Sao chổi là gì? Xuất hiện khi nào? Cách phân biệt sao chổi và sao băng

Sao chổi là một hiện tượng thiên nhiên thú vị trong tự nhiên nhưng trong lịch sử nhân loại thì sao chổi được xem là báo hiệu của điềm xấu. Vậy sao chổi là gì? Sao chổi xuất hiện khi nào? Ý nghĩa của sao chổi có phải là điềm xấu như ta nghĩ? Có sao chổi nổi tiếng nào hiện nay? Khám phá nội dung trong bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất nhé!

Sao chổi là gì?

Sao chổi là một thiên thể bên ngoài vũ trụ, chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip dẹt. Sao chổi trong tiếng Anh là Comet, chúng có hình thù rất kỳ lạ: đầu nhọn, đuôi to, không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu từ băng nhìn giống như một chiếc chổi quét nhà. Vì vậy người ta quen gọi đó là sao chổi.

Sao chổi là thiên thể nhìn giống như chiếc chổi quét nhà

Sao chổi là thiên thể nhìn giống như chiếc chổi quét nhà

Thực tế, sao chổi không thể được gọi là sao mà chỉ là một khối lớn các khí lạnh bên trong có chứa các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Khi chúng bị vỡ ra thì sẽ tạo thành các đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Do đó, nó còn được gọi là “mẹ” của các vì sao băng rực sáng xuất hiện trên bầu trời.

Sao chổi bắt nguồn từ đâu? Xuất hiện khi nào?

Sự hiện diện của sao chổi được con người biết đến từ hàng nghìn năm trước dựa trên những đặc điểm về chu kỳ quay quanh quỹ đạo của Mặt Trời thì sao chổi được chia làm 2 loại thường thấy là sao chổi chu kỳ ngắn và sao chổi chu kỳ dài.

Theo các nhà thiên văn học thì những sao chổi chu kỳ ngắn nằm ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương có nguồn gốc từ vành đai Kuiper. Còn những sao chổi có chu kỳ dài có nguồn gốc từ đám mây Oort dạng cầu bao quanh biên giới hệ Mặt Trời gồm các vật thể chủ yếu là băng với đường kính khoảng 2 năm ánh sáng. Những sao chổi quỹ đạo dài từ mây Oort sẽ bị đẩy về phía Mặt trời với quỹ đạo hypebol hoặc parabol do sự nhiễu loạn hấp dẫn bởi các ngôi sao có cùng quỹ đạo gần hệ Mặt trời và các biến động từ lực hấp dẫn của thiên hà.

Xem thêm:

  • Sao Mộc là gì? Cấu tạo, kích thước và những đặc điểm riêng của sao Mộc
  • Sét hòn là gì? Nguyên nhân, đặc điểm của sét hòn
  • Mặt trời có phải là hành tinh không? Thứ tự 9 hành tinh trong hệ Mặt trời
  • Nguyệt thực là gì? Giải mã những điều kỳ bí của hiện tượng nguyệt thực
  • Trăng máu là gì? Xuất hiện khi nào, có ý nghĩa gì?

Đặc điểm của sao chổi là gì?

Sao chổi có 3 phần chính đó là:

Nhân sao chổi (lõi chổi): Là một khối vật chất rắn chủ yếu là đá, bụi, khó, nước đóng băng có kích thước từ vài kilomet đến vài chục kilomet.

Hình ảnh cấu tạo của sao chổi

Hình ảnh cấu tạo của sao chổi

Phần bao phủ: Là lớp khí bao quanh phần nhân ở giữa xuất hiện khi sao chổi đến đủ gần bức xạ Mặt Trời khiến lớp khí được giải phóng. Kích thước của lớp phủ tăng dần cho đến khi đến gần Mặt Trời và có thể đạt đến kích thước bằng đường kính của sao Mộc.

