Từ láy là gì? Phân loại và tác dụng của từ láy mới nhất 2024

Từ láy là từ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản hay trong các cuộc giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về loại từ này cũng như cách sử dụng của nó. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu xem từ láy là gì hay từ láy là từ như thế nào nhé!

Từ láy là gì lớp 7?

Từ phức được chia thành 2 loại đó là từ ghép và từ láy. Vậy từ láy là từ gì? Từ láy là từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên và các tiếng trong từ láy có sự giống nhau về âm, về vần hoặc lặp cả âm và vần.

tu-lay-nghia-la-gi

Từ láy nghĩa là gì?

Trong từ láy thì có thể có duy nhất một tiếng có nghĩa hoặc là tất cả các tiếng đều không có nghĩa. Các tiếng hay âm tiết này khi đứng cạnh nhau thì sẽ tạo ra một từ có nghĩa hoàn chỉnh.

Trong tiếng Việt thì từ láy thường có độ dài từ 2 tiếng trở lên và tối đa sẽ là 4 tiếng. Nhưng những từ láy có 2 tiếng được xem là loại từ láy tiêu biểu và phổ biến nhất.

Ví dụ: ào ào, thăm thẳm, lanh lảnh…

Phân loại từ láy là gì lớp 4?

Sau khi tìm hiểu từ láy có nghĩa là gì thì chúng ta cần biết được có những loại từ láy nào hiện nay. 

Từ láy trong tiếng Việt được chia thành 2 loại:

2-loai-tu-lay-chinh

2 loại từ láy chính

  • Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là loại từ được láy giống nhau cả về phần âm và vần.

Ví dụ: ào ào, tim tím…

Khi sử dụng những từ láy toàn bộ này là người đọc thường đang thể hiện rõ việc nhấn mạnh về sự vật hoặc sự việc nào đó.

Ngoài ra, để tạo nên sự hài hòa và nhẹ nhàng hơn thì người dùng cũng có thể sử dụng dạng từ láy này nhưng lại có thanh điệu nhấn mạnh ở phụ âm cuối. Ví dụ: thoang thoảng. 

  • Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận là gì? Từ láy bộ phận là từ láy sẽ được láy phần âm hoặc phần vần. Các bộ phận sẽ được lặp lại giữa hai từ với nhau nhằm mục đích nhấn mạnh hiện tượng hoặc sự vật, sự việc một cách cụ thể. 

Từ láy bộ phận lại được chia thành 2 loại:

– Láy âm: những từ láy có phần âm lặp lại nhau. Ví dụ: miên man, mếu máo, mênh mông…

– Láy vần: những từ láy có phần vần lặp lại nhau. Ví dụ: lao đao, liêu xiêu…

Đa số người dùng hiện nay vẫn hay sử dụng từ láy bộ phận nhiều hơn là dùng từ láy toàn bộ vì vần hoặc âm thì sẽ dễ dàng kết hợp với nhau hơn. 

Tác dụng của những từ láy là gì?

Tương tự như từ đơn và từ ghép, từ láy cũng góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của tiếng Việt. Chỉ từ các âm tiết không có nghĩa mà chúng ta có thể ghép chúng lại với nhau để tạo thành một từ hoàn chỉnh.

tu-lay-giup-cau-van-thu-vi-hon

Từ láy giúp câu văn thú vị hơn

Mỗi loại từ láy đều mang một nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng khi sử dụng từ láy thì người dùng đang có chủ đích là nhấn mạnh một sự việc, hiện tượng nào đó để cho người nghe có thể cảm thấy thú vị hơn. Nếu như sử dụng láy toàn bộ thì mục đích là để nhấn mạnh một cách cụ thể. Còn nếu như sử dụng từ láy bộ phận kèm theo thanh điệu thì cũng sẽ làm cho câu chuyện trở nên tinh tế và hài hòa hơn.

Trong văn nói và văn viết thì chúng ta vẫn thường hay sử dụng từ láy. Những từ láy được sử dụng nhiều nhất là khi miêu tả về: cảnh vật, cảm xúc, âm thanh hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với những vấn đề được nói đến.

Phân biệt từ ghép và từ láy như thế nào?

Tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú và đa dạng vì thế rất khó để có thể nhận biết được 2 loại từ ghép và từ láy với nhau. Tuy nhiên vẫn có một vài đặc điểm giúp chúng ta có thể xác định đâu là từ ghép và đâu là từ láy một cách nhanh nhất.

tu-ghep-tu-lay

Từ ghép – từ láy

  • Theo định nghĩa

– Từ ghép: thường được tạo nên từ 2 tiếng trở lên và chúng đều phải có nghĩa.

