Sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Chảy theo hướng nào? Qua tỉnh nào?

Sông Hồng là một trong 2 dòng sông lớn chảy qua nhiều tỉnh thành Việt Nam. Sông Hồng đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và cuộc sống của người dân. Vậy sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những tỉnh nào, hướng nào? có những đặc điểm nào nổi bật?. Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

Tìm hiểu chung về sông Hồng

Sông Hồng bắt nguồn từ đâu?

Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với độ cao 1.776m. Chủ lưu của phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân của tỉnh Vân Nam. 

Sông Hồng bắt nguồn từ Nguy Sơn- Vân Nam - Trung Quốc

Sông Hồng bắt nguồn từ Nguy Sơn- Vân Nam – Trung Quốc

Sông Hồng chảy theo hướng nào?

Chủ yếu sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đi qua huyện tự trị Nguyên Giang, chảy đến biên giới Việt – Trung. Sau đó, sông Hồng sẽ chạy dọc theo biên giới khoảng 80km; với bờ nam sông thuộc vào nước Việt Nam còn bờ bắc vẫn thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Sông Hồng dài bao nhiêu km?

Sông Hồng còn có tên gọi là sông Nhị Hà, Nhĩ Hà, hay sông Cái, sông Thao có tổng chiều dài là 1.149m. 

Sông Hồng trải dài từ Lào Cai đến Nam Định, Thái Bình

Sông Hồng trải dài từ Lào Cai đến Nam Định, Thái Bình

Thượng nguồn sông Hồng ở lãnh thổ Việt Nam là xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), có điểm chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Khi chảy đến thành phố Lào Cai, sông Hồng nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Chảy đến phía đông thành phố Lào Cai, sông chia ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Thắng, rồi đi qua Bảo Thắng và Bảo Yên, lai tiếp tục chảy dọc theo ranh giới Bảo Yên và Văn Bàn.

Sông nào thuộc hệ thống sông Hồng? 

Hệ thống sông Hồng gồm 3 sông chính: Sông Thao, sông Lô, sông Đà. Các con sông này hợp lại với nhau ở ngã ba Hạc thuộc Việt Trì, Phú Thọ hiện nay. 

Hệ thống đê bao sông Hồng

Hệ thống này được hình thành từ rất lâu đời nhưng được chính thức tu bổ lại từ triều đại nhà Lý, thời vua Lý Nhân Tông. Theo thống kê hiện nay tổng chiều dài đê sông Hồng là 3000km, bao gồm tất cả các con sông thuộc hệ thống sông Hồng.

Xem thêm: Sông Mê Kông bắt nguồn từ đâu? Chảy qua bao nhiêu quốc gia?

Sông Hồng chảy qua những tỉnh nào (thuộc tỉnh nào)?

Sông Hồng chảy qua các tỉnh ở Việt Nam, theo thứ tự trong bảng dưới đây:

Số thứ tự Tỉnh, thành phố Địa điểm sông chảy qua
1 Lào Cai Bát Xát, TP.Lào Cai, đến khu vực Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn
2 Yên Bái Văn Yên thuộc thành phố Yên Bái
3 Phú Thọ Hạ Hòa – Thanh Ba (Phú Thọ),  Lâm Thao – Việt Trì, Cẩm Khê, Tam Nông
4 Vĩnh Phúc Vĩnh Tường, Yên Lạc
5 Hà Nội Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, Long Biên, Gia Lâm
6 Hưng Yên Văn Giang, Kim Động, Khoái Châu
7 Hà Nam Duy Tiên, Lý Nhân
8 Thái Bình Hưng Hà, Kiến Xương, Vũ Thư, Tiền Hải
9 Nam Định Mỹ Lộc, Nam Trực, Xuân Trường, Trực Ninh,Giao Thủy

Đặc điểm nổi bật của sông Hồng khi chảy vào nước ta?

Sông Hồng chảy qua nước ta mang đến nhiều phù sa từ, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với các thềm phù sa cổ 10 – 15m, cho đến các bãi bồi 2 – 4m ở trung tâm,  các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

Từ đó, tạo nên đồng bằng sông Hồng với các ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng ở đoạn Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng, Nho Quan. Những nơi này có rất nhiều đầm lầy, trầm tích và phù sa.

Nước sông Hồng mang theo phù sa tạo nên các vùng đồng bằng màu mỡ, diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, chiếm 51,2 % diện tích vùng. Bên cạnh đó, sông cũng cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho các khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Đồng bằng sông Hồng là vùng đất có mật độ dân số cao nhất ở Việt Nam (dân số là 23.080.689 người, 1.094 người/km²).

Sông Hồng có vị trí quan trọng, mang đến nhiều tiềm năng cho nước ta

Sông Hồng có vị trí quan trọng, mang đến nhiều tiềm năng cho nước ta

Sông Hồng còn là đường giao thông thuỷ quan trọng từ Bắc xuống Nam, có nhiều đầu mối giao thông thủy bộ. 

Về khía cạnh năng lượng, sông Hồng mang đến tiềm năng lớn cho nhiều công trình thủy điện như: thủy điện Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Huội Quảng,  Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Thác Bà. 

Chất lượng môi trường nước của sông Hồng hiện nay

Với sự phát triển kinh tế không ngừng trong những năm gần đây, các hạ tầng xử lý môi trường chưa được đồng bộ, dẫn đến nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa được xử lý đã bị xả xuống sông. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất nông nghiệp sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước sông.

Nguồn nước của sông Hồng hiện nay

Nguồn nước của sông Hồng hiện nay

Để khắc phục tình trạng này, nhiều chế tài xử phạt đã được áp dụng với các cơ sở gần sông Hồng, phát sinh nước thải ra môi trường. Điều này cũng hạn chế được phần nào việc gây ra ô nhiễm sông. 

Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt dân cư, ô nhiễm bởi do hoạt động nông nghiệp thì vẫn chưa có bài toán giải quyết triệt để. Đối với riêng khu vực Hà Nội, thành phố đã hoàn thành dự án quy hoạch sông Hồng và hướng tới tái thiết kế hệ thống dân cư, khai thác quỹ đất mới, giúp làm đẹp diện mạo đô thị.

Xem thêm: Sông Mã bắt nguồn từ đâu? Đổ ra biển Đông ở đâu? Lịch sử sông Mã

Trên đây là những thông tin về sông Hồng bắt nguồn từ đâu, chảy qua tỉnh nào, hướng nào và một số thông tin liên quan đến sông Hồng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con sông này. Để cập nhật cho mình nhiều kiến thức mới, thú vị, hãy thường xuyên truy cập vào chuthapdoquangninh.org.vn nhé!

Bài viết liên quan