Overthinking nghĩa là gì? Overthinking trong tình yêu thế nào?

Hiện nay khi phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống thì nhiều người trẻ thường mắc phải bệnh overthinking. Vậy overthinking nghĩa là gì, biểu hiện overthinking trong tình yêu ra sao? Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu chủ đề này và cùng tìm phương án giải quyết nhé!

Tìm hiểu về overthinking là gì?

Overthinking nghĩa là gì?

Overthinking là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, liên tục đưa ra những đánh giá và cảm thấy không hài lòng hay đau khổ bởi những suy nghĩ đó. Lúc đó, tâm trí của người overthinking sẽ luôn xoay quanh những vấn đề lặp đi lặp lại khiến cho chúng làm cản trở đến cuộc sống của bạn.

Overthinking là tình trạng suy nghĩ liên tục, quá nhiều

Overthinking là tình trạng suy nghĩ liên tục, quá nhiều

Overthinking được chia làm 2 nhánh chính là suy nghĩ về quá khứ và lo lắng về tương lai. Khi bạn nghĩ nhiều thường có xu hướng cảm thấy bị mắc kẹt và không thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để.

Theo các nhà tâm lý thì mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc hội chứng overthinking và rơi vào tình trạng nghĩ quá nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng chủ yếu liên quan mật thiết đến vấn đề sang chấn tâm lý, lo âu thường trực, hay bắt nguồn từ hội chứng suy giảm chú ý ở người lớn.

Overthinking có phải là bệnh không?

Overthinking khiến cho người ta suy nghĩ và nhìn mọi thứ dưới góc độ tồi tệ nhất nhưng overthinking không phải là một bệnh tâm thần chính thức nhưng nó có các triệu chứng rối loạn tâm thần tiềm ẩn. Đó là rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cưỡng chế, căng thẳng sau sang chấn.

Overthinking là gì trong tình yêu?

Overthinking trong tình yêu được hiểu là trạng thái suy nghĩ quá nhiều khi bạn cảm thấy không hài lòng, đau khổ với những gì lẩn quẩn trong đầu. Và dần dần bạn không thể thoát khỏi mớ hỗn độn đó.

Overthinking trong tình yêu là liên tục nghi ngờ, bất an với đối phương

Overthinking trong tình yêu là liên tục nghi ngờ, bất an với đối phương

Bạn thường cảm thấy bản thân luôn bị mắc kẹt ở vấn đề nào đó mà không thể giải quyết được triệt để và tình trạng này không phải lúc nào cũng trở nên quá tồi tệ. Thế nhưng, nếu suy nghĩ này diễn ra liên tục có thể trở thành một dạng tâm lý độc hại, trở thành tảng đá lớn ngăn bạn tiến đến mục tiêu đặt ra, làm ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần.

Khi bạn đang overthinking trong tình yêu đó là lúc bạn nghi ngờ đối phương có người khác, liên tục tỏ ra bất an và lo lắng khi người đó ra ngoài. Hơn nữa, bạn còn thường nghĩ ra những viễn cảnh xấu cho câu chuyện tình cảm của mình.

Biểu hiện, triệu chứng của Overthinking 

Một trong những biểu hiện đặc trưng của hội chứng overthinking là liên tục có những suy nghĩ, chất vấn bản thân. Đó có thể là suy nghĩ thoáng qua hoặc những suy nghĩ luôn thường trực trong đầu. Suy nghĩ nhiều cũng chính là cách để họ có thể kiểm soát được tình hình, cảm thấy tự tin hơn với những việc sắp đến. Khi đó, não bộ sẽ chuyển trạng thái phân tích, nhưng nếu không thoát khỏi tình trạng này dòng suy nghĩ sẽ trở thành một vòng lặp, dẫn đến tình trạng tiêu cực, quan trọng hóa vấn đề.