– Từ láy: từ cũng được tạo nên từ 2 tiếng trở lên nhưng những âm đầu hoặc vần của chúng đều phải giống nhau.

  • Nghĩa của từ tạo thành

– Từ ghép: các từ tạo thành đều phải có nghĩa.

Ví dụ: “đất nước” thì ở đây cả “đất” và “nước” đều có ý nghĩa riêng. Khi tạo thành từ ghép thì nó mang ý nghĩa chỉ một quốc gia, lãnh thổ.

– Từ láy: có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa.

Ví dụ: “mênh mông” thì từ này được tạo thành bởi cả 2 từ đều không có nghĩa. Tuy nhiên khi ghép lại thì nó được hiểu là sự bao la, rộng lớn.

  • Nghĩa của từ khi đảo vị trí

– Từ ghép: Khi đổi vị trí các tiếng trong từ ghép thì chúng vẫn có nghĩa.

Ví dụ: “ngất ngây” thì khi đảo vị trí thành “ngây ngất” nó vẫn có nghĩa.

– Từ láy: Khi đảo trật tự các tiếng trong từ thì sẽ không còn nghĩa.

Ví dụ: “ngơ ngác”  thì khi đổi vị trí thành “ngác ngơ” nó hoàn toàn không có nghĩa gì cả.

  • Có thành phần Hán Việt

– Từ ghép: Nếu như trong câu có thành phần Hán Việt thì nó chính là từ ghép.

Ví dụ: “tử tế” nếu nhìn qua thì sẽ tưởng là từ láy điệp âm đầu “t” nhưng vì từ này có từ “tử” là từ Hán Việt nên đây chính là từ ghép.

– Từ láy: Nếu như trong câu có thành phần Hán Việt thì từ đó sẽ không phải là từ láy.

Một số dạng bài tập liên quan đến từ láy là gì?

Trong chương trình tiếng Việt của lớp 4, các bạn sẽ được học và làm các bài tập liên quan đến từ láy. Dưới đây là một số dạng bài tập phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:

vi-du-tu-lay

Bài tập cơ bản về từ láy

Bài tập nhận biết từ láy

Ở dạng bài tập này thì đề bài sẽ đưa ra một danh sách các thể loại từ khác nhau như từ láy, từ ghép… để tìm hiểu và nhận biết được đâu là từ láy.

Ví dụ: Cho danh sách từ như sau: chí khí, lẻ loi, hồi hộp, dũng cảm, cứng cáp, giản dị, thanh cao, mộc mạc, vững chắc, dẻo dai,, nhũn nhặn, sừng sững, hung dữ, lủng củng, nhà cửa. Trong các từ trên thì đâu là từ láy?

Đáp án: lẻ loi, hồi hộp, cứng cáp, nhũn nhặn, mộc mạc, sừng sững, lủng củng.

Bài tập xác định kiểu từ láy

Dạng bài tập này thì các bạn không chỉ đơn thuần là xác định được từ nào là từ láy trong câu mà còn phải biết được nó thuộc loại nào.

Ví dụ: Cho các từ sau: tít tắp, líu lo, thăm thẳm, mơ màng, hun hút, mong mỏi, mải miết, phẳng phiu. Các từ láy trên thuộc loại từ láy nào?

Đáp án:

– Từ láy toàn bộ: thăm thẳm

– Từ láy bộ phận:, tít tắp, líu lo, mơ màng, hun hút, mong mỏi, mải miết, phẳng phiết.

Bài tập xác định từ láy và công dụng của từ láy trong một đoạn văn, đoạn thơ

Dạng bài tập này thường đề bài sẽ cho một đoạn thơ hay một đoạn văn bản trong đó có chứa các từ láy và yêu cầu các bạn sẽ phải tìm ra các từ láy đó. Ngoài ra cần phải nêu được công dụng của chúng trong câu.

Ví dụ: “Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”.

Hãy xác định các từ láy trong đoạn văn bản trên và nêu tác dụng của nó.

Đáp án: 

– Từ láy trong đoạn văn trên bao gồm: xôn xao, tũng toẵng, loáng thoáng, tom tóp.

– Tác dụng của từ láy: Được dùng để miêu tả những âm thanh, tần suất xuất hiện của các âm thanh trên dòng sông lúc đêm khuya tĩnh lặng. Sự có mặt của những từ láy này đã giúp miêu tả khung cảnh bờ sông về đêm trở nên thơ mộng và trữ tình hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chuthapdoquangninh.org.vn liên quan đến từ láy là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về từ loại này và sử dụng chúng sao cho chuẩn, giúp câu văn trở nên sinh động và dễ hiểu hơn.

Xem thêm: Từ đơn là gì? Phân biệt từ đơn với từ phức chuẩn nhất

Bài viết liên quan