Độ phì nhiêu là gì? Là một trong những tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lượng đất trồng, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng tìm hiểu khái niệm độ phì nhiêu của đất là gì, thành phần, đặc điểm và cách làm tăng độ phì nhiêu của đất qua các thông tin dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn
Độ phì nhiêu là gì? Độ phì nhiêu của đất là gì?
Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Độ phì nhiêu tiếng anh là gì?,…là thắc mắc của không ít người. Độ phì nhiêu có tiếng anh là fertility, được mọi người biết đến nhiều với tên gọi độ phì nhiêu của đất, khả năng sản xuất của đất. Độ phì nhiêu là khả năng đất đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết về chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi trong đất phát triển.
Hiểu một cách đơn giản, độ phì nhiêu của đất là tổng hợp các điều kiện, yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại đất sẽ có độ phì nhiêu khác nhau. Nếu muốn cây trồng phát triển tốt thì chúng ta cần phải cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.
Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu bao gồm:
– Độ xốp của đất
– Tỷ lệ chất hữu cơ trong đất trồng
– Trong đất không tồn đọng các kim loại nặng, chất độc, mầm bệnh và các chất không thể phân hủy
– Khả năng trao đổi ion
– Mật độ vi sinh vật
– Các nguyên tố dinh dưỡng như nguyên tố vi lượng, trung lượng và đa lượng
Đặc điểm của độ phì nhiêu
Đặc điểm của độ phì nhiêu
Độ phì nhiêu có những đặc điểm sau:
– Các loại đất có tính chất khác nhau thì độ phì nhiêu tự nhiên cũng sẽ khác nhau
– Độ phì nhiêu giàu chất mùn và chất hữu cơ
– Quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất rất chậm
– Việc sử dụng phân bón sẽ mang lại hiệu quả cao trên nhóm đất có độ phì nhiêu cao
– Sử dụng phân bón với hàm lượng phù hợp sẽ giúp tối ưu hiệu quả dinh dưỡng của đất phì nhiêu.
Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu là một tập hợp các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Các thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất đó là:
– Độ sâu tầng đất thực: Đất canh tác yêu cầu tầng đất thực có độ sâu khoảng 1m, không có lớp đất bị nén chặt.
– Cấu trúc đất: Đất có độ phì cao thì các lớp đất sẽ có sự sắp xếp hợp lý để có độ rỗng nhất định. Chính độ rỗng đã ảnh hưởng tới khả năng cung cấp nước và oxy cho rễ cây.
– Phản ứng của đất: Là tính chất, quá trình cân bằng hóa học ở trong đất
– Hàm lượng các chất dinh dưỡng: Trong đất có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với hàm lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các loài sinh vật.
– Khả năng giữ chất dinh dưỡng: Đất có độ phì nhiêu cao thì có khả năng hòa tan chất dinh dưỡng có trong phân bón và giữ lại. Ngược lại, đất bị thoái hóa sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng
– Mật độ vi sinh vật: Tham gia vào quá trình chuyển hóa tăng độ phì nhiêu của đất thì không thể kể tới vai trò của vi sinh vật trong đất. Với mật độ vi sinh vật hợp lý, cây trồng sẽ có môi trường lý tưởng để phát triển
– Hàm lượng các chất ức chế sự phát triển của cây: Các chất này được hình thành trong tự nhiên như muối trong đất nhiễm mặn, độc tố nhôm ở trong đất chua,…Đây là yếu tố tác động tới quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất.
Các loại độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất có 2 loại, đó là:
– Độ phì nhiêu tự nhiên: Được hình thành từ những vùng đất có thảm thực vật, sinh vật sống trong tự nhiên mà không chịu bất kỳ tác động, can thiệp của con người. Những nơi có độ phì nhiêu tự nhiên cao thường ở khu rừng nhiệt đới hay cạnh các bờ sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long.
– Độ phì nhiêu nhân tạo: Được hình thành do sự tác động của con người như bón phân, canh tác đất,…Đây là phương pháp cải tạo độ phì nhiêu phổ biến trong ngành nông nghiệp hiện đại.
Nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất không phải lúc nào cũng cao, nó cũng có một giới hạn riêng. Các nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu đó là:
– Canh tác nhiều: Cây trồng lấy chất dinh dưỡng từ đất để phát triển cùng với hoạt động tiêu cực của con người như phun thuốc trừ sâu, sử dụng bao nilon,…đã làm ô nhiễm đất khiến đất bị giảm đi độ màu mỡ, phì nhiêu.
– Đất bị xói mòn: Thiên tai như bão lũ, mưa bão,…khiến cho đất bị xói mòn, rửa trôi lớp bảo vệ thực vật; kèm theo đó là các chất dinh dưỡng có trong đất làm giảm độ phì nhiêu của đất.
– Sử dụng phân bón hóa học nhiều: Phân bón hóa học sẽ giúp cây trồng phát triển nhưng khi sử dụng với số lượng lớn, cây không hấp thụ hết sẽ dẫn tới tình trạng khó chuyển hóa. Điều này làm giảm đi mật độ thông thoáng và màu mỡ của đất.
Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Đất càng phì nhiêu thì cây trồng càng phát triển, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vậy nên, việc cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất cần được chú ý đến. Dưới đây là một số cách mà bạn nên áp dụng để tăng độ phì nhiêu cho đất.
Sử dụng phân bón hợp lý
Phân bón tác động trực tiếp tới tính chất của đất. Do đó cần hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học vì các loại phân bón này có thể làm thoái hóa đất. Thay vào đó là sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo đất. Các loại phân này được giới chuyên gia khuyên dùng để tăng độ phì nhiêu của đất.
Trồng cây xen canh, luân canh
Để hạn chế xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng có trong đất thì bạn hãy trồng các loại cây ven vùng đất canh tác. Các loại cây họ đậu giúp cải tạo độ phì nhiêu cho đất rất tốt, cung cấp thêm chất hữu cơ cho cây trồng.
Cày, xới phù hợp
Sau mỗi một vụ mùa, bạn nên cày xới đất để đất thông thoáng, các chất dinh dưỡng ở sâu bên dưới đất chưa được sử dụng sẽ được sử dụng cho mùa vụ tiếp theo. Khi gieo trồng vụ mới, bạn nên bón lót phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất đã bị cây lấy đi.
Bổ sung vôi dolomite để nâng pH đất thấp
Với các khu vực đất bị chua thì cần bổ sung vôi dolomite để nâng pH đất . Cây trồng chỉ phát triển tốt trên nền đất có độ pH thích hợp. Việc bón vôi dolomite sẽ giúp cải tạo đất, trung hòa độ pH giúp cây trồng phát triển thuận lợi.
Làm ruộng bậc thang với vùng đất dốc
Tại các khu vực đất dốc bạn hãy làm ruộng bậc thang để hạn chế xói mòn, cây trồng phát triển thuận lợi. Làm ruộng bậc thang tại vùng đất dốc còn giúp bảo vệ độ phì nhiêu của đất.
Đảm bảo nguồn nước tưới
Nguồn nước tưới cho cây trồng cần phải đảm bảo không bị nhiễm các chất độc hại. Hệ thống kênh mương dùng làm nước tưới cần phải sạch sẽ. Do đó, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của nguồn nước trước khi sử dụng với mục đích cải tạo đất và chăm sóc cây trồng.
Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Đối với các vùng đất phèn nhằm rửa phèn việc rửa phèn giữ vai trò quan trọng để cải tạo môi trường đất, giúp cây trồng phát triển. Hầu hết các loại cây trồng không thể sinh sống trên đất phèn. Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên sẽ giúp giảm độ phèn trong đất giúp đất có thêm chất dinh dưỡng, độ phì nhiêu.
Với các thông tin có trong bài viết “Độ phì nhiêu của đất là gì? Thành phần, đặc điểm & cách làm tăng độ phì nhiêu” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập chuthapdoquangninh.org.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.