Các dấu hiệu nhận biết bạn đang overthinking

Các dấu hiệu nhận biết bạn đang overthinking

Vậy dấu hiệu cụ thể để bạn có thể nhận biết đang overthinking là gì, hãy điểm qua các đặc điểm dưới đây:

  • Chỉ nghĩ đến việc mình đang gặp phải mà không nghĩ đến việc gì khác.
  • Không thể nghỉ ngơi, thư giãn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, cảm thấy thất vọng, chán nản vì những suy nghĩ tiêu cực của mình. Tình trạng suy nghĩ quá nhiều có thể kéo dài ngay cả khi bạn đang làm việc, vui chơi hay đi ngủ.
  • Liên tục cảm thấy lo lắng suy nghĩ hoặc sợ hãi những chuyện giống nhau.
  • Dành nhiều thời gian để xem xét nguồn gốc, lý do khởi nguồn những suy nghĩ liên tục trong đầu họ. Đôi khi cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát chính suy nghĩ của bản thân.
  • Suy nghĩ liên tục về điều gì đó như trải nghiệm/tình huống nào đó khi đã tìm được các giải pháp hợp lý.
  • Nghi ngờ về các quyết định của bản thân, phóng đại các tiểu tiết, luôn sợ bản thân có thể mắc sai lầm. Do đó, họ luôn suy nghĩ, lý giải hành động của người khác với mình.

Overthinking có hại như thế nào?

Dù overthinking ở dạng nào thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, hiệu suất làm việc. Khi một người mắc phải hội chứng overthinking sẽ có những tác hại như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Tác hại overthinking rõ ràng nhất đó chính là khi suy nghĩ quá nhiều khiến cho tâm trạng trở nên tiêu cực, tinh thần kiệt quệ. Người overthinking thường có chứng tự vấn bản thân liên tục, thường đưa ra các nhận xét và đánh giá tiêu cực bởi những hành động và quyết định của bản thân.

Overthinking suy nghĩ quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Overthinking suy nghĩ quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ngoài ra, theo các nhà tâm lý học thì người suy nghĩ quá nhiều sẽ mắc phải các bệnh lý về rối loạn ăn uống, có thể nghiện các chất kích thích, các đồ uống có cồn. Nếu tình trạng kéo dài mà không được can thiệp thì người mắc phải sẽ có thể dẫn đến bị trầm cảm.

Ảnh hưởng đến học tập, làm việc

Suy nghĩ quá nhiều khiến cho não bộ, hệ thần kinh luôn phải tiếp thu thông tin và hoạt động liên tục. Đến một giới hạn nhất định nào đó sẽ gây quá tải khiến bạn mệt mỏi. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu, cơ thể nhức mỏi, thậm chí có thể mất ngủ, chán ăn từ đó khó tập trung vào công việc, học tập.

Mặt khác, việc suy nghĩ quá nhiều về những điều tiêu cực có thể khiến cho khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của bạn bị trì trệ. Điều này là mối nguy hại cho công việc, học tập của bạn.

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Người overthinking sẽ khó có thể vượt qua được các chấn động tâm lý, sang chấn tâm lý. Do đó, họ thường hay hoài nghi, suy xét những hành động của người xung quanh đối với mình. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến giao tiếp, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Overthinking làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống

Overthinking làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống

Cách khắc phục tình trạng overthinking

Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng overthinking thì tham khảo các cách khắc phục dưới đây:

Tự nhận ra bản thân đang suy nghĩ quá nhiều

Theo nhà tâm lý học Helen Odessky, chúng ta thường hay bị nhầm lẫn giữa chuyện suy nghĩ quá nhiều và suy nghĩ để giải quyết vấn đề nào đó. Việc suy nghĩ để giải quyết vấn đề là nghĩ đến các giải pháp để khắc phục tình trạng diễn ra còn tình trạng overthinking thì ý nghĩ của bạn chỉ quanh quẩn trong các vấn đề của hiện tại mà thôi.

Ngoài ra, một khái niệm khác cũng gây nhầm lẫn đó là khả năng tự phản tư duy. Đó là khả năng bạn tìm hiểu bản thân theo suy nghĩ tích cực, để tìm kiếm góc nhìn mới về bản thân. Nhưng với người overthinking thường sẽ suy nghĩ quá mức khiến cho ý nghĩa xấu về bản thân càng phát triển, khó có thể kiểm soát.

