Cố chấp là gì? Biểu hiện thế nào? Có nên cố chấp trong tình yêu?

Cố chấp là một kiểu tính cách không tốt của mỗi người trong cả cuộc sống lẫn tình yêu. Vậy cố chấp là gì? Biểu hiện của nó như nào? Chúng ta có nên cố chấp trong tình yêu không? Hãy cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết này.

Cố chấp là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, cố chấp là việc ai đó cứ một mực giữ nguyên ý kiến của bản thân theo những quan niệm cứng nhắc, sẵn có hoặc để ý đến những lỗi sơ suất của người khác đến mức có định kiến.

Cố chấp là một tính xấu khiến mọi người xung quanh khó chịu

Cố chấp là một tính xấu khiến mọi người xung quanh khó chịu

Vì thế hành động cố chấp thường hay bị mọi người nhìn nhận với một thái độ không mấy tích cực, thậm chí hành động này còn gây ra bình cho mọi người ở xung quanh. Mặc dù là một tính xấu, nhưng hầu hết ai trong chúng ta cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời dù là vô tình hay cố ý.

Xét về mặt tâm lý, cố chấp chính là biểu hiện rõ nét của sự ích kỷ, độc đoán và gia trưởng. Sự cố chấp là điều không tốt và gây ra rất nhiều tác hại như sau:

  • Trong môi trường tập thể, những người cố chấp thường sẽ bị số đông xa lánh.
  • Một người lãnh đạo cố chấp thì sẽ khiến các nhân viên dưới quyền không phục và bị chỉ trích là người độc đoán, chuyên quyền.
  • Trong mối quan hệ gia đình, cố chấp lại là biểu hiện của sự gia trưởng.

Cố chấp tiếng Anh là gì? Cố chấp trong tiếng Anh là từ persistent.

Người cố chấp tiếng Anh là gì? Người cố chấp trong tiếng Anh là từ Intransigent.

Biểu hiện của người cố chấp

Sau khi hiểu rõ cố chấp là gì ở bên trên, chắc chắn các bạn thấy được đó là một đức tính xấu. Vậy những người cố chấp thường có những biểu hiện nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua thông tin dưới đây.

Người cố chấp không muốn lắng nghe ý kiến của người khác

Người cố chấp không muốn lắng nghe ý kiến của người khác

Biểu hiện của người cố chấp thường là:

  • Không lắng nghe ý kiến của người khác, thường phản đối với thái độ cực đoan ngay cả khi đối phương đã giải thích và phân tích vấn đề với thái độ rất tích cực.
  • Tính cách nhạy cảm và thường hay dễ cáu giận trước mọi việc.
  • Không bao giờ chịu nhận sai và thường ngại nói lời xin lỗi.
  • Tư tưởng về chính kiến thể hiện một cách quá đà, vì thế người cố chấp thường luôn giữ chính kiến của bản thân bất kể là đúng hay sai.
  • Mù quáng, điều này thường hay gặp phải trong tình yêu và tình cảm gia đình. Những người cố chấp sẽ luôn tin tưởng, bảo vệ những người yêu thương mà không quan tâm rằng họ đúng hay sai. Họ hay bị tình cảm lấn át lý trí, tự lừa dối bản thân để trở thành một người cố chấp.
  • Họ có tính sĩ diện rất cao, có thể họ biết mình sai nhưng do sợ quê, sợ xấu hổ nên “sống chết” bảo vệ ý kiến của bản thân. Đó là lý do dẫn đến việc cãi cùn, cãi bất chấp mọi lý lẽ.
  • Thường có những định kiến quá mức và tiêu cực trước một sự việc hay vấn đề nào đó.

Có nên cố chấp trong tình yêu?

Qua khái niệm “Cố chấp là gì?” ở bên trên, chắc chắn các bạn có thể thấy rằng trong cuộc sống mình đã gặp phải rất nhiều lần, nhất là trong tình yêu. Vậy có nên cố chấp trong tình yêu không?

Cố chấp trong tình yêu khiến cho mối tình đi vào bế tắc

Cố chấp trong tình yêu khiến cho mối tình đi vào bế tắc

Cố chấp trong tình yêu sẽ đẩy mọi việc đi quá xa khi cả 2 xảy ra cãi vã với nhau. Không ai chịu bày tỏ ra suy nghĩ, cảm xúc của mình với đối phương nên dẫn đến sự hiểu nhầm ngày càng lớn và vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Điều đó khiến cho cả 2 cảm thấy khó chịu về đối phương và tình cảm bị rạn nứt.