Đuôi sao chổi: Được hình thành do sự bay hơi của các thành phần trong lõi và bị thổi dạt về một hướng dưới áp lực của gió Mặt Trời. Điều này dẫn đến việc sao chổi có thể có nhiều đuôi và đuôi chúng không hướng dọc theo chiều chuyển động mà hướng ngược lại đi vào tâm của Mặt Trời.

Mỗi sao chổi có vòng đời khác nhau được tính từ khi nó bắt đầu di chuyển vào hệ Mặt trời. Trong tất cả các sao chổi mà các nhà khoa học đã quan sát được thì chỉ có khoảng 10% số sao chổi tồn tại sau khi đi qua khoảng 50 lần điểm cận nhật và 1% trong số đó sống sốt qua 2.000 lần. Những sao chổi may mắn sống sót sẽ tiếp tục lặp lại chu kỳ quỹ đạo của mình. Còn lại số một sẽ đâm vào Mặt trời và bị phá tan, một số khác bị va chạm với các hành tinh khác.

Thấy sao chổi có điềm gì? Ý nghĩa của sao chổi

Trong lịch sử nhân loại từ khi con người biết đến sao chổi thì hiện tượng thiên văn này một cách tình cờ luôn xuất hiện cùng với những dịch bệnh, thảm họa….Sao chổi đã từng là cơn ác mộng, gây ra nỗi sợ hãi trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới suốt một thời gian dài.

Đặc biệt, có những trùng hợp về hiện tượng này với những thảm họa khiến nỗi sợ hãi càng làm tăng thêm. Chẳng hạn, trong sử thi cổ xưa Gilgamesh (năm 2.600 TCN) đã mô tả sao chổi là thứ khiến cho bầu trời rực cháy, làm cho không khí xuất hiện rất nhiều lưu huỳnh từ đó gây ra những trận lũ lụt. Còn sao chổi đã được mô tả là thứ khiến cho bầu trời rực cháy, làm không khí xuất hiện nhiều lưu huỳnh và gây ra các trận lũ lụt.

Trong lịch sử trước kia nhìn thấy sao chổi được cho là điềm xấu

Trong lịch sử trước kia nhìn thấy sao chổi được cho là điềm xấu

Trong lịch sử một số nước ở phương Đông và quốc gia Phương Tây thì sao chổi được cho là điềm báo mang xui xẻo. Khi sao chổi xuất hiện cũng chính là lúc nhà Vua bị ám sát, sau đó Hoàng đế La Mã Nero về sau đã nhìn thấy một ngôi sao chổi và cho hạ sát hết tất cả những người kế vị mình.

Một trong những sao chổi nổi tiếng mang đến điềm báo về sự bất hạnh, xui xẻo cho toàn nhân loại đó là sao chổi Halley. Tại Anh vào năm 1664 khi sao chổi này xuất hiện trên bầu trời, cũng là thời điểm thành phố London (Anh) đang phải gánh chịu bệnh dịch hạch khiến hơn 100.000 người chết (bệnh dịch này khi đó đã nổi tiếng với tên gọi cái chết đen).

Sau đó, tiếp tục là đại hỏa hoạn tại London vào năm 1666 khiến cả thành phố gần như đã bị thiêu rụi. Thậm chí, cả giáo hoàng Calixte II cũng ghê sợ đến mức khi nhìn thấy sao chổi liền làm phép tẩy trừ nó.

Tuy nhiên, ngoài những quan điểm về điềm báo không lành thì cũng tại nước Anh, Vua William I lại xem đó là hiện tượng mang đến sự may mắn. Ông cho rằng chính sao chổi Halley đã mang đến may mắn cho mình và ông đã giành được chiến thắng trong trận Hastings vào năm 1066.