Tìm hiểu nguyên nhân

Việc suy nghĩ quá mức có thể do bị kích hoạt bởi các nguyên nhân như tiếc nuối quá khứ, hoài nghi về hiện tại, lo lắng về tương lai khiến cho bản thân bạn căng thẳng về tinh thần và bắt đầu nảy sinh suy nghĩ quá mức. Khi đó, không chỉ mặt tinh thần mà cả thể chất của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn.

Tìm hiểu nguyên nhân để có thể chủ động kiểm soát suy nghĩ của bạn

Tìm hiểu nguyên nhân để có thể chủ động kiểm soát suy nghĩ của bạn

Do đó, xác định được nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động tránh được những tình huống đó. Từ đó, chủ động kiểm soát, hạn chế để tránh để mình rơi vào những trường hợp tương tự, giúp bạn kiểm soát suy nghĩ. Nếu bạn không thể né tránh được những tình huống trên thì ít nhất bạn đã có thể cảnh giác hơn trước những kích thích đó.

Phát triển kỹ năng cá nhân

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bạn trau dồi các kỹ năng cá nhân sẽ giúp cho bạn bớt overthinking. Đặc biệt với những người cầu toàn, có tham vọng thường có xu hướng overthinking bởi nỗi lo sợ thua cuộc, nên thường kiểm điểm bản thân.

Khi phát triển các kỹ năng này sẽ giúp giảm tác động trực tiếp, giúp giảm thiểu sự khủng hoảng về tinh thần bởi vì bạn suy nghĩ nhiều. Do đó, bạn cần làm phát triển những kỹ năng như:

  • Tăng sự tự nhận thức.
  • Nâng cao sự tự tin cho bản thân
  • Luyện tập bình tĩnh, tự chủ trước các tình huống phát sinh.

Đối mặt với các suy nghĩ tiêu cực

Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng những điều mà bạn suy nghĩ chưa chắc đã đúng. Những suy nghĩ tiêu cực đó chỉ là giả thuyết và bạn cần học cách định hình chúng theo hướng tích cực hơn. Hướng sự tập trung tới mặt tốt của vấn đề đó bằng cái nhìn đa chiều hơn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhìn nhận những vấn đề xung quanh theo góc nhìn mới, đưa ra các giải pháp tối ưu, hiệu quả hơn.

Tập môn thiền

Thiền là một cách để con người có thể tĩnh tâm, xua đuổi được những bóng ma tâm lý. Khi tập thiền bạn sẽ chủ yếu tập chung vào hít thở sâu để chuyển hướng tâm trí của bạn khi bạn có dấu hiệu suy nghĩ linh tinh vô tận.

Tập thiền giúp tâm trí của bạn có thể tĩnh tâm, giảm overthinking

Tập thiền giúp tâm trí của bạn có thể tĩnh tâm, giảm overthinking

Nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi ngày dành ra 10 phút thiền sẽ giúp giảm các suy nghĩ ám ảnh, overthinking mà bạn có.

Hoà mình vào thiên nhiên

Dù bạn sống ở đâu thành thị hay vùng thôn quê thì việc hít thở không khí trong lành sẽ giúp bạn thư giãn không ít. Các nhà khoa học cho rằng mỗi ngày dành 90 phút để đi bộ trong môi trường nhiều cây xanh, ít tiếng ồn sẽ giúp bạn giảm thiểu suy nghĩ quá nhiều. Hòa mình vào thiên nhiên, có màu sắc, âm thanh thiên nhiên sẽ giúp chúng ta thả lỏng, thư giãn, suy nghĩ tiêu cực hơn rất nhiều.

Vậy là bài viết về overthinking là gì mà chúng tôi đã chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Thay đổi hướng suy nghĩ lựa chọn cách khắc phục overthinking phù hợp sẽ giúp bạn có góc nhìn mới về một vấn đề.

Bài viết liên quan