Trong rất nhiều trường hợp, 2 người còn có những hành động và lời nói xúc phạm đến đối phương và những người mình yêu thương. Trong khi đó, những vấn đề rất nhỏ và không đáng để cho chúng ta phải bận tâm nhiều.

Sự cố chấp còn khiến cho tình cảm của cả 2 người bị phai nhạt, cảm thấy chán ghét đối phương. Từ việc cố chấp dẫn đến họ không hiểu được nhau và có những lời lẽ xúc phạm cùng hành vi gây ấm ức cho đối phương. Từ đó, dẫn đến có những suy nghĩ lệch lạc theo xu hướng là người ấy không phù hợp với mình nữa, đó là một sự lựa chọn sai lầm, đáng tiếc và dẫn đến chia tay.

Tình yêu cũng có lúc gặp phải những khó khăn, thử thách hay việc gặp phải những lời nói không mấy dễ chịu từ đối phương. Do đó, các bạn sẽ cảm thấy stress, uể oải bởi những vấn đề mà đối phương đang nhắc đi nhắc lại, nhưng điều đó bạn làm lại không hề sai, hơn nữa cũng không muốn lý giải nguyên nhân.

Đó chính là sự cố chấp của bạn mà trong tình yêu hay hôn nhân thì không nên có điều này. Bởi đây chính là lý do khiến cho cuộc tình của bạn đi vào ngõ cụt và không có cách nào để cứu vãn nữa.

Xem thêm: Vô tâm là gì? 5 biểu hiện của người vô tâm trong tình yêu

Phân biệt giữa cố chấp và bảo thủ

Từ những thông tin giải thích cố chấp là gì ở bên trên, có nhiều người nhầm lẫn nó với bảo thủ. Tuy nhiên, cố chấp và bảo thủ lại là 2 khái niệm khác nhau. Hãy cùng tìm phân biệt 2 tính cách này qua những thông tin dưới đây.

Bảo thủ là gì?

Trước tiên, các bạn cần phải hiểu được bảo thủ là gì? Bảo thủ chính là việc ai đó duy trì cái cũ đã có sẵn mà không chịu thay đổi, không chịu đổi mới. Do vậy, những người bảo thủ thường sẽ tỏ ra khá e dè trước những cái mới. Họ ưa chuộng những thứ quen thuộc, đã và đang hoạt động tốt hơn là những điều mới  mẻ và chưa có nhiều kiểm chứng.

Bảo thủ cũng là một tính cách xấu thường hay gặp trong cuộc sống

Bảo thủ cũng là một tính cách xấu thường hay gặp trong cuộc sống

Tuy nhiên, khác với sự cố chấp chỉ mang tính tiêu cực thì bảo thủ vẫn có những khía cạnh tốt trong đời sống. Có thể kể đến như:

  • Giữ gìn văn hóa, nghệ thuật cổ điển như chèo, tuồng, cải lương,…
  • Bảo tồn những công trình văn hóa được xây dựng từ lâu đời.
  • Duy trì được phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
  • Phát triển các tôn giáo.

Biểu hiện thường thấy ở người bảo thủ là:

  • Thường xuyên hoài nghi và tránh né những lối sống, cách làm mới mẻ.
  • Phản đối những lối sống thoáng, hiện đại như đi bar, mặc đồ hở (ở nữ), đi chơi qua đêm, hẹn hò qua mạng,…
  • Có tư tưởng phong kiến như trọng nam khinh nữ, phải đẻ con trai,…
  • Mê tín nên thường xuyên có tâm lý sợ xui hay kiêng kỵ khắt khe, khiến cho cuộc sống bản thân kham khổ, bất tiện.

Sự khác biệt của cố chấp và bảo thủ

Cố chấp Bảo thủ
– Tiêu cực –  Khá tiêu cực nhưng vẫn có mặt tốt
–  Người cố chấp luôn một mực làm theo hay áp đặt chính kiến của mình lên người khác, bất chấp điều đó là đúng hay sai –  Luôn ưa chuộng những điều đã quen thuộc và e dè trước những điều mới mẻ. Ngoài ra, bảo thủ cũng vẫn thể hiện được nhiều mặt tốt trong việc duy trì văn hóa, phong tục dân tộc.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ được cố chấp là gì? Biểu hiện của những người cố chấp như nào? Từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình để sống tốt hơn và được bạn bè, người thân xung quanh yêu quý.

Xem thêm: Bảo thủ là gì? Dấu hiệu nhận biết người bảo thủ hiện nay

Bài viết liên quan