ thấy được sự vĩ đại của Phật to lớn như thế nào. Có bài ca rằng:

Nức tiếng Quỳnh Lâm cõi sứ đông

Tháp cao chín đợt màu mây ám

Chùa rộng trăm gian gác ngựa hồng

Trước điện thông reo cùng trúc hóa

Trong am khánh đá với chuông đồng

Tượng Phật cổ chùa Quỳnh Lâm

Tượng Phật cổ chùa Quỳnh Lâm

Pho tượng thứ 2 được đúc từ thời nhà Trần bởi thiền sư Pháp Loa, thiền phái Trúc Lâm vào năm 1327. Sau đó, năm 1328 vua Trần Minh Tông đến thăm chùa, sư Pháp Loa đã xin nhà vua cho kéo tượng từ điện lên bảo tạo để dát vàng. Khi đó, công chúa Thượng Trân, vợ của vua Trần Anh Tông đã đóng góp công đức cho nhà chùa khoảng 900 lượng vàng để dát tượng.

Đây được coi là 2 pho tượng hùng vĩ nhất trong giai đoạn cực thịnh của Phật giáo Việt Nam và cũng là niềm tự hào của kiến trúc Đại Việt. Tuy nhiên, sau đó cả 2 pho tượng này đều bị quân Minh sang xâm chiếm và phá hủy lấy đồng đúc vũ khí vào thế kỷ 15.

Vạc Phổ Minh

Vạc Phổ Minh được đúc vào đời Trần Thánh Tông vào tháng 2 năm 1262 (Nhâm Tuất). Khi đó vua Trần Thái Tông (lúc đó đã là Thượng hoàng) đang dạo chơi ở Tức Mặc (nay thuộc về tỉnh Nam Định). Khi đến đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng, các cụ ông 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư còn các cụ bà thì được 2 tấm lụa.

Nhân đấy, Trần Thái Tông cũng đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường và dựng cung Trùng Quang để các thượng hoàng sau này có thể đến ở sau khi nhường ngôi. Ngoài ra, tại đây cũng dựng thêm một cung riêng nữa gọi là cung Trùng Hoa cho Tự quân (vua mới) khi đến chầu Thượng hoàng có thể nghỉ lại đó. Phía Tây của cung Trùng Quang đã dựng chùa Phổ Minh và có cho đúc một chiếc vạc lớn, khác bài minh vào vạc.

Vạc Phổ Minh đã được trùng tu lại

Vạc Phổ Minh đã được trùng tu lại

Vạc Phổ Minh này nặng khoảng 6150 cân, sâu 4 thước, rộng 10 thước. Tương truyền, miệng vạc rộng, dày đến nỗi 2 người có thể chạy nhảy trên đó. Tuy nhiên, cho đến tháng 10 năm Bính Ngọ, cùng với chuông Quy Điền khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh  dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh lấy đồng đúc vũ khí. Vậy nên, chùa Phổ Minh chỉ còn lại bệ đá kê vạc khi xưa.

Vậy là trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, An Nam tứ đại khí đã bị thất lạc và phá hủy. Tuy nhiên chúng vẫn còn đang hiện hữu trong các sự tích để nhắc nhở con cháu Đại Việt về một thời hưng thịnh của Phật Giáo. Hy vọng qua bài viết về An Nam tứ đại khí bao gồm những gì? Vai trò, ý nghĩa mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và tự hào hơn về những giá trị dân tộc mà chúng mang lại.

Bài viết liên quan