Tiếp đó, bởi chu kỳ bất ổn của sao chổi nên đường đi của chúng có thể sẽ gây ra thảm họa, đâm vào và hủy diệt Trái Đất. Theo các nhà khoa học, họ tin rằng khoảng 13.000 năm trước sao chổi đã đâm vào Trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng, khí hậu biến đổi. Và giả thiết này được đưa ra dựa trên những chạm khắc tại ngôi đền Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà khoa học cũng đã từng đưa ra dự đoán vào năm 4479 sẽ có sao chổi có đường kính 26km có thể sẽ đâm vào Trái Đất. Tuy nhiên, điều này vẫn là một điều thú vị và các nhà thiên văn học, khoa học vẫn đang nghiên cứu.

Cách phân biệt sao chổi và sao băng

Sao chổi Sao băng
Bản chất – Sao chổi là thiên thể có kích thước rất lớn, tương đương với một tiểu hành tinh. Chúng chuyển động theo quỹ đạo hình elip hoặc hyperpol quanh mặt trời.
– Sao chổi chỉ xuất hiện đơn lẻ. Mỗi sao chổi có hình dạng, màu sắc khác nhau do tỷ lệ thành phần cấu tạo của chúng không giống nhau.
Sao băng là một mẫu thiên thạch nhỏ trong vũ trụ, kích thước chỉ bằng một viên đá cuội. Chúng bị đốt nóng bởi áp suất nén của khí quyển, tạo ra một lớp ánh sáng bên ngoài. Khi chúng lao đi sẽ tạo thành một vệt sáng dài phía sau
– Sao băng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung với số lượng nhiều, tạo thành mưa sao băng.
Nguồn gốc Sao chổi được hình thành từ hai vị trí trong vũ trụ. Đó là: Vành đai Kuiper và đám mây Oort. – Sao băng có thể là một viên đá nhỏ trong vũ trụ, một mảnh vụn của sao chổi hoặc tiểu hành tinh nào đó khi bị va chạm.
– Sau khi một sao chổi đi ngang qua bầu khí quyển sẽ kéo theo sự xuất hiện của một vài ngôi sao băng hoặc là cơn mưa sao băng nếu sao chổi bị phá hủy.
Cấu tạo Sao chổi có 3 bộ phận chính là: hạt nhân, đầu sao chổi và đuôi sao chổi Sao băng cũng là một tảng băng giống như hạt nhân sao chổi nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều lần và có cấu tạo tương tự như sao chổi.

Các sao chổi nổi tiếng được nhiều người biết đến

Mỗi năm có hàng trăm sao chổi nhỏ bé bay qua gần Mặt Trời, tuy nhiên chỉ có vài ngôi sao chổi đủ lớn để được nhiều người biết đến. Trong đó, các sao chổi nổi tiếng phải kể đến như: Halley, Shoemaker Levy-9, Hyakutake, Hale Bopp, Borrelly, Encke, Tempel-Tuttle, Wild 2, Tempel 1, Churyumov-Gerasimenko, Leonard.

Sao chổi Halley

Halley là sao chổi nổi tiếng nhất được nhà thiên văn học người Anh – Edmund Halley phát hiện ra vào năm 1682. Halley là ngôi sao chổi duy nhất có thể nhìn thấy 2 lần trong đời người.

Halley có kích thước rộng 8km, dài 16km di chuyển quanh Mặt trời 75-76 năm/lần và đã ngang qua gần Trái Đất vào tháng 2 năm 1986. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì sao chổi Halley sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061 và khi đi qua Trái Đất sẽ có màu sắc sáng hơn so với năm 1986.

Hình ảnh sao chổi Halley

Hình ảnh sao chổi Halley

Shoemaker Levy-9

Shoemaker Levy-9 được phát hiện vào năm 1993, quay quanh sao Mộc. Dưới sức ép của lực hấp dẫn của sao Mộc vào năm 1994 sao chổi này đã bị vỡ thành nhiều mảnh và đâm vào hành tinh này. Tác động của một mảnh vỡ tạo ra vụ nổ tương đương với 6 triệu megaton thuốc nổ TNT, tạo nên những vết đen lõm hình tròn trên bề mặt của sao Mộc.

Hyakutake

Hyakutake là một ngôi sao chổi xanh có chu kỳ dài khoảng 17.000 năm, đuôi khí mờ nhạt xuất hiện vào tháng 3/1996. Đây là ngôi sao chổi gần Trái Đất nhất trong vòng 9000 năm, chỉ cách Trái đất 15 triệu km. Sao chổi Hyakutake đã khiến cho nhiều nhà thiên văn học bối rối khi nó tạo ra tia X có cường độ lớn gấp 100 lần, chiều dài của nó ít nhất 570 triệu km gấp đôi các sao chổi khác, so với dự đoán trước đó.

Sao chổi Hyakutake là sao chổi xanh có chiều dài khá lớn

Sao chổi Hyakutake là sao chổi xanh có chiều dài khá lớn

Hale Bopp

Hale Bopp là sao chổi lớn hơn nhiều so với sao chổi Halley, nó có đường kính lên đến 40km và có thể nhìn được từ Trái đất bằng mắt thường. Hale-Bopp sáng đến mức khi nó nằm ngoài quỹ đạo của sao Mộc mà con người vẫn có thể nhìn thấy từ Trái Đất. Và đây cũng là sao chổi được xem nhiều nhất trong lịch sử khi nó tỏa sáng trên bầu trời suốt 18 tháng.

Borrelly

Sau sao chổi Halley thì đây là ngôi sao chổi thứ 2 được NASA quan sát và nghiên cứu. Không giống như sao chổi Halley, Borrelly có hình củ khoai tây, có ít băng hơn và 98% ánh sáng Mặt trời đều bị nó hấp thụ. Borrelly có nguồn gốc từ vành đai Kuiper của quỹ đạo sao Hải Vương.

Encke

Được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Franz Encke người Đức vào năm 1819. Đây cũng chính là ngôi sao chổi gây nên trận mưa sao băng Taurid vào tháng 10, 11.

Temple Tuttle

Đây là tổ tiên của những trận mưa sao băng Leonid xuất hiện năm 1767, 1866, và gần nhất là năm 2002. Và các nhà thiên văn học dự đoán rằng đó có thể là cơn bão Leonid lớn cuối cùng trong 30 năm.

Sao chổi Leonard

Sao chổi Leonard, được phát hiện bởi nhà khoa học Gregory Leonard vào ngày 3.1.2021. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học sao chổi Leonard có thể sẽ có nguy cơ rơi xuống và bị Mặt Trời nuốt chửng và không bao giờ quay trở lại.

Sao chổi Leonard được phát hiện mới đây nhưng nguy cơ sẽ không quay trở lại

Sao chổi Leonard được phát hiện mới đây nhưng nguy cơ sẽ không quay trở lại

Wild 2

Wild 2 có đường kính khoảng 5km, được hình thành do các tia khí nổ từ bên dưới bề mặt trong vành đai Kuiper cách đây 4,5 tỷ năm. Bề mặt của sao chổi Wild 2 đã được tàu của NASA chụp lại nhìn chúng giống như được bao phủ bởi bột than giống bụi đen, và tuyết mịn.

Tempel 1

Tempel 1 có kích thước 6 km, chúng di chuyển rất nhanh khoảng 10km/s. Quỹ đạo của chúng thay đổi bởi lực hấp dẫn của Sao Mộc và hiện nay nó quay quanh Mặt Trời sau 5 –  6 năm.

Churyumov-Gerasimenko

Sao chổi này có bề ngang khoảng 5km, quay quanh hệ Mặt Trời khoảng 6,6 năm. Ban đầu quỹ đạo của chúng rất lớn nhưng sau khi tương tác với lực hấp dẫn của Sao Mộc thì quỹ đạo của nó đã nhỏ đi rất nhiều.

Trên đây là những nội dung về sao chổi là gì cũng như nguồn gốc và các ngôi sao chổi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên văn học này.

Bài viết liên quan